00 Mục Lục 
01 Lời đầu sách của HT Thanh Từ
02 Đề Tựa của Tỳ Kheo Huệ Nguyên (1763)
03 Hành Trạng Thượng Sĩ
04 Đối Cơ (trả Lời Người Hỏi)
05 Tụng Cổ
06-1 Bài ca Tâm Phật 
06-2 Bài ngâm phóng cuồng, Sống chết nhàn mà thôi
06-3 Phàm Thánh không hai, Mê ngộ không khác, Ngậm bĩu môi
06-4 Bài văn Trứ Từ tự răn, Thời tiết an định, Dương chân, Vào cát bụi
06-5 Muôn việc về như, Thói đời hư dối, Họa thơ quan Huyện, Cảnh vật Tịnh Bang, Họa Thơ Hưng Trí Thượng Vị Hầu
06-6 Tụng đạo học Trần Thánh Tông, Chăn trâu đất, Vui thích giang hồ, Vật không tuỳ người, Viếng Đại Sư Tăng Điền, Thăm bệnh Đại Sư Phước Đường
06-7 Lễ Thiền sư Tiêu Dao ở Phước Đường, Cảnh vật Phước Đường, Tăng Pháp sư Thuần Nhất, Đùa Thiền Sư Trí Viễn xem kinh giải nghĩa, Điệu Tiên Sư
Khuyên đời vào đạo, Bảo chúng, Bảo chúng, Bảo học giả, Chợt hứng
06-8 Cội tùng đáy khe, Xuất trần, Đạo lớn không khó, Tâm vương, Thả trâu, Đề tịnh xá, Chợt hứng, Cây gậy, Chiếu thân, Tự đề, Chợt tỉnh, Tự tại, Bảo học trò, Bảo tu nghiệp Tây phương, Thoát đời, Vui thú giang hồ.
07 Lời Bạt

 

X
TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI
Biên Soạn: Trúc Lâm Tổ Sư (Trần Nhân Tông) 
Dịch và Giảng: Hoà ThượngThích Thanh Từ
Ban Văn Hoá Trung Ương GHPGVN Xuất Bản 1996
    HÀNH TRẠNG THƯỢNG SĨ
    (TRẦN TUNG: 1230 - 1291)
     Dịch:
                Thượng Sĩ là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Thái Vương (Trần Liễu), là anh cả của Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Khi Đại vương mất, hoàng đế Thái Tông cảm nghĩa phong cho Thượng Sĩ tước Hưng Ninh Vương.
                Lúc nhỏ, Thượng Sĩ nổi tiếng bẩm chất cao sáng thuần hậu. Được cử trấn giữ quân dân đất Hồng Lộ, hai phen giặc Bắc xâm lăng, Ngài chống ngăn có công với nước, lần lượt thăng chức Tiết độ sứ giữ cửa biển Thái Bình. Đó là Ngài vì người vậy.
                Thượng Sĩ khí lượng uyên thâm, phong thần nhàn nhã. Tuổi còn để chỏm, Ngài đã mến mộ cửa Không. Sau Ngài đến tham vấn Thiền sư Tiêu Dao ở Tinh xá Phước Đường. Ngài lãnh hội được yếu chỉ, dốc lòng thờ làm thầy. Hằng ngày, Ngài lấy Thiền duyệt làm vui, không lấy công danh làm sở thích. Ngài lui về ở phong ấp Tịnh Bang, đổi tên là làng Vạn Niên. Hòa ánh sáng lẫn với thế tục (hòa quang đồng trần), Ngài cùng mọi người chưa từng chống trái, nên hay làm hưng thịnh hạt giống chánh pháp, dạy dỗ được hàng sơ cơ, người đến hỏi han, Ngài đều chỉ dạy cương yếu, khiến họ trụ tâm, tánh tùy phương tiện khi hiện khi ẩn, trọn không có tên thật.
                Vua Thánh Tông nghe danh Ngài đã lâu, bèn sai sứ mời vào cửa khuyết. Ngài đối đáp với vua đều là những lời siêu thoát thế tục. Nhân đó, vua Thánh Tông tôn Ngài làm sư huynh, tặng hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Ngài vào cung thăm, Thái hậu mở tiệc thịnh soạn tiếp đãi. Dự tiệc, Ngài gặp thịt cứ ăn. Thái hậu lấy làm lạ hỏi: “Anh tu thiền mà ăn thịt, đâu được thành Phật?”
                Thượng Sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh. Thái hậu không nghe cổ đức nói: ‘Văn-thù là Văn-thù, Giải thoát là Giải thoát’ đó sao?”
                Thái hậu qua đời, nhà vua làm lễ trai tăng ở cung cấm. Nhân lễ khai đường, vua thỉnh những vị danh đức các nơi, theo thứ lớp mỗi vị thuật bài kệ ngắn để trình kiến giải. Kết quả thảy đều quến sình ủng nước, chưa có chỗ tỏ ngộ. Nhà vua lấy quyển tập đưa Thượng Sĩ. Thượng Sĩ viết một mạch bài tụng tự thuật rằng:
                Kiến giải trình kiến giải
                Tợ ấn mắt làm quái
                Ấn mắt làm quái rồi
                Rõ ràng thường tự tại.
                Nhà vua đọc xong, liền phê tiếp theo sau:
                Rõ ràng thường tự tại
                Cũng ấn mắt làm quái
                Thấy quái chẳng thấy quái
                Quái ấy ắt tự hoại.
                Thượng Sĩ đọc, thầm nhận đó.
                Sau vua kém vui, Thượng Sĩ viết thơ hỏi thăm bệnh. Vua đọc thơ, trả lời bằng bài kệ:
                Hơi nóng hừng hực toát mồ hôi
                Chiếc khố mẹ sanh chưa thấm ướt.
                Thượng Sĩ đọc kệ than thở giây lâu. Đến khi vua bệnh nặng, Thượng Sĩ khấp khểnh về kinh thăm, nhưng đến nơi vua đã qui tiên rồi.
                Riêng tôi (Sơ tổ Trúc Lâm) nay cũng nhờ ơn Thượng Sĩ dạy dỗ. Lúc tôi chưa xuất gia, gặp tuần tang của Đinh Nguyên Thánh mẫu hậu, nhân thỉnh Thượng Sĩ. Thượng Sĩ trao cho tôi hai quyển lục Tuyết Đậu và Dã Hiên. Tôi thấy lời nói thế tục quá sanh nghi ngờ, bèn khởi tâm trẻ con trộm hỏi rằng: 
                “Chúng sanh do nghiệp uống rượu ăn thịt, làm sao thoát khỏi tội báo?”
                Thượng Sĩ bảo cho biết rõ ràng:
                “Giả sử có người đứng xây lưng lại, chợt có vua đi qua sau lưng người kia thình lình hoặc cầm vật gì ném trúng vua, người ấy có sợ không? Vua có giận chăng? Như thế nên biết, hai việc này không liên hệ gì nhau.” Thượng Sĩ liền đọc hai bài kệ để dạy: 
                Vô thường các pháp hạnh 
                Tâm nghi tội liền sanh
                Xưa nay không một vật
                Chẳng giống cũng chẳng mầm.
    *
                Ngày ngày khi đối cảnh
                Cảnh cảnh từ tâm sanh.
                Tâm cảnh xưa nay không
                Chốn chốn ba-la-mật.
                Tôi lãnh hội ý chỉ hai bài tụng, giây lâu hỏi: “Tuy nhiên như thế, vấn đề tội phước đâu đã rõ ràng.”
