Mục Lục
Lời Nói Đầu
Phần 01 đến Phần 06
Phần 07 đến Phần 16
Phần 17 đến Phần 26
Phần 27 đến Phần 36
Phần 37 đến Phần 44
Phần 45 đến Phần 50
Phần 51 đến Phần 57
Phần 58 đến Phần 62
58- Hư minh tự chiếu, bất lao tâm lực
59- Phi tư lượng xứ, thức tình nan trắc
60- Chân như pháp giới, vô tha vô tự
61- Yếu cấp tương ưng, duy ngôn bất nhị
62- Bất nhị giai đồng, vô bất bao dung
Phần 63 đến Phần 69
Phần 70 đến Phần 73
.
GIẢNG GIẢI
TÍN TÂM MINH TỊCH NGHĨA GIẢI
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn Tự
58. HƯ MINH TỰ CHIẾU, BẤT LAO TÂM LỰC

Dịch

Rỗng sáng tự chiếu soi, chẳng lao nhọc tâm lực.

Lời khai thị:
 

Đạo cần mỗi ngày một bớt, như bữa nay 100, ngày mai còn 99, ngày mốt còn 98, phải giảm lần lần. Tham thiền là cây chổi tự động quét bớt, không còn cái gì để quét thì quăng luôn cái chổi nữa, cái đó là hành đạo. 

Học bên giáo môn thì khác, mỗi ngày lại thêm, nay học câu kinh này, mai học câu kinh khác. Một tháng, hai, ba tháng học một cuốn kinh, học cuốn kinh này hết đến cuốn kinh khác, thì phải từ ngày học thêm. Tham thiền mỗi ngày bớt tri kiến, bớt đến như bông trên cây rơi xuống, chấp trước tiêu mất. 

Học cần mỗi ngày một thêm, thêm đến đầy bụng tức ngực, bỗng nhiên thêm và bớt đều quên hết. Tới lúc đó buông tay về đây học tham thiền. 

Diện không bích (ngó vào vách) là cách giáo hóa của Tổ Đạt Ma. Chứ không phải bảo mình đối diện với vách tường mà ngồi như chết. Tham thiền là ôm chặt câu thoại đầu khởi lên nghi tình, ngày đêm không mất tức là hướng vào không bích. 

Không là trống rỗng, như không tướng của Bát Nhã Tâm Kinh. Không chấp thật có gọi là không tướng, không chấp thật không gọi là không tướng, không chấp thật chơn gọi là không tướng, không chấp thật giả gọi là không tướng, tức là không chấp gì cả gọi là không tướng. Tối ngày sáng đêm giữ nghi tình, không có tướng gì gọi là không bích.

Nam Tuyền tục gia họ Vương gọi là Vương Lão Sư là đệ tử của Mã Tổ. Mã Tổ là Thiền sư xuất sắc gọi là đại cơ đại dụng, độ được 139 người kiến tánh; từ xưa đến nay chỉ có Mã Tổ được như vậy.

Nam Tuyền làm hành đường lấy cơm cho đại chúng ăn.

Mã Tổ hỏi: Trong thùng cơm có gì vậy?

Nam Tuyền đáp: Bịt miệng con chó lại!

Cùng tham học với nhau, người nào cũng sợ Nam Tuyền trả lời một câu rất xuất sắc. Mặc dù đối với thầy mình, nhưng trong Thiền tông có câu: “Đương cơ bất nhượng”. Lúc đương cơ chẳng nhường, pháp là pháp, chẳng có nhân tình.

Thủ đoạn của Nam Tuyền, người ta rất sợ, nhưng trong tâm rất nhớ.

Tham thiền thì không có ghi nhớ, ghi nhớ là chướng ngại. Rỗng sáng tự chiếu soi là cái dụng tự động của Tự tánh, chẳng phải do tâm lực. Ghi nhớ là bộ óc, không được rỗng sáng chiếu soi. Nghi tình của tham thiền quét sạch tất cả ghi nhớ. Vậy thì ghi nhớ đâu còn.
Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: "Rỗng sáng tự chiếu soi, chẳng lao nhọc tâm lực”. Người nghĩa giải cho rằng: Tự tánh thanh tịnh khắp nơi, ở trong đó không dung nạp vật khác thì gọi là hư. Hạt châu tự hiện ra ánh sáng chiếu soi gọi là minh; đã hư mà minh, như cái gương, vật gì đến sẽ thấy, nó sẽ chiếu. Người lớn lại thì hiện hình người lớn, con nít lại thì hiện hình con nít, người nam lại thì hiện hình người nam, người nữ đến thì hiện hình người nữ. Cái gương không muốn hiện hình ai hết, ai đến thì nó hiện gọi là tự chiếu. Công dụng tự chiếu không cho lời nói. Ở đây nếu có mảy may tâm lực thì không gọi là hư minh tự chiếu.

Như trên rất có lý, nhưng ngài Trung Phong còn phủ nhận.

Tịch nghĩa giải:

Dẫn dụ rất là đúng lý, vậy ông thấy hư không chẳng tướng mạo chăng? Ai cũng thấy thấy hư không chẳng tướng mạo, mà có người nào nghe hư không nói: “Ta chẳng tướng mạo” không? Giả sử hư không nói: “Ta chẳng tướng mạo” thì hư không đó chẳng phải hư không. Vậy Tổ sư biết thí dụ này, cũng không phải là Tổ sư.
 Cũng như xe tứ mã chạy nhanh nhất đuổi theo không kịp. Tức là dù có nói cao siêu, ở đây cũng là sai lầm. Vì sao? Vì Tự tánh mình phải tự ngộ. Muốn tự ngộ thì phải tự tham. Tham đến ngày nghi tình bùng nổ, thì như người uống nước nóng lạnh tự biết. Nếu theo lời Phật, Tổ để giải thích đều là vô dụng.

Kệ kết thúc:

Con dấu vàng rồng tâm ấn tâm,
Cần phải chư Tổ truyền thọ nhau.
Lén lút lượm được cũng vô dụng,
Đâu thể bắt chước nói diệu hiền.

