00 Mục Lục 
01 Lời đầu sách của HT Thanh Từ
02 Đề Tựa của Tỳ Kheo Huệ Nguyên (1763)
03 Hành Trạng Thượng Sĩ
04 Đối Cơ (trả Lời Người Hỏi)
05 Tụng Cổ
06-1 Bài ca Tâm Phật 
06-2 Bài ngâm phóng cuồng, Sống chết nhàn mà thôi
06-3 Phàm Thánh không hai, Mê ngộ không khác, Ngậm bĩu môi
06-4 Bài văn Trứ Từ tự răn, Thời tiết an định, Dương chân, Vào cát bụi
06-5 Muôn việc về như, Thói đời hư dối, Họa thơ quan Huyện, Cảnh vật Tịnh Bang, Họa Thơ Hưng Trí Thượng Vị Hầu
06-6 Tụng đạo học Trần Thánh Tông, Chăn trâu đất, Vui thích giang hồ, Vật không tuỳ người, Viếng Đại Sư Tăng Điền, Thăm bệnh Đại Sư Phước Đường
06-7 Lễ Thiền sư Tiêu Dao ở Phước Đường, Cảnh vật Phước Đường, Tăng Pháp sư Thuần Nhất, Đùa Thiền Sư Trí Viễn xem kinh giải nghĩa, Điệu Tiên Sư
Khuyên đời vào đạo, Bảo chúng, Bảo chúng, Bảo học giả, Chợt hứng
06-8 Cội tùng đáy khe, Xuất trần, Đạo lớn không khó, Tâm vương, Thả trâu, Đề tịnh xá, Chợt hứng, Cây gậy, Chiếu thân, Tự đề, Chợt tỉnh, Tự tại, Bảo học trò, Bảo tu nghiệp Tây phương, Thoát đời, Vui thú giang hồ.
07 Lời Bạt

 

 

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI
Biên Soạn: Trúc Lâm Tổ Sư (Trần Nhân Tông) 
Dịch và Giảng: Hoà ThượngThích Thanh Từ
Ban Văn Hoá Trung Ương GHPGVN Xuất Bản 1996
    TỤNG CỔ
    Giảng:
                Tụng Cổ là những lời Phật dạy trong kinh, hay những lời khai thị của các vị Cổ đức trong nhà Thiền, rất khó hiểu khó hội. Thượng Sĩ đem ra tụng giải để cho người hiểu, nên gọi là Tụng Cổ. Tụng Cổ không nhất thiết là lời Phật dạy trong kinh, cũng không nhất thiết là lời của các Thiền sư, có khi dẫn lời Phật dạy trong kinh, có lúc dẫn lời khai thị của Thiền sư, cũng có khi dẫn lời của các bậc Thánh nhân. Chúng ta học Tụng Cổ phải cẩn thận, đừng để hiểu lầm. Lời đầu tiên để tụng, Thượng Sĩ dẫn từ kinh Niết-bàn.
    Dịch:
                Cử:
                Kinh Niết-bàn nói:
                Các hạnh vô thường
                Là pháp sanh diệt.
                Thầy nói:
                - Cái gì sanh diệt?
                Tụng:
                Các hạnh vô thường
                Là pháp sanh diệt.
                Ba cõi mưa mịt mù
                Mười phương gió vi vút.
                Phàm thánh chẳng ở chung
                Rắn rồng không lẫn lộn. 
                Các hạnh vô thường tất cả không
                Tâm sanh diệt kia ai hỏi đáp?
                Nếu gặp lão Cồ-đàm thân cóng lạnh
                Chưa khỏi ngang hông cho một đạp.
                Chao!
                Không thấy màu xuân ấm
                Hay xem đào lý hoa.
    Giảng:
                Trong kinh Đại Bát Niết-bàn có bốn câu kệ:
                Các hạnh vô thường
                Là pháp sanh diệt
                Sanh diệt diệt rồi
                Tịch diệt là vui.