                Thượng Sĩ lại dùng kệ để giải rõ:
                Ăn rau cùng ăn thịt
                Chúng sanh mỗi sở thuộc.
                Xuân về trăm cỏ sanh
                Chỗ nào thấy tội phước?
                Tôi thưa: “Chỉ như gìn giữ giới hạnh trong sạch, không chút xao lãng lại thế nào?”
                Thượng Sĩ cười không đáp. Tôi lại thỉnh cầu. Ngài lại nói hai bài kệ để ấn định đó:
                Giữ giới cùng nhẫn nhục
                Chuốc tội chẳng chuốc phước.
                Muốn biết không tội phước
                Chẳng giữ giới nhẫn nhục.
    *
                Như khi người leo cây
                Trong an tự cầu nguy.
                Như người không leo cây
                Trăng gió có làm gì?
                Ngài lại dặn nhỏ tôi: “Chớ bảo cho người không ra gì biết.” Tôi biết môn phong của Thượng Sĩ cao vót. Một hôm tôi xin hỏi Ngài về “bổn phận tông chỉ”, Thượng Sĩ đáp: “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.) Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy.
                Ôi! Tinh thần sắc vận của Thượng Sĩ thật trang nghiêm, cử chỉ thẳng thắn uy đức. Ngài bàn huyền nói diệu, trong lúc gió mát trăng thanh, những hàng thạc đức đương thời đều bảo Thượng Sĩ tin sâu hiểu rõ, thuận hạnh nghịch hạnh thật khó lường được.
                Sau Ngài bệnh ở Dưỡng Chân Trang, chẳng ở trong phòng thất. Kê một chiếc giường gỗ ở giữa nhà trống, Ngài nằm theo thế kiết tường, nhắm mắt mà tịch. Các người hầu và thê thiếp trong nhà khóc rống lên. Thượng Sĩ mở mắt ngồi dậy, đòi nước súc miệng rửa tay, rồi quở nhẹ rằng: “Sống chết là lẽ thường, đâu nên buồn thảm luyến tiếc, làm nhiễu động chân tánh ta.”  Nói xong, Ngài an nhiên thị tịch, thọ sáu mươi hai tuổi. Bấy giờ là ngày mùng một tháng tư năm Tân Mẹo, nhằm niên hiệu Trùng Hưng thứ bảy (1291) đời vua Trần Nhân Tông.
                Tôi hân hạnh được làm đệ tử gần gũi của Ngài, có làm bài tụng “Thắp Hương Đền Ơn”, không chép lại đây.
                Sau khi tôi được truyền nối pháp, mỗi khi khai đường thuyết pháp, tự nhớ đến tứ trọng ân, nhất là ân pháp nhũ khó đền. Tôi sai họa sĩ vẽ chân dung của Ngài, để được cúng dường, tự thuật bài tụng để tán thán. Đề rằng:
                Lão cổ chùy này
                Người khó diễn tả
                Thước nách Lương Hoàng
                Chuông xe Thái Đế.
                Hay vuông hay tròn
                Hay dày hay mỏng
                Biển pháp một mắt
                Rừng thiền ba góc.

    CÁC HÀNG MÔN ĐỆ TÁN TỤNG

                - Đệ tử nối pháp Trúc Lâm Đại Đầu-đà tán:
                Trông đó càng cao
                Dùi đó càng cứng.
                Bỗng dưng ở sau
                Nhìn đó ở trước.
                Đây mới gọi là 
                Thiền của Thượng Sĩ.
                - Trúc Lâm đàn cháu nối pháp đệ tử Pháp Loa cúi đầu kính cẩn tán:
                Á!
                Gang ròng nhồi lại
                Sắt sống đúc thành.
                Thước trời tấc đất
                Gió mát trăng thanh.
                Chao!
                - Trúc Lâm đàn cháu nối pháp đệ tử Bảo Phác cúi đầu kính cẩn tán:
                Linh Sơn tự nắm tay
                Nhai tủy lão Hồ trọc
                No rồi mớm cháu con
                Chồn cáo hóa sư tử. 
                Gặp trường nói nín nhàn
                Trăng tẩm nước sông thu
                Muốn biết toàn vị mặn
                Trả chuột già cho hắn.
                - Đệ tử Tông Cảnh cúi đầu kính cẩn tán:
                Thiền thầy ta con quì một chân
                Bờ dốc buông tay tâm như như.
                Trên đầu cột phướn nấu quả chùy
                Bỗng nhiên cỡi ngược lừa ba cẳng.
                Năm trước tặng ta trâu đất rống
                Ngày nay ngựa gỗ hí trả Ngài.
                Trâu sắt đầu nhỏ sừng co quắp
                Đêm về húc vỡ núi Tu-di.
                Thảnh thơi nhảy thẳng hang rồng dữ
                Cướp được san-hô quí một cành
                Thần biển nâng lên sáng trời đất
                Na-tra nổi giận uy đức mờ. 
                Ha! Ha! Ha! Cũng rất kỳ
                Dương Xuân Bạch Tuyết hòa rất ít
                Một mức sau cùng hội thế nào?
                Án-tố-rô, tố-rô, tất-rị, tất-rị.
                - Đệ tử cư sĩ hiệu Thiên Nhiên, Vương Như Pháp cúi đầu kính cẩn tán:
                Thật kỳ đặc! Thật kỳ đặc!
                Trâu đất rống trăng không kẹt mắc
                Viết ra sáu bảy trí tuệ môn
                Chớ nói núi bút cùng rừng mực.
                - Trúc Lâm thị giả đệ tử Pháp Cổ cúi đầu kính cẩn tán:
                Xưa Quốc sư, nay Thượng Sĩ
                Cùng một trượng phu chia đây kia.
                Tác giả Tỳ-da đứng dưới gió
                Lão ngốc Bàng Công một trái cà.
                Giáo giáp ba huyền phá lao quan
                Trên chớp lông mày thôi nghĩ suy.
                Màn mắt che mất núi Tu-di
                Trong miệng nuốt ngang nước biển cả.
                Dưới hàm rồng dữ đục ly châu
                Phóng sợi tơ sen cột cọp lớn. 
                Pháp vương vương pháp mặc tung hoành
                Nắm tay chung đường quên mi tớ.
                Rảnh rang đùa gẩy đàn không dây
                Làng múa thôn ca câu: La lý!
                Lý la la! La lý lý!
                Chẳng thuộc cung thương giác vũ rành
                Thầy tôi nối tiếng ông Như Điệu
                Phong thái khác thường lại đẹp thêm.
                Tử Kỳ mất rồi tri âm ít
                Bao điều cao rộng ở nơi nao?
                Người sau tiếp vang nối lời rỗng
                Nhận được như xưa lại chẳng phải
                Ôi!
                - Trúc Lâm thị giả Tuệ Nghiêm kính cẩn tán:
                Lò hồng điểm tuyết
                Tháng chạp hoa sen.
                Chẳng bút khá viết
                Chẳng lời khá phô.
                Chọi đá nháng lửa
                Điện xẹt chớp sáng.
                Chẳng tìm khá tìm
                Chẳng chốn khá chốn.
                Đó là Thượng Sĩ
                Khó lường cơ Ngài
                Hòa cùng ánh sáng
                Đồng với tục tăng.
                Tỳ-da nắm tay
                Hoành Dương kết mày
                Vòng vàng lùm gai
                Nuốt đó thấu đó.