(Tất cả chỗ từ vua đến quan, rồi đến những cơ sở thương mại, đều có con dấu riêng của mình, dùng để đóng dấu để biểu thị cho người khác, giá trị của mình. Nếu của người khác mặc dù làm bằng vàng, như con dấu của quan, mình lượm được không phải con dấu đúng tư cách của mình, mà đem ra dùng thì không được, có thể bị ở tù. 

Nghĩa là mình phải tự ngộ mới là của mình. Nếu mình lượm lời nói của Phật, lời nói của Tổ đều vô dụng. Giống như lượm được con dấu của quan, khác chi cây kim vá áo không có lỗ, chẳng có tác dụng gì. Cho nên, chư Phật chư Tổ muốn mình tự tham tự ngộ mới là của mình, còn ngộ trên lời nói của Phật, Tổ là của người khác thì không được).

59. PHI TƯ LƯỢNG XỨ, THỨC TÌNH NAN TRẮC

Dịch

Chỗ lìa suy nghĩ, tình thức khó lường.

Lời khai thị:
 

Bột trắng trong tuyết dễ phân, thức tức duy tâm. Mực đen trong than khó biện biệt, duy tâm tức là thức (bình thường người ta nói tâm thức hay tâm ý thức. Ở trong Duy Thức gồm có 8 thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, năm thức này gọi là tiền ngũ thức. Thức thứ 6 là ý thức. Thức thứ 7 là mạt na thức. Thức thứ tám gọi là a lại da thức. Thường gọi thức thứ 6 là thức. Thức thứ 7 là ý. Thức thứ 8 là tâm.

Tất cả 8 thứ thức đều bao gồm thức thứ 8, gọi là tạng thức. Tâm nghĩa rộng, thức thứ 6 thức thứ 7 thứ thứ 8 đều là tâm. Thức nghĩa hẹp, thường gọi là lục thức. Thức thứ 6 có phân biệt tốt xấu. Thức thứ 8 không có phân biệt. Cho nên, nói thức không phải tâm, nói tâm không phải thức. Nhưng thức cũng bao gồm ở trong tâm. 
Như  Thần Tú có bài kệ:

Thân như cây bồ đề,
Tâm như đài gương sáng.
Hàng ngày phải lau chùi,
Chớ để dính bụi trần.

Bài kệ này còn phân biệt của thức thứ 6). 

Dưới ánh mặt trời xem trắng đen, trước đài gương sáng hiện xấu đẹp (nếu có trắng đen, tốt xấu thì còn phân biệt lọt vào thức thứ 6). Lời nói như thế, giống như lời giảng Duy Thức Luận của Pháp sư, trước mặt Nạp Tăng làm sao hiển lộ tin tức thật? (Theo Thiền môn quét hết, thì chẳng phải tâm, chẳng phải thức; nếu quét trống bao nhiêu hiện ra cái dụng tự động của Tự tánh bấy nhiêu).

Chẳng phải tâm, chẳng phải thức, ban đêm chó sủa thôn Hoa, mùa xuân oanh hót bờ liễu (những việc đó là lẽ tự nhiên, không có gì lạ!), cá kình hút cạn sóng đáy biển (sự thật nước biển làm sao hút hết được?), con rồng chạy vào vô sanh quốc (vô sanh quốc là biệt danh của Tự tánh, tức là không sanh không diệt). 

Khiến cho Đại Phạm Vương giựt mình thức dậy, thẳng lên đỉnh trời sắc cứu cánh, tát cho hư không một bạt tai, rải xuống long châu trăm ngàn hột, tia sáng lấp lánh rọi áo đẹp. 
(Tất cả cái này hình dung đều không có thật, nên đều quét sạch. Nếu hư không là thật, làm sao đánh hư không một bạt tai được? Hư không còn không phải thật, vậy còn cái gì là thật nữa! Tất cả đều là cái dụng của Tự tánh mà hiện ra. Cho nên, không phải thật thì không cho bộ óc suy nghĩ hay thức phân biệt đoán ra được).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: "Chỗ lìa suy nghĩ, tình thức khó lường”. Người nghĩa giải cho rằng: Thức là thức của nhà tâm, tâm là tâm của nhà thức, hai thứ này như nước với sữa khó phân biệt. Phải biết, thức là nước, tâm là sữa trong nước; nên Giáo môn nói: “ Vua ngỗng chọn sữa, đâu đồng loài vịt”. Trong nước đều có sữa, chỉ có vua ngỗng mới biết phân biệt, ngoài ra các thứ thủy tộc khác đều chẳng biết. Việc này dụ cho trong tất cả đều có chân tâm, chỉ có Phật, Tổ mới rõ.

Cái giác chiếu soi của linh tri gọi là tâm, những suy tư, ghi nhớ, thủ xả, phân biệt… gọi là thức. Thức có tám thứ: Mỗi căn của lục căn đều có một thức. Thức thứ bảy gọi là mạt na, thức thứ tám gọi là a lại da, cũng gọi là Như Lai Tạng, bảy thức trước là nhánh lá, thức thứ tám là căn bản. 
Trong kinh nói: “Lúc đầu thai thì đến trước, lúc chết thì đi sau, ngộ là Như Lai Tạng, mê là a lại da”. Thức này nơi mê thì gìn giữ tất cả nghiệp thiện ác vô ký, xả thân thọ thân từ vô lượng kiếp; nơi ngộ thì giữ gìn tất cả hạt giống Bồ Đề, giải thoát, trí huệ từ lúc vô thủy. Thức này từ mê vào ngộ. Chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí, đổi tên mà chẳng đổi thể.

(Tức là cái gương tròn, nếu cái gương không tròn thì cái dụng bị hạn chế, bên đây chiếu được, bên kia chiếu không được. Cái gương tròn thì cái dụng chiếu khắp mười phương, hình nào đến thì hiện hình đó, tự nhiên tự động chiếu soi. Đại Viên Cảnh Trí là biệt danh của tự tánh thì cái dụng vô lượng vô biên không hạn chế. Còn a lại da thức thì cái dụng bị hạn chế).