                Bốn câu kệ này là gốc của bài Tụng Cổ và rất quan trọng trong kinh Niết-bàn. Nhưng gây cho người sau nhiều nghi ngờ, nên ở đây Thượng Sĩ dẫn ra tụng giải để cho chúng ta hiểu. Trước khi giải lời tụng tôi dẫn một đoạn trong kinh Pháp Bảo Đàn để quí vị hiểu phần căn bản:
                Tăng Chí Đạo, người quê ở Nam Hải Quảng Châu đến tham vấn, hỏi Lục Tổ:
                - Học nhân từ khi xuất gia, xem kinh Niết- bàn hơn mười năm, chưa rõ được đại ý, cúi mong Hòa thượng thương xót chỉ dạy.
                Tổ bảo:
                - Chỗ nào ông chưa rõ?
                - Các hạnh vô thường là pháp sanh diệt, sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui. Chỗ này con nghi ngờ.
                - Ông nghi như thế nào?
                - Tất cả chúng sanh đều có hai thân gọi là sắc thân và Pháp thân. Sắc thân vô thường có sanh có diệt. Pháp thân thường không tri không giác. Kinh nói: “Sanh diệt diệt rồi tịch diệt là vui.” Chẳng biết thân nào tịch diệt, thân nào thọ vui? Nếu là sắc thân, khi sắc thân tịch diệt, bốn đại phân tán, toàn là khổ, khổ không thể nói vui; nếu Pháp thân tịch diệt tức đồng cỏ cây gạch đá, ai sẽ thọ vui?
                Đây là cái nghi của ngài Chí Đạo, Ngài nêu lên hai vấn đề. Con người có hai thân, sắc thân và Pháp thân. Sắc thân là tướng sanh diệt vô thường. Nếu sắc thân tịch diệt bốn đại rã tan thì lúc đó khổ. Vậy sự tịch diệt của sắc thân không vui. Còn Pháp thân thì vô tri giác, đồng như cỏ cây, khi tịch diệt cái gì biết vui? Tóm lại sắc thân tịch diệt là khổ, Pháp thân tịch diệt vô tri, như vậy vui chỗ nào? Ngài Chí Đạo nghi như thế nên bị Lục Tổ quở:
                - Ông là Thích tử sao tập theo ngoại đạo về đoạn kiến và thường kiến mà luận nghị về pháp Tối thượng thừa. Cứ theo lời ông nói, tức là ngoài sắc thân riêng có Pháp thân, lìa sanh diệt để cầu tịch diệt, lại suy luận Niết- bàn thường lạc nói có thân thọ dụng, đây là chấp lẫn về sanh tử, đắm mê cái vui thế gian; nay ông nên biết Phật vì tất cả người mê nhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cả pháp cho là tướng ngoại trần, ưa sanh ghét tử, niệm niệm đổi đời, không biết là mộng huyễn hư giả, luống chịu luân hồi, lấy thường lạc Niết-bàn đổi thành tướng khổ, trọn ngày tìm cầu. Phật vì thương những người này, mới chỉ dạy Niết-bàn chân lạc, trong sát-na không có tướng sanh, trong sát-na không có tướng diệt, lại không có sanh diệt có thể diệt, ấy là tịch diệt hiện tiền. Chính ngay khi hiện tiền cũng không có cái lượng hiện tiền, mới gọi là thường lạc. Vui này không có người thọ, cũng không có người chẳng thọ, há có tên một thể năm dụng, huống là lại nói Niết-bàn ngăn cấm các pháp khiến hằng chẳng sanh. Đây là ông chê Phật hủy pháp.