                Con trâu con khỉ
                Đánh vào rừng Thiền
                Vo tròn cọp dữ
                Quỉ thần vườn pháp
                Miệng trống rao truyền
                Xuân vào cành vàng
                Cổ chùy! Cổ chùy!
                (Bớt bài tán của Điệu Pháp Đăng)
     
     

    Giảng:
                Phật giáo Việt Nam có những nét đặc biệt khác với Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa; nét đặc biệt nhất là ở Ấn Độ và Trung Hoa những nhà truyền giáo đều là những vị xuất gia, còn ở Việt Nam có những nhà truyền giáo là cư sĩ, đó là cái khác của Phật giáo Việt Nam. Tại sao như vậy? Phải chăng Phật giáo Việt Nam đi sai lệch với chánh pháp của Phật? - Chánh pháp của Phật lấy sự giác ngộ làm nền tảng. Có giác ngộ mới làm Phật làm Bồ-tát, chưa giác ngộ thì không thể làm Phật làm Bồ-tát. Chính vì Phật giáo Việt Nam lấy giác ngộ làm nền tảng, nên không đặt trách nhiệm truyền giáo ở người giới phẩm cao mà đặt trách nhiệm ở người giác ngộ. Người giác ngộ cho dù tại gia hay xuất gia cũng có thể truyền giáo được, chớ không phải dành riêng cho người xuất gia. Vì vậy mà ngài Tuệ Trung là một cư sĩ, vẫn được chư Tăng tới thưa hỏi học đạo và tôn kính như bậc thầy. Ngược lại, bây giờ thì cư sĩ tìm tới người xuất gia học đạo và quí trọng như bậc thầy. Như vậy có lỗi có trái đạo lý không? Thông thường người thọ giới thấp theo học với người thọ giới cao, đức lớn. Song đứng về mặt giới tướng thì người tu tại gia chỉ thọ có năm giới hoặc thêm thập thiện hay Bồ-tát giới. Còn người xuất gia, nếu là Sa-di thì thọ mười giới, nếu là Tỳ-kheo thì thọ hai trăm năm mươi giới và năm mươi tám giới Bồ-tát. Như vậy, người xuất gia thọ giới nhiều hơn người cư sĩ, tại sao lại quí trọng và đến học đạo với một cư sĩ? Điều này nếu nhìn với con mắt thường theo giới luật thì trái. Nhưng Phật giáo Việt Nam đặt trọng tâm ở giác ngộ, vì giác ngộ là nền tảng căn bản thành Bồ-tát thành Phật. Phật và Bồ-tát đi giáo hóa làm lợi ích cho chúng sanh, có khi mang hình thức xuất gia như Bồ-tát Địa Tạng, có khi mang hình thức cư sĩ như Bồ-tát Văn-thù, Bồ-tát Phổ Hiền. Dù Bồ-tát mang hình thức nào chúng ta cũng thành kính lễ lạy. Vậy chúng ta lạy là lạy cái gì? - Lạy sự giác ngộ.
                Ví dụ tổ tiên chúng ta có hòn ngọc quí để lại con cháu, đến đời cha chúng ta sanh con muộn, nên khi già gần chết mà chưa dám trao hòn ngọc cho con, cất giấu ở một nơi. Đến khi chúng ta lớn khôn, trong gia tộc kể lại rằng: “Tổ tiên có hòn ngọc quí để lại đến đời cha cháu, trước khi chết vì thấy cháu còn nhỏ dại nên cất một nơi.” Nghe nói vậy, chúng ta mới tìm người thân biết chỗ cất, nhờ chỉ cho chúng ta lấy hòn ngọc. Giả sử trong gia tộc chúng ta có người đạo cao đức trọng, mà không biết chỗ cha chúng ta cất hòn ngọc, chúng ta có tìm người ấy không? Và, người cư sĩ bình thường quen thân với cha chúng ta biết chỗ cất hòn ngọc, có thể giúp chúng ta tìm ra hòn ngọc, chúng ta có tới nhờ người ấy không? - Nhờ. Vậy muốn lấy lại hòn ngọc của cha mình, dù người hướng dẫn lấy hòn ngọc là cư sĩ bình thường, không phải là bậc đạo cao đức trọng, chúng ta vẫn đến nhờ người ấy giúp và coi người ấy là một ân nhân đáng quí trọng. Đứng trên mặt tìm hòn ngọc quí thì, dù cho người đạo cao đức trọng, mà không biết chỗ và không biết cách lấy hòn ngọc, chúng ta cũng không thể nhờ được. Còn người cư sĩ bình thường biết chỗ để hòn ngọc và biết cách lấy, chúng ta vẫn đến nhờ, và xem người ấy là một ân nhân đáng quí trọng. Hiểu việc này chúng ta mới thông cảm tinh thần Phật giáo Việt Nam, những cư sĩ ngộ đạo làm thầy các vị Tỳ-kheo. Nếu không, sẽ lấy làm ngạc nhiên thắc mắc sao tu mà xem thường giới đức. Như đã nói giác ngộ là nền tảng căn bản của đạo Phật, nên người ở bất cứ hình thức nào mà giác ngộ thì được quí trọng, vì quí trọng ở giác ngộ chớ không phải quí trọng ở hình thức. Nếu không giác ngộ thì dù hình thức nào cũng không có giá trị và nếu giác ngộ thì dù hình thức nào cũng có giá trị. Xưa, Duy-ma-cật là một cư sĩ, các vị Tỳ-kheo, các vị Bồ-tát vẫn tới tham vấn hỏi đạo. Hiểu chỗ này chúng ta mới nắm vững chỗ trọng yếu của đạo Phật, để không thắc mắc khi học tới hành trạng Tuệ Trung Thượng Sĩ.
                Thượng Sĩ sanh năm 1230, tịch năm 1291. Lịch sử của Ngài có nhiều nghi vấn. Ở đây chúng ta chỉ lấy đạo lý của Ngài làm gốc, còn phần tra cứu lịch sử Ngài chính xác thì đây là một vấn đề đang thảo luận chưa ngã ngũ. Có những quyển sử ghi Ngài tên Trần Quốc Tảng con Trần Hưng Đạo, lại có những quyển sử ghi Ngài tên Trần Tung anh cả của Trần Hưng Đạo. Chỗ này khiến chúng ta có chút nghi vấn: Trần Hưng Đạo tên là Trần Quốc Tuấn, nếu Ngài là anh của Trần Quốc Tuấn, lẽ ra Ngài cũng phải là Trần Quốc Tung, vì Trần Liễu đặt tên con lót chữ Quốc ở giữa. Sao tên Ngài không lót chữ Quốc mà chỉ là Trần Tung? Điều này đứng về lịch sử có nhiều học giả bàn rằng: Xưa các vương hầu có nhiều dòng con, mỗi dòng con đặt tên có khác một chút, thế nên không tra khảo được.  Nhưng dữ kiện lịch sử cho biết Ngài là con của Khâm Minh Từ Thiện Thái Vương (Trần Liễu) anh cả của Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, mà Hoàng hậu Thiên Cảm là chị của Trần Hưng Đạo. Qua mối liên hệ này chúng ta kết luận Ngài là con Trần Liễu, anh Trần Hưng Đạo.
                Thượng Sĩ là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Thái Vương (Trần Liễu), là anh cả của Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Khi Đại vương mất, hoàng đế Thái Tông cảm nghĩa phong cho Thượng Sĩ tước Hưng Ninh Vương.