Hiện nay ở trong tứ đại, ngũ uẩn, các pháp thánh phàm, ghi nhớ rõ ràng, tác dụng phân biệt, cho đến kiến văn giác tri, tam giới rộn ràng, vạn pháp thăng trầm, mỗi niệm khởi diệt, đều nương nơi thức này mà sanh. Cho nên nói “Vạn pháp duy thức”. Khuê Phong nói: “Pháp sanh vốn không, tất cả do duy thức”. 

(Phật nói các pháp là vô thỉ, vô thỉ là không có sự bắt đầu, không có sự bắt đầu là vô sanh, thì tất cả vạn pháp là không có sanh; do thức phân biệt có cảm giác sai lầm, nên có sanh diệt; như do cái thân xoay mới thấy căn nhà xoay. Thân ngưng xoay rồi, thì thấy căn nhà ngưng xoay. Thân này ví dụ cho thức; thức hoạt động nên thấy có phân biệt.
 Căn nhà xoay và căn nhà ngưng xoay đều do cảm giác phân biệt sai lầm sanh ra. Căn nhà vốn không có xoay và không có ngưng xoay, đều do thức biến hiện gọi là tất cả do thức. Như căn nhà xoay thì thấy sanh, căn nhà ngưng xoay thì thấy diệt. Căn nhà có xoay hồi nào, mà nói xoay và ngưng xoay! Pháp sanh vốn không là không có sanh. Như căn nhà không có xoay, tất cả đều do thức biến hiện có cảm giác sai lầm vậy).

Học giả ngày nay, chẳng thể đem mạng căn một dao cắt đứt, đi khắp tòng lâm, chỉ biết đem cái thông minh của mình dùng để dẫn thể tình thức, ôm những huyền giải ghi nhớ trong lòng, gặp duyên mống khởi, chẳng biết huyền giải này là thuộc về “tình thức y không”, lại chấp cho là khai ngộ. 

Hoặc lầm nhận cái cảm giác linh động rõ ràng trước mắt này, biện luận thao thao cho là tự kỷ. Giống như kinh Lăng Nghiêm nói: “Bỏ trăm ngàn biển lớn, chỉ nhận một bọt cho là nước cả biển”. 

(Chúng sanh cũng vậy, chỉ chấp cái thân này là thật; không biết cái thân này là một bọt nước của biển. Bọt nước đó sanh rồi diệt, sanh cũng từ nước biển mà sanh, diệt cũng trở về nước biển. Chỉ là một bọt nước biển, nhưng ai cũng chấp thân này là thật, cho bọt nước là cả nước biển, ấy là sai lầm).

Kinh Viên Giác nói: “Tất cả đều là tập khí vọng tưởng phan duyên lục trần, chẳng phải tâm thể chân thật”. Hòa thượng Trường Sa nói: “Những người học đạo chẳng biết chơn, chỉ vì xưa nay nhận thức thần”.

(Tức là người học đạo Phật, không biết chơn tâm của mình. Chỉ vì trước đây nhận thức thần, thức thần người thế gian cho là linh hồn. Linh hồn không phải Tự Tánh, Tự Tánh không có biến đổi. Linh hồn luôn biến đổi, cũng như con nít có linh hồn con nít, người lớn có linh hồn người lớn, người già có linh hồn người già, tất cả đều biến đổi. 

Nhưng người học đạo Phật chưa được kiến tánh chỉ biết nhận thức thần cho là của mình, là sai lầm. Cứ chấp chặt linh hồn phải bị sanh tử luân hồi, mà người ngu si gọi nó là bổn lai của mình).

Vĩnh Gia nói: “Tổn pháp tài, diệt công đức, tất cả đều do tâm ý thức”… (Pháp tài là gì? Pháp tài là cái dụng vô lượng vô biên của Tự tánh. Tài sản của người thế gian là tiền bạc, gia tài…. tài của Tự tánh là pháp tài. Pháp tài gồm có hư không pháp giới, biến hiện gì cũng được, khỏi cần qua tác ý của bộ óc mà dùng được. Công đức của Tự tánh cũng vậy, là cái dụng của Tự tánh tự động, chẳng phải công đức của người thế gian; cũng như nói tụng kinh có công đức, đó là không phải.

Pháp tài và công đức là cái dụng tự động của Tự tánh, không bị hạn chế, dụng vô lượng vô biên. Nhưng mình bị tổn bị diệt là do ý thức chấp thật che lấp, làm cho pháp tài công đức của Tự tánh không hiện ra được. Nếu tham thiền triệt ngộ thì năng lực của mình không kém hơn Phật, Tổ, tức là bằng với tất cả chư Phật. Người không tin thì không tham thiền nên không có ngộ).

Chư Phật chư Tổ đã có chỉ bày rõ ràng, mà trong mạt pháp bệnh này càng ngày càng nhiều thêm! (Theo Phật pháp có chia: Chánh pháp có 1000 năm, tượng pháp có 1000 năm, mạt pháp có 10000 năm, hiện nay là thời kỳ mạt pháp, ở trong thời kỳ này, bệnh chấp thật của chúng sanh càng nhiều, bị bệnh này làm cho mình không có chí học đạo chân chính. Căn bản không chánh thì quả phải co khúc. Nếu tham thiền giải thoát sanh tử, phải có chí hướng cương quyết mới được, thì cái khổ sanh tử không còn.

Giải thoát cái khổ sanh tử không được lấy thức tình phân biệt để giải thích. Chánh nghi chỉ cho tâm nghi, lấy tâm đi tìm hiểu gọi là hồ nghi không được ngộ đạo. Quyết chỉ ôm chặt câu thoại đầu, khởi lên nghi tình miên mật đến lúc bùng vỡ. Chứ không đem tâm đi tìm hiểu. Tại sao không được kiến tánh? Tại vì một niệm đầu tiên muốn hiểu thiền, hiểu đạo, hiểu pháp, mới thành bệnh này.

Thức này như núi thiết vi rộng lớn, bao vây họ từ vô thỉ, cũng như thiên binh vạn mã ngày đêm ở trước cửa lục căn, rình sơ hở của họ. Nếu không đủ chí quyết định liễu sanh tử, thì đâu cũng vào đó.