                Theo Lục Tổ thì sắc thân và Pháp thân không rời nhau, tịch diệt và sanh diệt không rời nhau. Ngay nơi mỗi người có cái tịch diệt là Niết-bàn thường lạc, mà chúng ta không nhận được cái tịch diệt thường lạc đó, chỉ bám vào cái thân sanh diệt, cho nên mới đem cái thường lạc của Niết-bàn đổi thành tướng khổ sanh diệt, để rồi cứ tìm cầu suốt đời. Đó là lầm lẫn, là cái bệnh lớn của chúng ta. Ngay nơi mỗi chúng ta có cái không sanh không diệt, nhận ra cái không sanh không diệt là thể nhập Niết- bàn thường lạc, gọi là tịch diệt hiện tiền. Và ngay phút giây hiện tiền cũng không khởi niệm hiện tiền, đó mới là chân thật Niết-bàn. Cái vui Niết-bàn chân thật không có người thọ cũng không có người chẳng thọ. Vì còn có người thọ là còn năng còn sở đối đãi, không phải là Niết-bàn chân thật. Cái vui Niết-bàn chân thật, không phải là cái vui của cảm giác nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý xúc chạm với trần cảnh; được thỏa mãn thì vui, không thỏa mãn thì khổ; cái vui cái khổ đó là tướng vô thường sanh diệt. Cái vui tịch diệt Niết-bàn là khi tâm không còn một mảy may vọng niệm sanh diệt, chỉ là cái thể không vọng động không sanh diệt nơi nội tâm. Cái vui này không phải từ thân mà cũng không phải từ đâu đến, do hết niệm sanh diệt, ngay nơi tâm thể không sanh diệt được vui. Hiểu đoạn này chúng ta mới hiểu được phần Tụng Cổ mà Thượng Sĩ nêu lên.
                Kinh Niết-bàn nói:
                Các hạnh vô thường
                Là pháp sanh diệt.
                Hạnh là hành động, là sanh hoạt của người hay của muôn vật ở thế gian này. Song người và vật đều có tướng, hễ có tướng là có sanh diệt nên vô thường. Hai câu đầu chỉ cho người và muôn sự muôn vật ở thế gian đang ở trong tướng sanh diệt thảy đều là vô thường.
                Thượng Sĩ hỏi: “Cái gì sanh diệt?” Ngài hỏi câu này muốn gợi cho chúng ta thấy tất cả pháp có hình tướng trong cõi đời này đều sanh diệt. Nhưng muốn tìm cái không sanh diệt phải tìm ngay trong tướng sanh diệt, vì ngoài tướng sanh diệt, không thể tìm tướng không sanh khoâng dieät ñöôïc. Chuùng ta khoâng theå noùi moïi söï moïi vaät do coù hình töôùng sanh dieät laø voâ thöôøng, mà toàn thể đều là sanh diệt. Vì trong cái sanh diệt đã có cái không sanh không diệt nên Ngài mới đặt câu hỏi này:
                Các hạnh vô thường
                Là pháp sanh diệt.
                Ba cõi mưa mịt mù
                Mười phương gió vi vút.
                Phàm thánh chẳng ở chung
                Rắn rồng không lẫn lộn.
                Nếu thấy các pháp là vô thường sanh diệt thì trong tam giới này mưa mịt mù, mười phương gió vi vút, tức là mọi sự mọi vật ở trong thế gian, cho đến ba cõi mười phương đều ở trong cái sanh diệt. Nếu chúng ta thấy tất cả pháp đều sanh diệt thì thấy phàm khác thánh khác không ở chung, thấy rồng khác rắn khác không lẫn lộn. Nhưng sự thật, trong thế gian này những chỗ hàng long tượng (rồng to) vẫn có những con rắn ẩn núp trong đó. Những nơi chúng sanh phàm tình ở, vẫn có các bậc thánh lẫn trong đó để giáo hóa. Để thấy rằng nếu chúng ta giản trạch tất cả tướng, tất cả hạnh là sanh diệt vô thường, tức là chúng ta không thừa nhận trong cái sanh diệt có cái không sanh diệt, cho nên Thượng Sĩ mới nói phàm thánh chẳng ở chung, rắn rồng không lẫn lộn.
                Các hạnh vô thường tất cả không,
                Tâm sanh diệt kia, ai hỏi đáp?