                Lúc nhỏ, Thượng Sĩ nổi tiếng bẩm chất cao sáng thuần hậu. Được cử trấn giữ quân dân đất Hồng Lộ, hai phen giặc Bắc xâm lăng, Ngài chống ngăn có công với nước, lần lượt thăng chức Tiết độ sứ giữ cửa biển Thái Bình. Đó là Ngài vì người vậy.
                Đoạn này dẫn lược về công của Thượng Sĩ đối với đất nước đối với toàn dân. Trong thời đó Ngài là một ông tướng giữ đất Hồng Lộ và làm Tiết độ sứ để chống giặc Bắc ở cửa biển Thái Bình.
                Thượng Sĩ khí lượng uyên thâm, phong thần nhàn nhã. Tuổi còn để chỏm, Ngài đã mến mộ cửa Không. Sau Ngài đến tham vấn Thiền sư Tiêu Dao ở Tinh xá Phước Đường. Ngài lãnh hội được yếu chỉ, dốc lòng thờ làm thầy. Hằng ngày, Ngài lấy Thiền duyệt làm vui, không lấy công danh làm sở thích. Ngài lui về ở phong ấp Tịnh Bang, đổi tên là làng Vạn Niên. Hòa ánh sáng lẫn với thế tục (hòa quang đồng trần), Ngài cùng mọi người chưa từng chống trái, nên hay làm hưng thịnh hạt giống chánh pháp, dạy dỗ được hàng sơ cơ. Người đến hỏi han, Ngài đều chỉ dạy cương yếu, khiến họ trụ tâm, tánh tùy phương tiện khi hiện khi ẩn, trọn không có tên thật.
                Đây tán thán phong cách của Thượng Sĩ: Khí lượng của Thượng Sĩ thì cao siêu thâm trầm, phong thần thì nhàn nhã, không bồng bột không thô tháo. Lúc còn bé Ngài đã mến mộ cửa Không, tức là thích tu Thiền. Nhà Thiền có chỗ gọi là Thiền lâm tức là rừng Thiền, có chỗ gọi là Không môn tức là cửa Không. Tại sao gọi nhà Thiền là cửa Không? Thiền viện chúng ta là cửa không hay cửa có mà người ta tới lui tấp nập vậy? Nói không, đâu có ai chịu! Đứng về mặt hình tướng, ai cũng đang thấy có Thiền viện, có Thiền sinh, có Thiền sư..., đâu phải là không. Tu Thiền bắt đầu bằng trí tuệ Bát-nhã, thấy các pháp không có tự tánh, không có thực thể, nên nói là cửa Không. Ai vào cửa Thiền cũng phải vào bằng trí Bát-nhã. Nếu không mở sáng trí Bát-nhã, khó mà thông hội lý Thiền, kinh Pháp Bảo Đàn phẩm Bát-nhã là gốc, Lục Tổ vào cửa Thiền bằng trí Bát-nhã; Ngài nghe kinh Kim Cang đến câu “bất trụ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” liền giải ngộ. Thế nên sau này dạy lại cho môn đồ, Ngài cũng nói pháp Bát-nhã đầu tiên. Vậy, vào cửa Thiền bằng Bát-nhã nên nói cửa Thiền là cửa Không.
                Thượng Sĩ đã thích đạo Phật thích cửa Thiền từ thuở bé, nhưng khi lớn lên vì việc nước mà phải đi làm quan, rồi đánh giặc. Song, về sau Ngài tìm tới tinh xá Phước Đường học đạo với Thiền sư Tiêu Dao, ngộ được lý Thiền và thờ Thiền sư Tiêu Dao làm thầy. Ngài là một vị tướng cầm binh đánh giặc mà lấy thiền định làm vui, chớ không vui trong chức lớn danh to. Ngài là một cư sĩ mà không bị công danh trói buộc, chỉ lấy Thiền làm chỗ an ổn, làm mục đích đời sống của người cư sĩ. Đó là cái hạnh cao quí, ít người thực hiện được. Dẹp giặc xong, vua phong ấp cho những người trong hoàng tộc có công với đất nước, Ngài được một nơi yên ở trong lúc tuổi già, đó là ấp Tịnh Bang. Sau đổi tên là làng Vạn Niên. Tuy tu đạo xuất thế mà Ngài vẫn sống hài hòa với người thế tục, nên nói “hòa quang đồng trần” tức là ánh sáng hòa với bụi bặm. Hình ảnh này chúng ta thấy rất cụ thể vào lúc sáng mặt trời lên, cửa có lỗ trống ánh sáng rọi vào nhà, người trong nhà thấy bụi bặm lăng xăng trong hư không qua làn ánh sáng rọi, còn chỗ không ánh sáng rọi thì không thấy bụi lăng xăng. Chỗ nào cũng có bụi, nhưng chỗ có ánh sáng rọi mới thấy bụi lăng xăng, bụi và ánh sáng hòa lẫn nhau. Hòa mà không hòa, vì bụi không phải là ánh sáng và ánh sáng không kết thành bụi, nhưng bụi không ngoài ánh sáng. Vậy “hòa quang đồng trần” là đem ánh sáng của mình hòa với bụi bặm. Nói cách khác là đem ánh sáng trí tuệ để mà bao bọc cứu vớt những kẻ trần tục. Tuy ánh sáng hòa với bụi mà bụi không thể làm ô nhiễm ánh sáng được. Đó là ý nghĩa Bồ-tát đi vào thế tục trần lao để giáo hóa chúng sanh. Thế tục trần lao là ô nhiễm là loạn động, Bồ-tát là ánh sáng là trí tuệ. Ánh sáng trí tuệ vào trong chỗ ô nhiễm có bị nhiễm ô không? Ánh sáng thì không động, bụi thì lăng xăng, vậy ánh sáng có bị bụi lăng xăng làm loạn động không? - Không.
                Bao giờ chúng ta đem ánh sáng trí tuệ đi vào đời để giáo hóa quần chúng mà không động thì lúc đó chúng ta đã là Bồ-tát. Còn nếu bị động thì chưa phải Bồ-tát thứ thật. Các vị Bồ-tát đi vào quần chúng, ở trong chỗ ô nhiễm, các Ngài không nhiễm ô, trong chỗ mê muội, các Ngài không mê muội, vì vậy mà các Ngài giáo hóa không chướng ngại. Chúng ta ngày nay vào chỗ ô nhiễm thì bị ô nhiễm, vào chỗ loạn động thì bị loạn động, vì vậy mà phải ở một chỗ để tu không được đi đâu, đó là lý do rõ ràng khỏi nghi. Nếu không, thì cũng bắt chước Bồ-tát đi giáo hóa, đi một lúc rồi thì nhiễm nhơ đủ thứ không còn như xưa nữa. Đó là ý nghĩa hòa quang đồng trần.
                Chính vì Ngài hòa quang đồng trần nên ở đây nói Ngài cùng mọi người chưa từng chống trái. Tại sao? Vì Ngài bao bọc che chở cho mọi người, nếu chống trái thì làm sao bao bọc che chở cho người, đề làm hưng thịnh hạt giống chánh pháp? Làm hưng thịnh hạt giống chánh pháp thì phải hòa mình với mọi người mới làm được và mới dạy dỗ được hàng sơ cơ. Ai mà hay chống trái với người khác thì không làm được gì hết, vì cứ công kích, chống đối lại người, khiến người không cảm mến không quí trọng, nói họ không nghe. Đây là cái khuyết của người đi giáo hóa. Đó là nói về phong cách và trí tuệ của Thượng Sĩ. Ngài là một cư sĩ ở trong trần thế vẫn giáo hóa được mọi người. Ngài giáo hóa bằng cách: Người đến hỏi đạo lý Ngài chỉ dạy chỗ cương yếu, Ngài dạy cho họ an trụ tâm vọng động không để nó chạy theo sáu trần. Khi tâm an trụ rồi thì sống với bản tánh không động. Lúc đó tùy duyên lúc ẩn lúc hiện không nhất định và cũng không có tên thật. Đó là chỗ đạt đạo của người tu.