(Nếu tham thiền ngày đêm không gián đoạn, thì tình thức thiên quân vạn mã không thể làm hại được; nhưng có giây phút gián đoạn thì nó đi vào, sanh tử ở chỗ này sanh khởi. Cho nên, mình phải có chí liễu thoát sanh tử, quyết tử thì tự nhiên sẽ được kiến tánh, đi tới đâu đều được hết).

Tổ sư làm bài Tín Tâm Minh này, là mở rộng cửa thiền cho kẻ hậu học thoát bỏ tình thức, chỉ tin tự tâm, cất bước liền vào. Nếu tình thức của học giả còn mảy may chưa sạch, đọc bài minh này trở thành thuốc độc. Sự lợi hại như thế! (Lời của Tổ muốn mình ngộ, chứ không phải muốn mình hiểu).

Nên 2 câu đầu nói: “Chí Đạo vô nan, duy hiềm giản trạch”. Chỉ 2 câu này, đem tâm với thức phân giải rõ ràng. Vì sao? Nói “Chí Đạo vô nan” tức là chỉ chân tâm; “Duy hiềm giản trạch” tức là tình thức, kẻ tình thức chưa quên, thấy người nói lời này, bèn nói: “Tôi chẳng lựa chọn”. Đâu biết  chỉ cái “chẳng lựa chọn” này đã theo tình thức rồi, huống là kẻ chấp có, gặp cảnh sanh tình ư! (“chẳng lựa chọn” thì đã lựa chọn rồi, đã lấy tình thức giải thích thì lọt vào tứ cú, lựa chọn là cú thứ nhất, không lựa chọn là cú thứ nhì,…).

Nên ý bài Minh này từ đầu đến cuối, nói đi nói lại chẳng rời Bản tâm, chẳng qua vì giúp người học biện rõ tâm với thức mà thôi. Cho nên nói: “Phi tư lượng xứ, thức tình nan trắc”. (“Phi tư lượng xứ, thức tình nan trắc” và“ Chí Đạo vô nan, duy hiềm giản trạch” ý giống nhau. Ý Tam Tổ muốn cho người học phân biệt được tâm và thức, cho nên nói: “Phi tư lượng xứ, thức tình nan trắc”).

Tịch nghĩa giải:
 

Theo lời nói “duy hiềm giản trạch”, nay lại ở trong pháp một tâm, chỉ ra tình và thức, ấy là lựa chọn hay chẳng lựa chọn? Nhưng tình và thức với một tâm quả là khác hay đồng ư! Người chân thật học đạo, ở đây nếu chẳng thể xác định, mà muốn thấy ý chỉ Tín Tâm Minh của Tổ sư, chẳng phải còn xa xôi ư!

(Vậy, ở trong một tâm làm sao có chia lựa chọn hay chẳng lựa chọn, chia ra khác nhau hay không khác nhau, mà muốn phân biệt tâm với thức thì đã sai lầm rồi, tức là có khác nhau là hai. Tự tánh không có khác biệt, không có hai. Vậy nói lý cao siêu cũng vô dụng, không phải là Tự tánh. Tự tánh là do tự mình tham, tự ngộ).

Kệ kết thúc:

Chỗ lìa suy nghĩ rất khó lường,
Môn đồ học Phật đều nên rõ.
Ngay đó chẳng thiếu vật gì?
Thông minh lanh lợi lại bị lừa.

(Chỗ suy nghĩ không thể đến, thì ý thức không thể đoán ra được. 2 câu này, người học Phật pháp thâm sâu đều phải biết. Vậy đến chỗ này chẳng biết cái gì? Nếu theo lời của Phật, Tổ sanh ra tình giải, giải thích đạo lý cao siêu, cũng như mình mở mắt thấy rõ ràng, mà bị người ta gạt không hay; nói thiếu là như vậy đó! Cho nên, phải ôm chặt câu thoại đầu, khởi nghi tình miên mật, cho đến kiến tánh thì không còn thiếu và không bị gạt).

60. CHÂN NHƯ PHÁP GIỚI, VÔ THA VÔ TỰ

Dịch

Chân như pháp giới, chẳng người chẳng mình.

Lời nghĩa giải:

Sư Khoáng không lỗ tai (Sư Khoáng là nhà âm nhạc rất hay, có thần hóa không do nhĩ thức phân biệt, rất hay không có ai bằng được), chí thần (Tự tánh) không bản thể (nếu có thể thì có hạn chế, không đến cực điểm được của cái dụng Tự tánh), nguồn linh vô đáy (cũng là cái dụng của Tự tánh, không có bản thể, cái dụng vô lượng vô biên. “Không lỗ tai, không bản thể, không có đáy” thí dụ cho Tự tánh).

Đạt Ma truyền tủy đâu thể được! Xưa kia ở chung chẳng biết tên, hôm nay gặp nhau chẳng phải ngươi (đã không có bản thể thì lấy cái gì để truyền? Như Tổ Đạt Ma nói “ông được cái tủy của ta”. Tự tánh của mình từ xưa tới giờ, chưa rời khỏi thân mình một chút, mình đi đâu nó theo đó, mà mình không biết nó là ai? Không biết tên gì? Miễn cưỡng đặt cho nó là Phật tánh, Như lai, Thật tướng, Pháp thân… đều là giả danh. Cho nên, ở đây nói ở chung chẳng biết tên? Không biết nó là ai? Mà ngày nay nói là mày, nếu có mày thì có ta. Tự tánh làm sao có ta và có mày?).

Bóng trăng đẹp mà xuống nước chẳng chìm, gió lạnh lẽo mà sáu cửa tự mở (như mặt trăng ở trên trời rọi xuống sông, ao, hồ… thấy mặt trăng ở trong nước, chứ không phải mặt trăng chìm ở dưới nước. Sáu cửa mở là hình dung cho lục căn, cái dùng tự nó mở, không phải do sự tác ý, tác ý là do vọng tâm, không phải dụng của chân tâm, dụng của chân tâm tự động không qua tác ý).

Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, dây dưa mục quấn kiếp không; gió chẳng động, phướn chẳng động”, Huệ Năng đắc chí nơi phòng giã gạo (nói là tâm chẳng phải tâm, nói là Phật chẳng phải Phật. Chư Phật dùng phương tiện, phương tiện cũng là dây trói buộc; nói trước kia chưa có trời đất làm sao chứng tỏ được?