                Tất cả pháp là vô thường hoại diệt thì thành không, đã thành không rồi thì ngay tâm sanh diệt cái gì hỏi cái gì đáp? Thượng Sĩ nêu lên câu hỏi này, nhằm nhắc cho chúng ta ý thức rằng ngay nơi tâm sanh diệt có cái không sanh diệt biết hỏi biết đáp.
                Nếu gặp lão Cồ-đàm thân cóng lạnh
                Chưa khỏi ngang hông cho một đạp.
                Chao!
                Sao Thượng Sĩ nói ngang ngược như thế? 
                Nếu căn cứ trên hai câu này thì tất cả pháp sanh diệt giống như ba cõi mưa mù mịt, mười phương gió vi vút. Như vậy thì thân Phật cóng lạnh. Nếu thân Phật cóng lạnh thì không còn giá trị, cho nên ngang hông cho một đạp té nhào, vì thân sanh diệt là vô nghĩa.
                Không thấy màu xuân ấm
                Hay xem đào lý hoa.
                Hoa đào hoa lý trổ vào mùa xuân, tuy chúng ta chưa thấy màu xuân ấm mà thấy hoa đào hoa lý trổ thì biết là tiết xuân. Ý Thượng Sĩ nói tuy chưa sống trong cảnh giới sanh diệt diệt rồi tịch diệt là vui, nhưng ngay trong sanh diệt nhận ra cái không sanh diệt đó là người đặc biệt. Nếu đợi sanh diệt diệt rồi mới thấy thì muộn lắm. Vì vậy nên Thượng Sĩ nói: “Không thấy màu xuân ấm, hay xem đào lý hoa.” Đó là cái đặc biệt. Tôi thường ví dụ nước biển nguyên là lặng, nhưng gió thổi sóng dấy lên, nhìn xuống mặt biển chúng ta thấy từng đợt sóng từng đợt sóng dồn dập. Người trí tuy thấy sóng biển đang dồn dập mà vẫn biết nước biển vốn phẳng lặng. Vì họ đã thấy cái thể lặng lẽ của nó. Cũng vậy, trong tất cả tướng sanh diệt của các pháp, ngay đó biết có cái không sanh diệt mới là người trí. Chớ đợi khi tướng sanh diệt diệt rồi mới nhận ra cái tịch diệt thì kết quả ở sau.
                Tóm lại, hai câu đầu bài tụng này nhắc lại ý của bài tụng trong kinh Niết-bàn. Hai câu kế diễn tả tướng sanh diệt thì mù mịt lạnh lẽo rất đau khổ. Hai câu kế tiếp nói rằng nếu chúng ta tách rời tướng sanh diệt và thể không sanh diệt thì cái nhìn của chúng ta không tường tận, giống như thấy phàm khác thánh khác, rồng khác rắn khác. Đó là cái thấy phân biệt đối đãi. Hai câu kế tiếp nữa gợi lên ý cho người hiểu rằng: pháp vô thường thì bại hoại thành không; đã thành không thì ngay nơi tâm sanh diệt ai hỏi ai đáp? Tâm sanh diệt chợt có chợt không; nhưng nếu có hỏi là có đáp, vậy cái gì có sẵn hễ hỏi là đáp liền, hoặc gọi là dạ liền vậy? Cái sẵn đó có bị sanh diệt không? Nếu nó bị sanh diệt thì khi nó diệt rồi thì ai đáp? Thượng Sĩ chỉ cho chúng ta thấy ngay nơi cái sanh diệt có cái không sanh diệt hằng hiện hữu. Hai câu kế nữa nói rằng nếu tất cả các pháp là vô thường, thì thân tứ đại của Phật (báo thân) lạnh cóng cũng bị sanh diệt, vì vậy mà không có giá trị, không phải là cứu kính. Cho nên Thượng Sĩ nói “nếu gặp lão Cồ-đàm thân cóng lạnh, chưa khỏi ngang hông cho một đạp”. Vậy đối với báo thân sanh diệt của Phật chỉ là cái thân bỏ đi không có giá trị, Pháp thân không sanh không diệt mới là cứu kính, có giá trị. Hai câu sau cùng kết thúc: phải ngay nơi cái sanh diệt nhận được cái không sanh diệt mới là người khéo, cũng như thấy hoa đào hoa lý nở biết là tiết xuân vậy.