                Vua Thánh Tông nghe danh Ngài đã lâu, bèn sai sứ mời vào cửa khuyết. Ngài đối đáp với vua đều là những lời siêu thoát thế tục. Nhân đó, vua Thánh Tông tôn Ngài làm sư huynh, tặng hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Ngài vào cung thăm, Thái hậu(1) mở tiệc thịnh soạn tiếp đãi. Dự tiệc, Ngài gặp 
    _________________________________________________________
    (1) Lúc vua Trần Thánh Tông làm vua thì Nguyên Thánh Thiên Cảm làm hoàng hậu, bàlà em của Thượng Sĩ mới gọi Thượng Sĩ bằng anh. Có lẽ in lộn chữ hoàng ra chữ thái.
    thịt cứ ăn. Thái hậu lấy làm lạ hỏi: “Anh tu thiền mà ăn thịt, đâu được thành Phật?”
                Thượng Sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh. Thái hậu không nghe cổ đức nói: ‘Văn-thù là Văn-thù, Giải THOÁT LÀ GIảI THOÁT’ ĐÓ SAO?”
                Khi vua Thánh Tông nghe đạo đức của Ngài thâm hậu, mới mời Ngài vào cung để bàn việc đạo lý. Thánh Tông thấy phong cách ngôn ngữ của Ngài rất siêu thoát, nên tôn Ngài làm sư huynh tặng hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Thượng Sĩ là kẻ bậc thượng, là hàng Bồ-tát. Tuệ Trung là hiệu. Vua Trần Thánh Tông tôn Ngài một bậc Bồ-tát có đầy đủ trí tuệ. Ngài vào cung thăm, Hoàng hậu mở tiệc thịnh soạn tiếp đãi. Tiệc này có cả chay lẫn mặn; có lẽ thức ăn dọn bên chay bên mặn, Ngài ngồi ở giữa nên gắp cả hai bên. Cho nên nói dự tiệc chay mặn Ngài đều gắp cả. Hoàng hậu em Ngài lấy làm lạ hỏi: “Anh tu thiền mà ăn thịt đâu được thành Phật?” Câu nói này là câu nói của người thường còn chấp. Ngài cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh, anh chẳng cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh.” Nghe qua câu này quí vị có nghi không? Đa số chúng ta tu có cầu làm Phật không? Nếu chúng ta cầu thành Phật thì chuyện thành Phật là chuyện cầu của mình. Tại sao Ngài nói: “anh chẳng cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh”? Đây nói cái lý tột cùng là nói như vậy. Chúng ta có cái bệnh là tu mong cầu thành Phật, vì nghĩ rằng tu không thành Phật thì tu để làm gì? Nhưng tại sao tu cầu thành Phật là bệnh? Bệnh ở chỗ nào? - Đa số chúng ta đều nghĩ rằng tu là cầu con người phàm thành con người Thánh (Phật). Như vậy phàm và Thánh là hai và cứ nghĩ rằng Phật là một đấng rất kỳ đặc ngoài mình, nên mong cầu để được thành.
                Ví dụ ở thế gian có những người mến mộ kẻ tài ba lỗi lạc; họ hâm mộ người nào họ muốn trở thành người đó. Vậy, họ có thể trở thành người đó được không? - Người đó là người đó, họ là họ. Muốn học những cái hay ở người đó họ phải tự học để chuyển hóa những cái dở thành cái hay nơi họ thì họ trở thành người tài nơi họ, chớ không phải để trở thành người đó; nếu thành người đó thì bỏ người này thành người kia. Chúng ta tu gọi là thành Phật, không phải bỏ con người phàm mà được ông Phật khác là thành Phật, mà ngay nơi con người phàm này chúng ta nhận ra tánh Thánh (Phật) ở nơi chúng ta. Nói cách khác, ngay con người phàm chúng ta chuyển hết cái xấu cái dở cái mê của phàm tục, thành cái tốt cái hay, cái sáng thì ngay nơi mình là Thánh rồi.  Hết mê tức là giác chớ gì? Giống như cái nhà tối, muốn cho sáng, chỉ cần thắp đèn là nhà hết tối, chớ không phải bỏ cái nhà tối này tìm cái nhà sáng khác. Cũng thế, ngay nơi chúng sanh mê này, chúng ta thắp sáng trí tuệ là hết mê. Như vậy, mê và ngộ ở ngay nơi chúng ta chớ không ở nơi nào khác mà cầu. Ở ngay nơi mình chuyển là xong, chớ không mong cầu cái gì ở ngoài mình. Vì vậy mà cổ đức nói: “Không cầu Thánh giải, chỉ sạch phàm tình.” Phàm tình sạch thì Thánh giải hiện, chớ không phải bỏ con người phàm này mà tìm ông Thánh khác. Hiểu chữ cầu thành là bỏ cái này để được cái kia là sai sự thật. Bởi thế Ngài mới nói: “Anh không cần thành Phật, Phật không cần thành anh.” Phật là Phật mình, bỏ hết tâm phàm nơi mình thì tự mình là Phật, chớ không phải thành ông Phật nào khác.
                Nói cầu thành Phật, vậy thành Phật Thích-ca hay Phật A-di-đà? Không thể thành ông Phật nào, mà chính là tánh Phật nơi mình hiện ra. Vì là Phật nơi mình, tánh Phật nơi mình hiện thì người tên gì gọi Phật tên ấy, chớ không thành Phật Thích-ca hay Phật Di-đà. Nếu chúng ta cầu thành Phật thì sẽ thành ông Phật ở ngoài mình, đó là trái lẽ thật. Chỉ cần “dứt phàm tình, tự có Thánh giải”, mong được Thánh giải thì không bao giờ thành.
                Ngài nói tiếp: “Thái hậu không nghe cổ đức nói Văn-thù là Văn-thù, Giải Thoát là Giải THOÁT ĐÓ SAO?” Nhiều người đọc câu này thấy rối bời, không biết nói cái gì? Tôi kể câu chuyện để làm sáng ý này. Trong Thiền Sư Trung Hoa tập II, có ghi Thiền sư Văn Hỷ sau khi tham vấn Thiền sư Tánh Không, nghe đồn trên Ngũ Đài Sơn có Bồ-tát Văn-thù thị hiện, Ngài khao khát muốn lên Ngũ Đài Sơn để yết kiến. Ngũ Đài Sơn là năm ngọn núi, hình dáng mỗi ngọn núi dưới to lần lần lên nhỏ giống như cái đài. Tiếng đồn Bồ-tát Văn-thù hay hiện ở Trung đài (đài giữa). Từ chân núi lên Trung đài phải đi một ngàn tám mươi nấc, do một cư sĩ Đài Loan xây. Cứ đi một trăm nấc là qua một cua quẹo để cho người đi đỡ ngán, không cho đi thẳng, vì đi thẳng người leo núi sẽ ngán không đi. Chùa trên Trung đài thờ Bồ-tát Văn-thù. Năm kia tôi đi Trung Quốc cũng khao khát muốn gặp Bồ-tát Văn-thù nên leo lên Ngũ Đài Sơn. Hôm ấy trời mưa râm râm, tôi đi lên chừng hai trăm nấc thì mồ hôi ra ướt áo. Đi đến bốn trăm, năm trăm nấc phải ngồi thở để lấy sức, chớ đi không nổi nữa. Sau đó mới tiếp tục đi, tôi nhất định đi để gặp Bồ-tát Văn-thù. Tới nơi, tôi vô lễ Ngài chỉ thấy tượng Bồ-tát ngồi trên bệ. Như vậy, Trung đài là nơi ai cũng muốn lên, chính Thiền sư Văn Hỷ khi xưa cũng đã lên. Sư đến chùa Hoa Nghiêm, sang lễ bái hang Kim Cang, gặp một ông già dắt trâu đi, mời Sư vào chùa, ông gọi: Quân Đề! Có đồng tử: dạ, ra đón. Ông già thả trâu, dẫn Sư vào trong. Sư nhìn thấy nhà cửa đều hiện sắc vàng. Ông già ngồi trên giường, chỉ cái đôn bảo Sư ngồi. Ông già hỏi:
                - Vừa ở đâu đến?