 Như Lục Tổ nói: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, mà tâm của các ông động”. Nếu chấp thật “Tâm của ông động” là sai lầm. Ở đây nói chẳng phải tâm, làm sao chấp tâm là thật? Nếu chấp tâm là thật thì cũng là bệnh chấp thật. Lời của Tổ là phương tiện lúc đó thôi. Mục đích phá tâm chấp thật của mình, như phá tâm chấp gió động, phướn động, nên Lục Tổ dùng tâm phá chấp của 2 người. Lời lục Tổ nói như cái xác xương khô, nên không được chấp thật).

Linh chiếu rõ ràng ta chẳng biết,
Mây trăng khe núi tự quen nhau.

(Tự tánh của mình chiếu rõ ràng, nhưng mà ta không biết. Mây ở trên trời, mặt trăng ở trên trời, dưới đất có sông có núi; mây không biết trăng, trăng cũng không biết mây; sông cũng không biết núi, núi cũng không biết sông. Mây tự biết mây, trăng tự biết trăng, sông núi cũng vậy, tuy không biết nhau, nhưng nó tự biết. 
C
òn mình tự biết được không? Không được. Mình không biết mình là cái gì? Bây giờ có mắt thấy tai nghe, đều thấy nghe ở ngoài. Tự mình là cái gì mà mình không biết! Không biết mình là cái gì thì sao làm chủ mình được? Không làm chủ thì không được tự do tự tại.

Cho nên, chư Phật chư Tổ dạy cách tham thiền, muốn mình ôm chặt câu thoại đầu cho đến khi ngộ. Lúc ngộ mới biết mình là cái gì, gọi là thành Phật, được tự do tự tại, giải thoát tất cả khổ. Dù mình thấy ở ngoài rõ ràng, nhưng không có liên quan đến tâm mình).

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: “Chân như pháp giới, chẳng người chẳng mình”. Người nghĩa giải cho rằng: Chơn như pháp giới là tổng danh của một tâm. Ngoài tâm chẳng pháp thì đâu có tên gọi tự tha? Không những tự tha chẳng lập, cho đến núi sông, đất đai, hữu tình, vô tình đều chẳng thể đắc lại thành có. 

Dù nói chẳng thể đắc mà có, cũng chẳng ngại an lập tự tha. Vì sao? Chân như pháp giới dụ cho vàng, vật tượng tự tha dụ cho bông tai, cà rá, dây chuyền… phải biết vàng là thật thể, các đồ trang sức là quyền danh (tên gọi tạm). Thật chiều theo quyền thì vật tượng tự tha chẳng ngại an lập, dung quyền về thật thì chỉ thấy chí thể của nhất chân pháp giới. 
Vậy, giả danh các thứ trang sức chẳng cần trừ mà tự mất rồi. Kẻ mê muội chẳng thông đạt ý chỉ viên dung của Tổ sư, cho là đoạn diệt, đọa nơi rỗng không, lập cái thuyết “vô tha vô tự”, ở đây cần phải biện bạch cho rõ.

Giải như ở trên cho là đúng, nhưng ngài Trung Phong không chấp nhận, nên mới phủ định.

Tịch nghĩa giải:

Biện thì cứ biện, như trong chân như pháp giới còn dung nạp được lời biện bạch này chăng? 
(Nếu còn dung nạp cái biện bạch này thì không phải là Tự tánh, không phải chân như pháp giới. Cho nên, dù giải nghĩa lý cao siêu, nhưng chưa được, không phải chơn như pháp giới (Tự tánh). Vì Tự tánh không phải do lời giải nghĩa được, phải do mình tham thiền tự ngộ).

Kệ kết thúc:

Trong chẳng tự kỷ, ngoài chẳng tha,
Cả gan nuốt trọn trái bí kia.
Thẳng tay tặng người chẳng nhận,
Rải cát quăng bùn vẫn y xưa.
(Ở trong chẳng có tự kỷ, ở ngoài chẳng có người khác, cũng như nguyên trái bí vậy, chứ ở ngoài không có cái khác. Như đoạn thứ 2 nói rất có lý; nhưng nói như vậy, người ta không hiểu được. Tự tánh là gì? Chân như pháp giới là gì? 

Đừng có nói Tự tánh vô hình vô tướng, nói không được, diễn tả không được; còn chén cơm có hình có tướng, ăn thì no. Nếu chỉ lấy lời nói diễn tả trong cơm có bao nhiêu chất bổ… đều diễn tả hết, nhưng cũng không no, chỉ là cái lý chứ không phải thật ăn cơm; thật ăn cơm khỏi cần giải thích chất bổ trong cơm, chỉ cần ăn cơm thì được no. 

Chén cơm có hình có tướng không thể lấy lời nói để thay thế, huống chi Tự tánh không có hình tướng, mà muốn người ta lấy lời nói để hiểu làm sao được? Muốn hiểu được chỉ có cách tham thiền, đề câu thoại đầu khởi lên nghi tình, tham đến chừng nào nghi tình bùng vỡ, thì Tự tánh hiện ra rõ ràng, giải quyết được khổ sanh tử luân hồi).

61. YẾU CẤP TƯƠNG ƯNG, DUY NGÔN BẤT NHỊ

Dịch

Muốn gấp tương ưng, chỉ nói bất nhị.

Lời khai thị:

Tự tánh dụ cho biển lớn, tâm dụ cho đất lớn; tất cả không ở ngoài tâm, không ở ngoài Tự tánh. Cũng như biển lớn không thấy bờ; như trời không thấy biên giới của trời. Dung nạp tất cả không gian, tức là 10 phương (đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc, đông, nam, tây, bắc, trên, dưới). 

Mười phương thế giới làm sao biết hết? Biên giới thông suốt tam thế (tam thế là quá khứ, hiện tại, vị lai). Tự tánh (Tâm địa) bao gồm không gian thời gian, không có cái nào ở ngoài không gian thời gian, thì tất cả vũ trụ vạn vật, không có cái nào ở ngoài tâm.