    Dịch:
                Cử:
                Sanh diệt diệt rồi
                Tịch diệt là vui.
                Thầy nói:
                - Uyên Minh châu mày làm gì?
                Tụng:
                Sanh diệt diệt rồi
                Tịch diệt là vui.
                Chim mỏi đậu khóm lau
                Cá mệt dừng đáy nước.
                Chẳng ngại thân nhuốm đau
                Chỉ e tay chế thuốc.
                Đừng đeo mang gánh nặng
                Đi qua cầu một cây.
                Đến nhà thôi thưa hỏi
                Từ đâu lại sẩy chân.
                Muôn một không được dừng
                Như trước xem mưu lược.
                Ối!
                Nếu chẳng nhân mê bờ lau lách
                Đi càn được đến suối Võ Lăng.
    Giảng:
                “Uyên Minh châu mày làm gì?” Bình thường thì hai chân mày hở ra, nhưng khi chúng ta không bằng lòng bất mãn điều gì thì hai chân mày nhíu lại gọi là châu mày. Uyên Minh là tên người, gọi đủ là Đào Uyên Minh tức Đào Tiềm, một danh sĩ đời Tấn. Khi nước Tấn mất về tay nhà Tống, ông từ quan lui về vườn trồng cúc uống rượu ngâm thơ. Ông là tác giả ca khúc Qui Khứ Lai Từ, được truyền tụng ở đời. Trong đoạn Lư Sơn Ký có ghi ngài Tuệ Viễn ở Lư Sơn (Lô Sơn) lập hội Bạch Liên Xã mời Uyên Minh vào hội, khi vào hội ông châu mày, nghĩa là ông không bằng lòng. Thượng Sĩ nói: Uyên Minh châu mày làm gì? Vì “sanh diệt diệt rồi tịch diệt là vui”, tất cả là Niết-bàn chân lạc, còn có cái gì bất mãn mà châu mày?
                Mở đầu bài tụng này bằng hai câu “sanh diệt diệt rồi tịch diệt là vui” là lập lại hai câu kệ trong kinh Niết- bàn. Ở trước đã giảng rồi đây tôi không giảng lại.
                “Chim mỏi đậu khóm lau, cá mệt dừng đáy nước.” Chim bay mỏi cánh không bay nữa, nên đậu vào khóm lau để nghỉ. Cá lội mệt không lội nữa, dừng lại tựa vào các hòn đá hoặc là các gốc cây dưới đáy nước. Hình ảnh này nói lên trạng thái sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui, vì lúc đó an lạc thoải mái.
                “Chẳng ngại thân nhuốm đau, chỉ e tay chế thuốc.” Không sợ thân bệnh hoạn, mà chỉ ngại cân thuốc mỏi tay. Thân bệnh là nhân, cân thuốc là quả; vì có thân bệnh là nhân mới có quả là cân thuốc để trị. Ý nói đa số chúng ta chỉ biết nhìn cái quả mà không chịu thấy cái nhân. Cũng như ngay trong cái sanh diệt đã có cái tịch diệt mà chúng ta không thấy, đợi cái sanh diệt diệt rồi mới thấy tịch diệt  là vui. Thấy như vậy là chỉ thấy cái quả mà không thấy cái nhân. Ý hai câu này phải khéo mới hiểu được, bằng không thì thấy như lạc đề.