                Sư thưa:
                - Ở phương Nam đến.
                - Phương Nam Phật pháp trụ trì thế nào?
                - Đời mạt pháp Tỳ-kheo ít giữ giới luật.
                - Chúng nhiều ít.
                - Hoặc ba trăm, hoặc năm trăm.
                Sư hỏi lại:
                - Ở đây Phật pháp trụ trì thế nào?
                - Rắn rồng lẫn lộn, phàm thánh chung ở.
                - Chúng nhiều ít?
                - Trước ba ba, sau ba ba.
                Đồng tử dâng trà và tô lạc, Sư dùng vào cảm thấy tâm ý sảng khoái.
                Ông già đưa chung pha lê lên hỏi Sư:
                - Phương Nam lại có cái này chăng?
                Sư thưa:
                - Không.
                - Hằng ngày lấy cái gì uống trà?
                Sư không đáp được. Thấy bóng mặt trời xế chiều, Sư hỏi:
                - Tôi xin ở lại một đêm được chăng?
                Ông già bảo:
                - Ông còn chấp tâm chẳng được nghỉ.
                - Tôi đâu có chấp tâm.
                - Ngươi đã thọ giới chưa?
                - Thọ giới đã lâu.
                - Ngươi nếu không chấp tâm đâu cần thọ giới.
                Sư từ tạ trở xuống. Ông già sai đồng tử tiễn chân. Sư hỏi đồng tử:
                - Trước ba ba, sau ba ba là nhiều ít?
                Đồng tử gọi:
                - Đại đức!
                Sư ứng thanh:
                - Dạ!
                Đồng tử bảo:
                - Ấy nhiều ít? 
                Sư lại hỏi:
                - Đây là chỗ gì?
                Đồng tử đáp:
                - Đây là chùa Bát-nhã trong hang Kim Cang.
                Sư buồn bã, biết ông già đó là Văn-thù mà không thể nào gặp lại được. Sư đảnh lễ đồng tử xin một câu khi từ biệt. Đồng tử nói kệ:
                Diện thượng vô sân cúng dường cụ
                Khẩu lý vô sân thổ diệu hương
                Tâm lý vô sân thị trân bảo
                Vô cấu vô nhiễm thị chân thường.
    Tạm dịch:
                Trên mặt không sân đồ cúng dường
                Trong miệng không sân xuất diệu hương
                Trong tâm không sân là trân bảo
                Không nhơ không nhiễm là chân thường.
                Nói xong, Quân Đề và chùa đều ẩn, chỉ thấy trong mây năm sắc Văn-thù cởi kim mao sư tử qua lại, chợt có cụm mây trắng từ phương đông bay qua che lấp.
                Niên hiệu Hàm Thông năm thứ ba (862) Sư đến Hồng Châu lại viện Quan Âm yết kiến Ngưỡng Sơn. Qua câu nói Sư liền khế ngộ bản tâm. Ngưỡng Sơn cử Sư sung chức Điển tọa.
                Sư nấu cháo, thường thấy Văn-thù hiện trên nồi cháo. Sư lấy cây dầm quậy cháo đập, nói:
                - Văn-thù tự Văn-thù, Văn Hỷ tự Văn Hỷ.
                Văn-thù nói kệ:
                Khổ hồ liên căn khổ
                 Điềm qua triệt đới điềm
                Tu hành tam đại kiếp
                Khước bị Lão tăng hiềm.
    Tạm dịch:
                Dưa đắng gốc vẫn đắng
                Dưa ngọt rễ cũng ngon
                Tu hành ba đại kiếp 
                Lại bị Lão tăng đòn.
                Niên hiệu Quang Khải thứ ba (887) Tiền Vương thỉnh Sư trụ Long Tuyền Giải thự.
                Giải thự là giải thoát thự, thự là chỗ ở, là dinh thự. Bắt đầu từ đó, người ta gọi Ngài là Giải Thoát. Về sau Thượng Sĩ cũng gọi ngài Văn Hỷ là Giải Thoát. Ở đây Thượng Sĩ dẫn câu: “Văn-thù là Văn-thù, Giải Thoát là Giải Thoát”, ý muốn nói gì? - Khi còn mê, chúng ta cầu Phật, Bồ-tát độ. Nhưng khi đã ngộ Phật nơi tâm mình rồi, lúc đó chúng ta có còn đi cầu Phật bên ngoài không? Khi chúng ta đã tin chắc tâm mình là Phật (tức tâm tức Phật) thì không còn cầu mong quả vị nào nữa cả. Như vậy, người tu Thiền khi nhận tâm mình tức là Phật thì lúc đó không còn mong cầu gì cả, dù Bồ-tát hiện cũng không quan tâm. Nếu Bồ-tát hiện thì Bồ-tát là Bồ-tát, mình là mình, mình không để tâm chạy theo Bồ-tát. Ngày nay chúng ta ngồi thiền, nếu thấy Phật, Bồ-tát, Thánh tăng hiện, mà tâm khởi niệm vui mừng cho rằng mình chứng đắc là bệnh. Chúng ta tu cốt loại bỏ tình phàm là những niệm thương ghét, buồn vui, thủ xả..., khi tình phàm hết thì Thánh giải hiện. Cho nên Ngài dẫn câu chuyện này để cho người học Phật nắm vững căn bản, khỏi rơi vào đường tà là cầu Phật ở bên ngoài.
                Thái hậu qua đời, nhà vua làm lễ trai tăng ở cung cấm. Nhân lễ khai đường, vua thỉnh những vị danh đức các nơi, theo thứ lớp mỗi vị thuật bài kệ ngắn để trình kiến giải. Kết quả thảy đều quến sình ủng nước, chưa có chỗ tỏ ngộ. Nhà vua lấy quyển tập đưa Thượng Sĩ. Thượng Sĩ viết một mạch bài tụng tự thuật rằng:
                Kiến giải trình kiến giải
                Tợ ấn mắt làm quái
                Ấn mắt làm quái rồi
                Rõ ràng thường tự tại.