Trước nói “bất lạc”, sau nói “bất muội”, hồ ly đâu phải 2 con. Đây công án của Tổ Bá Trượng. Thiền sư Bá Trượng mỗi ngày lên hội thuyết pháp. Có một ông già nghe pháp; mỗi bữa thuyết pháp xong mọi người đi về, ông già cũng đi về. Có một bữa người ta đã về hết, nhưng ông già không về.

Bá Trượng hỏi ông: Ông có chuyện gì?

Ông già nói: Tôi không phải người là con hồ ly tinh (con chồn). Trước Phật Ca Diếp, tôi cũng ở núi này, làm trụ trì hoằng pháp. 
Có vị Tăng hỏi tôi: Người đại tu hành có lọt vào nhân quả hay không? 

Tôi trả lời: Không lọt vào nhân quả.

Cho nên bị đọa làm chồn 500 đời, đến bây giờ là đời thứ 500. Vậy xin Ngài thuyết pháp cho tôi được thoát khỏi thân chồn này.

Bá Trượng nói: Cứ hỏi đi.

Ông già hỏi: Người đại tu hành có lọt vào nhân quả hay không? 

Bá Trượng nói: Nhân quả rõ ràng.

Ông già nói: Tôi đã ngộ và thoát được thân chồn. Xin Ngài đem tôi chôn như một Tăng sĩ.

Bá Trượng chấp nhận và nói với đại chúng: Sau khi ăn cơm xong, xin đại chúng đưa đám tang của một vị Tăng. Các người ở trong chùa nghe ngạc nhiên. Bá Trượng không nói gì, ăn cơm xong, Bá Trượng đi trước và các vị trong chùa đi sau, phía sau chùa có một cái hang, có một con chồn chết, theo lễ tang của Tăng sĩ mà chôn.

Vậy trả lời một chữ mà bị đọa 500 đời con chồn. Nói đến thuyết pháp không phải dễ đâu! Nếu Tôi (Duy Lực) nói sai cũng có tội. Phật pháp không phải để nói chơi!

Hôm qua nói “định”, hôm  nay nói  chẳng định”. Đây công án của Phật Thích Ca. Có một ngoại đạo hỏi Phật: Hôm qua Phật thuyết pháp gì?

Phật trả lời: Thuyết pháp định.
Ngoại đạo hỏi: Hôm nay thuyết pháp gì?
Phật trả lời: Thuyết pháp bất định.
Ngoại đạo hỏi: Tại sao hôm qua định, hôm nay bất định?
Phật trả lời: Phải, hôm qua thì định, hôm nay bất định.

Tại sao người ngoại đạo hỏi, mà Phật trả lời như thế? Phật nói trong kinh Kim Cang “không có pháp định mà Như Lai thuyết, vậy Phật pháp là pháp bất định”. 

Phật trả lời cho ngoại đạo như thế! Vậy ý của Phật ở chỗ nào, sao lại có mâu thuẫn? Nhưng hiểu thì không có mâu thuẫn, mà lại thiệt bất định. Nếu hôm qua bất định, hôm nay cũng bất định thì vĩnh viễn bất định, thì pháp đã định rồi, không gọi là bất định pháp.

Hôm qua định, hôm nay bất định, tức là muốn định là định, bất định là bất định, mới chân thật là bất định. Nếu vĩnh viễn bất định là định rồi; định cũng được, bất định cũng được, mới là bất định.

Người ta hỏi: Thế nào là Phật?

Động Sơn trả lời: Cục cứt khô.

Vậy cục cứt khô là Phật sao? Tổ sư kiến tánh triệt để! Đây là công án của Động Sơn.

Trong kinh Duy Ma Cật, Phật sai các đệ tử đi thăm Duy Ma Cật bệnh ở trong thành Tỳ Da Ly, ai cũng từ chối. Cuối cùng, Phật sai Văn Thù đi và đại chúng cùng theo sau.

Duy Ma Cật hỏi: Thế nào là nhập pháp môn bất nhị của Bồ tát?

Mỗi vị đều trình sở ngộ của mình, rồi đến ngài Văn Thù đáp: Theo ý tôi, nơi tất cả pháp vô ngôn vô thuyết, vô thị vô thức, lìa nơi vấn đáp, ấy là nhập pháp môn bất nhị.

Ngài Văn Thù hỏi rằng: Chúng tôi mỗi mỗi đã tự nói xong, nay đến lượt nhơn giả nói: Thế nào là nhập pháp môn bất nhị của Bồ tát?

Duy Ma Cật im lặng, Văn Thù tán thán rằng: Lành thay, lành thay! Cho đến chẳng có văn tự, lời nói mới là chân nhập pháp môn bất nhị.

Tất cả A la hán và Bồ tát đều biện tài không bằng Duy Ma Cật. Biện tài của Duy Ma Cật như cái dùi nhọn. Văn Thù xưa kia làm thầy 7 Phật, biện tài như kiếm bén. Chỉ có Văn Thù và Duy Ma Cật mới tương ưng với nhau.

Nhưng công án trên rất hay, đối với Thiền tông coi là những phương tiện bó buộc, không có ích cho sự giải thoát. Tại sao? Mặc dù nói có chí lý, nhưng Tổ Sư thiền quét hết chí lý. Chí lý đó làm sao có bia đá để ghi? Cũng như cái mộ có cái bia để ghi ngày sanh ngày chết. Chùa cũng có tấm bia để ghi lại người sáng lập, gọi là bia ký.

Tự tánh là chí lý đâu cần có bia để ghi! Chỉ cần tham thiền phát hiện Tự tánh gọi là kiến tánh thành Phật. Lời của Phật, Tổ, những công án tuy rất hay; nếu chấp thật chỉ là dây trói buộc, đối với mình vô ích. Cho nên Thiền tông có hai câu: 

Tiếng sóng ngàn sông chìm biển rộng,
Muôn núi hùng vĩ kém đỉnh cao.

Tán thán Thiền tông không có pháp môn nào bằng. Nên ngài Lai Quả nói: “Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai đều từ cửa Thiền tông này thành Phật; không có vị Phật nào không do tham thiền mà thành Phật” bây giờ chúng ta gặp được pháp môn tham thiền rồi, cứ ôm chặt câu thoại đầu quyết tử tham đến kiến tánh thì tự do tự tại. 

Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: "Muốn gấp tương ưng, chỉ nói bất nhị". Người nghĩa giải cho rằng: Tổ sư phí sức phân biệt, trước nói “chỉ chê lựa chọn”, kế nói “một cũng đừng giữ”, “muôn pháp cùng quán”, “muôn pháp nhất như”… đều là lý của hai chữ “chỉ nói”. Nhưng chư Phật và chúng sanh, bản thể bất nhị, nói “thành Phật” đã là lời thừa.

Bởi vì, Phật và chúng sanh không khác, vậy ai thành Phật? Trong kinh Viên Giác nói: “Tất cả chúng sanh đều chứng Viên Giác”. Kỳ thật, bản thể của mình không phải là Phật, không phải là chúng sanh. Vì phân biệt mới có Phật và chúng sanh. 

Vậy nói: “Muốn gấp tương ưng”, dường như thành hai đoạn. Nếu quả thật có cái lý tương ưng và bất tương ưng thì rõ ràng là hai rồi. Vì tương ưng là cú thứ nhất, bất tương ưng là cú thứ nhì, là tương đối. Nói “duy ngôn bất nhị” thì làm cho người ta không nghi cũng không được!

Như trên rất có lý, nhưng ngài Trung Phong còn phủ nhận.

Tịch nghĩa giải:

Chỉ e cái nghi này chẳng chân thật, chẳng vững chắc, thì cái nghi này sẽ có ngày tự bùng nổ. Nghi này nếu vỡ, thì nhị và bất nhị của tương ưng hay bất tương ưng đã thấu rõ trước cơ xảo, lãnh hội ngoài ngôn ngữ, mới biết ơn lớn của Tổ sư khó đáp đền.
Xưa Duy Ma Cật bảo chúng Bồ tát nói pháp môn bất nhị, mỗi mỗi nói xong, lại bị chúng Bồ tát hỏi ngược lại thì im lặng chẳng đáp. Lúc ấy Văn Thù tán thán rằng: “Chân nhập pháp môn bất nhị”. Vậy lời tán thán của Văn Thù sanh khởi từ chỗ nào? Nếu cho im lặng là pháp môn bất nhị, thì ngữ ngôn cũng có thể gọi là pháp môn bất nhị, cho đến đùa giỡn đều gọi là bất nhị, thì tại sao chỉ khen một mình Duy Ma Cật? 

Ở đây cần phải thấu rõ ý chỉ mũi kim đụng nhau đúng khớp của hai vị đại sĩ Văn Thù và Duy Ma Cật, thì lời nói tương ưng hay chẳng tương ưng trong một tiếng cười đã tẩy sạch rồi.

Nếu không đích thân thấy tông chỉ đó, nói có lý gì đều là hư vọng, đối với việc sanh tử không có liên quan gì. Muốn đích thân thấy tông chỉ của Văn Thù và Duy Ma Cật, chỉ có tham thiền đến kiến tánh mới thấy, ngoài ra không thể thấy được.

Kệ kết thúc:
 
Cửa thiền Tổ sư tuyệt chi ly,
Đá lửa, điện chớp vẫn chậm trì.
Muốn gấp tương ưng nói bất nhị,
Bà lão nhai cơm, mớm tiểu nhi.

(Tổ Sư thiền này quét sạch tất cả, cũng như Bát Nhã Tâm Kinh quét sạch từ phàm phu, Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa cho đến Phật thừa. Điện chớp của đá lửa rất nhanh, nhưng ở đây vẫn chậm trễ. Câu: “Muốn gấp tuơng ưng chỉ nói bất nhị”, giống như bà lão không có răng nhai cơm mà mớm con nít, thì chuyện này làm sao có! Cũng như tất cả lời nói của Phật, Tổ, dù giải nghĩa ra có lý cao siêu, đối với Thiền môn đều vô dụng. Thiền môn muốn mình kiến tánh thành Phật, thì phải đề câu thoại đầu, phát khởi nghi tình, ngày đêm miên mật, sẽ kiến tánh thành Phật).

62. BẤT NHỊ GIAI ĐỒNG, VÔ BẤT BAO DUNG

Dịch

Bất nhị chẳng phải đồng, nhị mới có bao gồm.

Lời khai thị:

Tổ Tổ tâm không, Phật Phật đạo đồng. Chư Tổ Thiền tông đều do tham thiền kiến tánh. Nghi tình là cái chổi tự động quét tất cả cho trống rỗng, gọi là kiến tánh thành Phật. Thiền tông là “tâm không cập đệ” tức là “ tâm không thi đậu”. 

Chư Phật cũng do tham thiền mà thành Phật. Cho nên, ngài Lai Quả nói: “Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai đều từ cửa Thiền tông mà thành Phật”. Tâm không cũng như các ngôi sao cùng hướng về ngôi sao bắc đẩu. Đạo đồng cũng như muôn dòng nước chảy về biển đông.

Hưng Hóa là Tổ thứ 2 tông Lâm Tế. Một hôm có người mời Tổ đi dự cúng dường ở trong làng, gặp mưa gió lớn, phải ẩn tránh trong miếu. Đây là công án của Tổ Hưng Hóa.

“Đạo ta nhất quán” là công án của Khổng Tử. Học trò của Khổng Tử là Trang tử, hỏi đạo với Khổng Tử. Khổng tử nói: “Đạo ta là nhất quán”. Trang Tử nghe ngộ liền, nói: “Dạ, phải”.

Học trò Trang Tử hỏi Trang Tử: Thế nào Khổng Tử nói Đạo ta nhất quán?

Trang Tử biết người ấy chưa ngộ, mới nói cửa thứ hai, rằng: Đạo của Khổng Tử chỉ có trung với thứ mà thôi.

Nói trung với thứ thì đã lọt vào hai, ba. Còn một phải tự ngộ, chứ nói không được. Đạo của Khổng Tử còn như vậy, huống chi Thiền môn muốn lấy lời nói làm sao được? Chỉ cần mình ngộ, nếu nói là không phải rồi. Đạo của Khổng Tử chỉ có Trang Tử ngộ, về sau không có ai ngộ nữa.