                “Đừng đeo mang gánh nặng, đi qua cầu một cây. Đến nhà thôi thưa hỏi, từ đâu lại sẩy chân.” Ngài dạy đừng có gánh gánh nặng mà đi qua cây cầu khỉ (cầu có một cái cây bắc qua sông, lạch, không có cây để vịn). Nếu gánh nặng mà đi qua cầu khỉ thì sẽ té. Muốn khỏi té thì đừng gánh nặng qua cầu. Ý nói chúng ta sống trong cõi đời này, nhất là người tu đừng bám víu đeo mang pháp hữu vi sanh diệt tạm bợ, nếu đeo mang bám víu pháp hữu vi sanh diệt tạm bợ thì không được an ổn thảnh thơi, bị phiền não bức ngặt. Vậy nên chúng ta buông tất cả cố chấp, từ bỏ không đeo mang bất cứ một pháp nào thì trên đường đạo mới được tự tại an bình. Giống như người về đến nhà cứ bước vào nhà không còn lo sẩy chân trái bước. Sở dĩ sợ té là vì còn đang đi trên đường, về tới nhà rồi thì không còn sợ té nữa.
                “Muôn một không được dừng, như trước xem mưu lược.” Trong muôn phần mà một phần nhỏ của muôn phần cũng không được dừng, mà phải thấy được cái mưu lược như trước. Nghĩa là tất cả những gì mình đang quảy đang mang đi vào đường đạo, đó là cái khó khăn hiểm nguy, dù một phần nhỏ cũng phải bỏ, như vậy mới sử dụng được mưu lược để thành công. Nhược bằng không được như thế thì thất bại. Tôi lập lại lần nữa, nếu người tu còn bám chặt còn cố thủ một cái gì thì không bao giờ đến được chỗ cứu kính. Vì vậy nên nói muôn một không được dừng tất cả đều phải buông, cho đến một phần trong muôn phần còn lại cũng phải buông luôn nữa. Chúng ta tu, những điều đáng buông đã buông được bao nhiêu rồi? Có điều nào tiếc để dành lại không? Chắc có những điều buông hơi tiếc. Còn giữ lại nên chưa thành đạo. Vậy, tất cả phải buông sạch.
                “Ối! Nếu chẳng nhân mê bờ lau lách, đi càn được đến suối Võ Lăng.” Hai câu thơ này lấy từ điển tích ở Trung Hoa, vào đời Tấn có một người đi câu cá, vui bước đi theo bờ lau cuối cùng gặp cái suối tên Võ Lăng. Khi tới suối Võ Lăng thấy dân cư đông đúc, hỏi ra ông mới biết là con cháu của những người từ một ngàn năm về trước, tránh nạn bạo Tần vào ở đây, sống cách biệt hẳn với người ở bên ngoài. Cảnh sống riêng biệt an nhàn của những người này giống như cảnh tiên, họ không bận bịu buộc ràng với người thế gian bên ngoài. Người câu cá nhờ say mê đi, càng đi mãi trên bờ lau mới tới suối Võ Lăng. Nếu ông dè dặt không dám đi thì khó mà đến được. Để thấy, người tu biết tịch diệt là vui, muốn hưởng được cái vui ấy thì phải càn rừng lướt bụi, trải qua bao nhiêu khó cực, mà vẫn mải mê không chán không mệt thì, mới tới được chỗ tịch diệt là vui của kinh Niết-bàn nói. Bài tụng này cũng nhắc chúng ta tu để đến chỗ tịch diệt  là vui. 
    Dịch:
                Cử:
                Kinh Duy-ma nói:
                Quán thật tướng của thân
                Quán Phật cũng như vậy.
                Thầy: Nở nụ cười.
                Tụng:
                Quán thật tướng của thân
                Quán Phật cũng như vậy.
                Tìm kim rơi đất
                Ngửa mặt xem trời.
                Xưa kia không tấc dạ
                Ngày nay lỗi bời bời.
                Không trói lại cầu trói
                Không ràng lại đến ràng.
                Cọp ngồi thật cọp ngồi
                Rồng ngủ là rồng ngủ.
                Muốn biết thân cùng Phật
                Trồng ngó nẩy sen hồng.
                Gương ngọc tròn vành lên góc biển
                Chỉ nhân ấn mắt có đổi dời.