                Vua Thánh Tông thỉnh chư danh đức viết kệ trình kiến giải. Vua thấy kiến giải của chư danh đức còn dính mắc chưa giải thoát. Vua muốn biết kiến giải của Thượng Sĩ nên đưa giấy cho Thượng Sĩ làm kệ. Thượng Sĩ viết một mạch xong bài kệ bốn câu. Theo Thượng Sĩ thì trình kiến giải là đem kiến giải này trình kiến giải kia, chẳng khác nào dụi mắt thấy hoa đốm lăng xăng trong hư không. Lúc trời nắng, chúng ta lấy tay đè và dụi trên mắt một hồi, khi giở tay ra mở mắt nhìn thấy hoa chớp chớp lăng xăng. Vậy thấy hoa chớp chớp lăng xăng đó từ đâu mà có? - Từ dụi mắt mà phát ra cái thấy hoa chớp chớp lăng xăng. Trước khi dụi mắt chúng ta có thấy hoa chớp chớp lăng xăng đó không? Do dụi mắt mới thấy hoa chớp chớp lăng xăng, không dụi mắt thì không thấy. Như vậy hoa chớp chớp lăng xăng đó không thật. Cũng vậy, kiến giải là cái hiểu biết phân biệt đúng sai hay dở..., những cái đó do huân tập mà có, nên nó không thật, đã không thật tại sao đem ra trình? Vì đem cái không thật ra trình, nên Thượng Sĩ nói “kiến giải trình kiến giải, tợ ấn mắt làm quái”.
                Con mắt bình thường không bệnh nhìn thấy mọi vật rõ ràng, dụi làm chi cho thấy hoa đốm chớp chớp lăng xăng mà không thấy mọi vật rõ ràng? Trình kiến giải giống như dụi mắt làm quái vậy. Vì con mắt nguyên nó là trong sáng thấy rõ các vật, bây giờ dụi nên thấy hoa đốm chớp chớp lăng xăng. Hoa đốm chớp chớp lăng xăng đó không có thật, chẳng có nghĩa lý gì. Song, “ấn mắt làm quái rồi, rõ ràng thường tự tại”. Lúc sau, hết những cái hoa chớp chớp lăng xăng đó thì mắt trở lại bình thường, thấy mọi vật rõ ràng như trước. Như vậy, mắt chúng ta thấy những hoa đốm chớp chớp lăng xăng là khi chúng ta dụi. Những cái lăng xăng đó là những cái quái, chớ không phải là những cái thật, cái thật là cái trước khi chưa dụi mắt và sau khi dụi mắt. Kiến giải giống như hoa đốm lăng xăng khi dụi mắt thấy vậy. Nó giả có, không thật. Trước khi chưa dụi và sau khi dụi trở lại bình thường mới là thật. Chính vì thế trong nhà Thiền bảo Thiền sinh chỉ cho ra cái trước khi niệm khởi và sau khi phát ra câu nói. Đầu câu nói là lúc con mắt đang sáng, khởi ra câu nói là lúc mắt bị dụi. Thượng Sĩ thấy đem kiến giải này trình kiến giải kia, chẳng khác nào dụi mắt thấy hoa đốm lăng xăng, việc làm này không phải là chân lý. Nhưng hết lăng xăng trở lại bình thường.
                Nhà vua đọc xong, liền phê tiếp theo sau:
                Rõ ràng thường tự tại,
                Cũng ấn mắt làm quái. 
                Thấy quái chẳng thấy quái,
                Quái ấy ắt tự hoại.
                Thượng Sĩ đọc, thầm nhận đó.
                Vua Trần Thánh Tông viết được những câu kệ như thế chứng tỏ nhà vua rất thông lý thiền. Vua viết “rõ ràng thường tự tại” hợp với câu chót của bài kệ Thượng Sĩ viết. Khi mắt chưa bị dụi thì nó rõ ràng thường tự tại, khi dụi mắt làm quái thấy hoa đốm lăng xăng. Song, thấy những hoa đốm lăng xăng đó mà không chấp thì những hoa đốm lăng xăng đó tự hoại. Nhà vua tự bênh vực chỗ đòi trình kiến giải của mình. Theo nhà vua thì: Tôi muốn quí vị trình kiến giải là dụi mắt làm quái đó. Nhưng nếu thấy kiến giải chẳng phải kiến giải thì kiến giải tự hết. Còn nếu trình kiến giải rồi bám vào kiến giải, cho đó là sở đắc của mình thì kiến giải trở thành chướng ngại là cái quái. Như vậy, nhà vua đâu phải là người thường, nên Thượng Sĩ thầm nhận.
                Sau vua kém vui, Thượng Sĩ viết thơ hỏi thăm bệnh. Vua đọc thơ, trả lời bằng bài kệ:
                Hơi nóng hừng hực toát mồ hôi,
                Chiếc khố mẹ sanh chưa thấm ướt.
                Vua Thánh Tông nhuốm bệnh, Thượng Sĩ viết thơ thăm. Được vua trả lời bằng hai câu kệ trên. Ý Ngài muốn nói gì qua hai câu kệ này? - Người nóng bức, mồ hôi toát ra đầy mình mà nói chưa từng ướt cái khố mẹ sanh. Tại sao vua nói mâu thuẫn vậy? Khi mà mồ hôi toát ra ướt khắp mình thì quần áo đang mặc có cái nào không ướt? Sao nói cái “khố mẹ sanh” không uớt? - Ngài nói “khố mẹ sanh không ướt” là nói thân tứ đại này bị bệnh đau nhức, sắp rã tan, nhưng cái chân thật sẵn có nơi mình không bệnh, không đau nhức, không rã tan.  Có chỗ ghi nhà vua trả lời thơ của Thượng Sĩ xong, sau đó là băng hà. Vua sắp chết mà nói năng quá tỉnh táo khiến cho tu sĩ chúng ta lấy làm hổ thẹn. Nếu chúng ta bị bệnh, có ai hỏi thăm thì than: “Tôi đau nhức lắm chịu không nổi!” Chỉ nhớ thân đau nhức thôi, chớ không nhớ cái gì nữa! Đó là cái khác nhau giữa người tỉnh và mê.
                Thượng Sĩ đọc kệ than thở giây lâu. Đến khi Vua bệnh nặng, Thượng Sĩ khấp khểnh về kinh thăm, nhưng đến nơi Vua đã qui tiên rồi.
                Thượng Sĩ nhận được bài kệ của vua Thánh Tông, đọc xong thấy thương tiếc. Sau đó đi về kinh đô để thăm vua, nhưng đến nơi vua đã băng hà.
                Riêng tôi (Sơ tổ Trúc Lâm) nay cũng nhờ ơn Thượng Sĩ dạy dỗ. Lúc tôi chưa xuất gia, gặp tuần tang của Đinh Nguyên Thánh mẫu hậu, nhân thỉnh Thượng Sĩ. Thượng Sĩ trao cho tôi hai quyển lục Tuyết Đậu và Dã Hiên. Tôi thấy lời nói thế tục quá sanh nghi ngờ, bèn khởi tâm trẻ con trộm hỏi rằng:
                - Chúng sanh do nghiệp uống rượu ăn thịt, làm sao thoát khỏi tội báo?
                Thượng Sĩ bảo cho biết rõ ràng:
                - Giả sử có người đứng xây lưng lại, chợt có vua đi qua sau lưng, người kia thình lình hoặc cầm vật gì ném trúng vua, người ấy có sợ không? Vua có giận chăng? Như thế nên biết, hai việc này không liên hệ gì nhau.
                Lúc vua Nhân Tông còn là Thái tử, nhân ngày lễ tuần tang của Hoàng hậu, vâng lịnh vua cha đi mời Thượng Sĩ dự lễ. Thượng Sĩ trao cho hai quyển lục Tuyết Đậu và Dã Hiên, Ngài đọc qua thấy từ ngữ trong ấy quá thô lậu phàm tục nên nghi và xem thường, bèn khởi tâm trẻ con hỏi rằng:
                - Chúng sanh do nghiệp uống rượu ăn thịt, làm sao thoát khỏi tội báo?