Cây phản của Đức Sơn có tiếng, Tuyết Phong đến hỏi đạo thì bị cây phản của Đức Sơn đánh liền ngộ đạo. Đức Sơn đêm nay không trả lời. Đây là công án của Đức Sơn (đã kể ở trên).

Sau đây là hình dung thủ đoạn của Tổ sư rất mãnh liệt. Bắt con cọp rất hung dữ. Muốn phân biệt con rồng hay con rắn. Như người chân thật tham thiền là con rồng, người tu lôi thôi là con rắn. Con mắt của Hải Thần chẳng phí chút sức đã biết hạng người nào là rồng hay rắn. 
Sức lực của Tổ làm nổ sấm sét, phủ mây mù, làm tiêu mất bao nhiêu gió của Long Vương. Tổ dùng mũi kim gọt sắt đè chìm đại địa, vắt sợi chỉ mành ra nước, làm ngập khắp cả hư không.

Còn nói lý do thì không có cán nắm, tức là không có lý để nói. Ở trên nói con sông không đáy, chỗ này nói con sông không đò để đưa. Như Tịnh Độ thì  có đò để mình qua sông, còn Thiền thì không đò để cho mình qua, phải tự mình qua.

Như vách sắt không cửa nẻo, nhưng mình phải tự qua. Tự tánh của mình lúc nào cũng theo mình ngồi, nằm, ngủ,… nhưng mình không biết Tự tánh; chỉ có tham thiền đến kiến tánh mới biết, muốn nhờ sức lực của ai cũng không được. Cho nên, không có ghe để chở, chỉ có tự mình đi. Tuy vách sắt không có cửa, nếu sức mạnh của mình tham đến mức đó thì sẽ qua được.
Lời nghĩa giải:

Tổ sư nói: "Bất nhị chẳng phải đồng, nhị mới có bao gồm". Hạng người hiểu theo văn tự cho rằng kinh Pháp Hoa nói: “Chỉ một sự thật này, ngoài ra đều chẳng chân”, còn nói: “Tất cả chư Phật chỉ một Phật thừa, chẳng hai, chẳng ba”. 
Nói một là Diệu tâm sáng tròn, thể lìa tu chứng, dọc gồm tam thế, ngang thấu mười phương; sắc không, sáng tối, lấy đó làm nguồn; thánh phàm, mê ngộ lấy đó làm gốc. Cho đến cùng khắp pháp giới, nếu thấy có mảy may chẳng do đó sanh khởi, đều là sở chấp của ngoại đạo. 
Cho nên nói: “Sum la và vạn tượng do một pháp ấn định” và lời “bất nhị giai đồng, vô bất bao dung” chẳng thể ở ngoài nghĩa này. Như trên rất có lý, nhưng ngài Trung Phong còn phủ nhận. 

Tịch nghĩa giải: 

Nói như thế, tất cả ngôn giáo đã ghi đầy đủ, đâu cần Tổ sư từ Tây Trúc sang! Phải biết, ngôn giáo như bức tranh họa của Triệu Sương, cao thấp xa gần, búp nở đậm nhạt, xem rất đẹp mắt, nhưng chẳng phải hoa thật vậy. 

Nếu chưa thể nơi gót chân một dao cắt đứt cuộn chỉ rối, thì đối với tông chỉ “bất nhị giai đồng” đâu thể chỉ miệng nói tai nghe mà đắc được ư!

Bây giờ nghe tôi (Duy Lực) giảng là tăng cường niềm tin để tham thiền, chứ không có giáo lý cao siêu có ích cho mình. Cũng như bánh xe xẹp không chạy được cần phải bơm, như mỗi tuần lễ giảng để khích lệ tu giải thoát, chứ không nhờ giáo lý cao siêu để giải thoát. 

Kệ kết thúc: 
 
Vàng ròng đúc thành trứng gà trống,
Đập nát y xưa vẫn còn nguyên.
Chẳng biết có gì bao trong đó,
Suốt đêm khuya sáng gọi càn khôn.

(Gà mái mới đẻ trứng, nhưng ở đây trứng gà trống lấy vàng đúc thành. Vậy làm sao đập bể nó? Đập bể thì không được, nó vẫn như cũ, chẳng biết trong đó bao cái gì? Nhưng ánh sáng chiếu khắp trời đất; cái này hình dung, Tự tánh mình thấy không được. 

Nhưng cái dụng Tự tánh khắp mười phương vũ trụ. Ý của ngài Trung Phong muốn mình đừng theo đuổi lời của Tổ; cũng như chấp lời thì nghịch ý, dù giải lý cao siêu hơn Phật đối với việc sanh tử chẳng có liên quan gì. 

Cho nên Phật thuyết pháp 49 năm, tự nói chẳng có nói một chữ. Tự tánh không có thể dùng lời nói để diễn tả, chỉ y theo thực hành của Phật dạy hay Tổ dạy, thì sẽ phát huy cái dụng khắp mười phương, nếu mình được ngộ).
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

chương i phật giáo thời hùng vương Chạm น ทานชาดก tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được chẠVitamin C có thể giúp giảm nguy cơ đột Lý giải những cái hắt hơi 無我 bao tử Vĩnh Phúc Lễ giỗ Tổ Khương Tăng Hội 赞观音文 Có phải cái chết đã nhẹ tựa lông Chùa Xuân ngá phận 隨佛祖 Hành thiền Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Đi tìm nơi an táng của thi hào Viêm xoang khó hiểu nếu chưa biết 願力的故事 Vì sao thai phụ nên hấp thu đủ axit Văn tức Chiếc xe chở Hòa thượng Thích Quảng Vì sao ngày càng có nhiều người mắc ung vac Vì sao nên kiểm tra huyết áp vào buổi Bệnh Mẹ ơi Vui chơi ngoài trời tốt cho thị lực Vi khuẩn vùng miệng tiết lộ nguy cơ ung nguoi thay dau tien Chùa niệm phật vi nam dien vien lu luong vy dong vai duc phat thich Tuyệt ngon món đồ uống từ sấu bao sÃƒÆ Tưởng niệm Thánh tử đạo Thích nữ trở thượng đăng trÃ Æ Tức TÃ Æ âu cáo Tư liệu đặc biệt về quê ngoại nhà