    Giảng:
                “Quán thật tướng của thân, quán Phật cũng như vậy.” Đối với thân, mỗi người chúng ta phải quán cái gì là thật tướng, cái gì là giả tướng. Vậy thân tứ đại này là thật hay giả? Nếu nó giả, ai động tới có la không? - Động tới liền la, nếu nói giả thì ai la? Chẳng lẽ cái giả biết la. Ở đây Ngài dạy chúng ta quán thật tướng của thân, phân tích để thấy thân này cái gì là tướng giả, cái gì là tướng thật. Theo kinh Niết-bàn tướng giả là chỉ cho sắc thân, tướng thật là chỉ cho Pháp thân, gọi đó là thật tướng của thân. Vậy, thật tướng của thân là Pháp thân của mỗi người. Và, quán thân Phật cũng giống như vậy.
                “Tìm kim rơi đất, ngửa mặt xem trời. Xưa kia không tấc dạ, ngày nay lỗi bời bời.” Ý bốn câu này quá hay. Thượng Sĩ nói chúng ta phải quán sát thân này cho thấy cái nào là giả, để nhận ra cái thật. Chẳng khác nào cây kim rơi xuống đất, chúng ta muốn tìm kim mà ngửa mặt lên trời để tìm, làm sao thấy được? Tại sao? Vì cội nguồn “xưa kia không tấc dạ” tức là không có một niệm dấy động mà bây giờ bảo quán thì lỗi bời bời, vô số lỗi. Quán chiếu thì phải khởi niệm phân tích để thấy tướng giả, càng thêm rối rắm, vì Thể chân thật vốn lặng lẽ không chút động niệm, mà bây giờ khởi động niệm để quán nên có lỗi. Chúng ta muốn nhận ra Thể chân thật mà phải tìm trong cái giả tạm, chẳng khác nào ngửa mặt lên trời để tìm cây kim rơi ở dưới đất. Đó là chuyện không đâu. Thượng Sĩ hơi trách pháp quán.
                “Không trói lại cầu trói, không ràng lại đến ràng.” Theo Thượng Sĩ thì cái chân thật thản nhiên tự tại, không bị trói không bị buộc. Bây giờ bắt phải quán chiếu, chẳng khác nào không trói lại cầu trói, không bị ràng buộc lại chịu ràng buộc.
                “Cọp ngồi thật cọp ngồi, rồng ngủ là rồng ngủ. Muốn biết thân cùng Phật, trồng ngó nẩy sen hồng.” Mọi người chúng ta đối với các pháp hiện tại như thế nào thì thấy như thế ấy. Chẳng hạn cọp ngồi thì thấy là cọp ngồi, rồng ngủ thì thấy là rồng ngủ, cần gì phải xét phải quán chi cho nhọc. Vậy muốn biết thân mình và thân Phật đồng nhau, phải thấy hoa sen trổ hồng gốc từ ngó sen mà ra, có hoa sen nào trổ mà không từ ngó sen ở dưới bùn chui lên đâu? Vậy thì thấy thân Phật là thân chân thật và, báo thân Phật cũng như thân mình cũng có thân chân thật, không cần phải quán thân Phật rồi đối chiếu lại thân mình, hay quán thân mình rồi đối chiếu thân Phật, thêm dài dòng. Đó là ý Thượng Sĩ không chấp nhận lối quán chiếu.