                Đọc qua hành trạng của các Thiền sư, thỉnh thoảng chúng ta thấy có vài vị lâu lâu ăn thịt uống rượu. Nếu ăn thịt uống rượu làm sao thoát khỏi tội báo?
                Thượng Sĩ trả lời:
                - Giả sử có người xây lưng lại chợt có vua đi qua sau lưng người kia thình lình cầm vật gì ném trúng vua, người ấy có sợ không? Vua có giận không? Như thế nên biết, hai việc này không liên hệ gì nhau.
                Thượng Sĩ nói, nếu ăn thịt uống rượu mà vô tình vô tâm, không khởi động niệm thì không có tội. Còn nếu uống rượu ăn thịt với tâm khao khát thèm thuồng thì có tội. Như vậy có tội hay không tội tùy theo tâm người; nếu tâm đắm nhiễm thì có tội, tâm không đắm nhiễm, vì một trường hợp bất đắc dĩ mà ăn hay vì vô tình vô tâm thì không tội.
                Thượng Sĩ liền đọc hai bài kệ để dạy:
                Vô thường các pháp hạnh,
                Tâm nghi tội liền sanh.
                Xưa nay không một vật,
                Chẳng giống cũng chẳng mầm.
                Các pháp hạnh là vô thường, nhưng nếu khởi tâm nghĩ ngợi thì tội từ đó phát sanh. Còn thể thanh tịnh sáng suốt không hình không tướng, không phải là một vật, cũng không phải là giống, cũng không phải là mầm, thì làm gì có sanh diệt, vì vậy mà không có tội không có phước. Tội phước chỉ phát sanh ở tâm niệm vọng động; việc làm phát khởi từ tâm niệm vọng động thành tội thành phước, tâm không dấy động nói gì tội phước. Bây giờ Tăng Ni chưa hết phiền não vọng tưởng mà bắt chước ăn thịt uống rượu thì có tội không? Tại vì tâm sanh thì tội sanh. Chừng nào tâm niệm hết sanh khởi thì sao cũng được. Vậy quí vị muốn bắt chước nên bắt chước tâm không dấy niệm ở trước thì ăn thịt uống rượu như Thượng Sĩ cũng được. Nếu chưa được vô niệm thì khoan bắt chước, có lỗi.
                Ngày ngày khi đối cảnh
                Cảnh cảnh từ tâm sanh.
                Tâm cảnh xưa nay không
                Chốn chốn ba-la-mật.
                Thượng Sĩ nói: Ngày ngày mắt, tai, mũi, lưỡi... của chúng ta duyên với trần cảnh, cảnh nào cũng đều dính mắc. Do tâm dính mắc với cảnh, cảnh tâm không rời nhau, nên nói cảnh từ tâm sanh. Tâm cảnh dính mắc nhau rồi thì tự nó là tội là phước. Khi biết rõ tâm (vọng) cảnh không có thật thể, không phải là chân thì tâm không chạy theo cảnh nên không dính mắc lúc ấy pháp nào cũng là ba-la-mật, pháp nào cũng là cứu kính, không có pháp nào là tội là phước cả. Tại vì tâm dính với cảnh cho nên có tội có phước, nếu tâm không dính mắc với cảnh, biết rõ nó không thật thì pháp nào cũng là pháp cứu kính.
                Tôi lãnh hội ý chỉ hai bài tụng, giây lâu hỏi: “Tuy nhiên như thế, vấn đề tội phước đâu đã rõ ràng.”
                Thượng Sĩ lại dùng kệ giải rõ:
                Ăn rau cùng ăn thịt
                Chúng sanh mỗi sở thuộc.
                Xuân về trăm cỏ sanh
                Chỗ nào thấy tội phước?
                Điều Ngự Giác Hoàng nói việc tội phước Thượng Sĩ dạy như thế, Ngài vẫn còn nghi ngờ chưa rõ. Vì vậy mà Thượng Sĩ dùng kệ để giảng; Thượng Sĩ nói thú có mạng sống, cây cỏ cũng có mạng sống; thú vật là chúng sanh, cây cỏ cũng là chúng sanh, ăn rau trái thì có tội với cây cỏ, ăn thịt thì có tội với thú vật, vì nó có chủ. Con cá, con gà, con vịt... nó tự có chủ, chúng ta đoạt mạng sống lấy thịt nó để ăn là có tội, cây cỏ cũng có chủ, chúng ta đoạn mạng sống lấy thân lá trái nó để ăn là có tội. Chỉ khi tâm chúng ta thản nhiên tự tại trước mọi việc đến đi của thế sự, cũng như thời tiết xuân đến thì hoa nở cỏ sanh, thu đến thì lá úa hoa rụng là lẽ thường thì đâu thấy có tội phước. Sở dĩ thấy có tội phước là do tâm chấp trước, khi hết chấp trước không còn dính mắc thì tội phước đâu còn.
                Sở dĩ ngày nay tu sĩ không ăn cá thịt là vì thú vật bị giết nó giãy giụa kêu la, chúng ta cảm thông được nỗi đau khổ của nó nên tránh không ăn. Còn rau trái khi cắt, nó không kêu la chỉ héo xàu thôi, lòng chúng ta không xót xa lắm nên chúng ta ăn. Nghĩa là cái gì chúng ta ăn mà thấy ít xót xa, ít tổn thương lòng từ bi thì tạm dùng. Sống là phải ăn, không ăn thì làm sao sống? Vì vậy mà lựa loài nào ít xúc cảm thì ăn, chỉ ăn những loài ít xúc cảm ít làm tổn thương lòng từ bi. Vì loài nào cũng có quyền làm chủ, cần sự sống; loài nào khi bị đoạn mạng sống cũng chảy máu chảy mủ, song mủ của cây cỏ khác hơn máu của động vật. Người tu ăn, quan trọng ở chỗ có niệm tham trước mong cầu hay không niệm tham trước mong cầu. Nếu đã dứt tâm tham trước mong cầu mà ăn thì không tội không phước. Nếu còn tâm tham trước mong cầu thì ăn gì cũng có lỗi, ở đâu cũng có lỗi.
    (xem tiếp trang 2)
     
     

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

de cuÑi ăn vẠlang ngam ky quan phat giaoco xua bac nhat the nom Hồn quê thien sử Lễ húy kỵ lần thứ 44 cố Đại lão ki廕穆 phat phap trong thoi kinh te thi truong bổ à n vận sống thảnh thơi giữa dòng đời điên ta tu từ những thị phi cuộc đời tái nếu đức phật là một ceo tứ vô Mẹ với ngày tựu trường mu đứa con cùng khổ trở về chùa xá lợi Hoa mướp trước sân Chất xơ giúp tránh dị ứng thực phẩm rộng Liên phat day lam cha me ï¾ï½ dÃ Æ Mùa xuân theo dấu chân Phật tổng học Thiên 泰卦 cô vân cổ tự tín chua Long chua dong ngo má Ÿ xuân Hoa quý vườn nhà thie n va tri thu c Ngôi Làm nu duoi goc nhin phat giao 真言宗金毘羅権現法要 áºn Hồi ức một quận chúa Kỳ 6 Cuộc HoẠrãƒæ Lặng một vài suy nghĩ vì sao những người lương thiện như con tu tinh mua xuan láºy ngá tất cả chúng ta xin truyền đi những Phật pháp tăng Tử minh tử cuộc sống không phải chiến trường yen