                “Gương ngọc tròn vành lên góc biển, chỉ nhân ấn mắt có đổi dời.” Mặt trời từ từ lên tỏa ánh sáng từ phía biển đông, chỉ có một mặt trời thôi, nhưng nếu chúng ta dụi mắt thì thấy vô số bóng mặt trời khác. Sở dĩ chúng ta thấy nhiều bóng mặt trời khác như thế là tại chúng ta dụi mắt. Kỳ thật chỉ có một mặt trời mọc lên ở phía biển đông mà thôi. Thượng Sĩ nói nơi mỗi người có sẵn Thể chân thật, chỉ cần buông hết mọi kiến chấp mọi phân biệt thì Thể chân thật hiện tiền, không cần phải quán chiếu so sánh mới thấy được. Giống như mặt trời lên từ phía biển đông, chúng ta nhìn thì thấy mặt trời là mặt trời, nhược bằng dụi mắt thì thấy nhiều bóng mặt trời khác, đó là lỗi tại dụi mắt, chớ một mặt trời vẫn là một mặt trời. Thượng Sĩ dạy chúng ta tu phải thấy đúng như thật, sự việc như thế nào thấy như thế ấy, đừng quán chiếu so sánh làm rối thêm không có lợi.

    Dịch:
                Cử: 
                Kinh Hoa Nghiêm nói:
                Tất cả pháp chẳng sanh
                Tất cả pháp chẳng diệt
                Nếu hay hiểu như thế
                Chư Phật thường hiện tiền.
                Thầy nói:
                - Xem ! Xem!
                Lại nói:
                Lớn giọng bảo im
                Bỏ bánh ăn bột.
                Hét!
                Tụng:
                Đầu vàng (Phật) khua lưỡi gạt chúng sanh
                Chốn chốn ngủ say, dạo một mình.
                Chẳng quản đêm tàn còn mộng mị
                Đinh, đông cửa phượng giục tàn canh.
    Giảng:
                Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả pháp chẳng sanh, tất cả pháp chẳng diệt, nếu hay hiểu như thế, chư Phật thường hiện tiền.” Đức Phật nói: Tất cả pháp không sanh, tất cả pháp không diệt, nếu chúng ta hằng thấy như vậy thì Phật thường hiện tiền ở nơi ta. Thượng Sĩ nói: “Xem! Xem!” Xem! Xem!  Để chi? Thấy chư Phật hiện tiền không? Nếu chư Phật hiện tiền thì cứ nhìn sẽ thấy.
                “Lớn giọng bảo im, bỏ bánh ăn bột.” Ở đây nói tất cả pháp chẳng sanh tất cả pháp chẳng diệt; vậy pháp chẳng sanh pháp chẳng diệt là pháp ở ngoài hay ở nơi mình? Nếu thấy tất cả pháp chẳng sanh tất cả pháp chẳng diệt hay hiểu như thế chư Phật thường hiện tiền, mà thấy ở bên ngoài thì chẳng khác nào chúng ta bảo người khác đừng nói chuyện mà mình lớn tiếng la lên: “Im, đừng nói chuyện!” Bảo người đừng nói chuyện mà mình lại la to. Giống như muốn ăn bánh mà bỏ bánh lấy bột. Ý Ngài nói, tại sao chúng ta không thấy mình là chẳng sanh chẳng diệt, mà phải thấy tất cả pháp chẳng sanh chẳng diệt, mới thấy được Phật hiện tiền? Nếu tâm mình chẳng sanh chẳng diệt thì Phật hiện tiền nơi mình, đâu có xa. Ngài cho rằng thấy các pháp chẳng sanh chẳng diệt như vậy là quanh co. Đó là bỏ cái này để cầu cái kia.
                “Đầu vàng khua lưỡi gạt chúng sanh, chốn chốn ngủ say, dạo một mình.” Đầu vàng là chỉ cho đức Phật, khua lưỡi gạt chúng sanh là lời Phật nói trong kinh gạt chúng ta. Gạt như thế nào? Vì chúng sanh còn đang say mê, Phật dạy quán tất cả pháp chẳng sanh, tất cả pháp chẳng diệt. Như vậy, bảo họ quán là chỉ cho họ còn những cái say mê, nên nói chốn chốn ngủ say dạo một mình. Ai dạo? Thiên hạ thì đang ngủ say còn Phật thì đi có một mình thành ra Ngài đánh lừa mình đi một cách tự do.
                “Chẳng quản đêm tàn còn mộng mị, đinh, đông cửa phượng giục tàn canh.” Đêm đã mãn rồi mà vẫn còn mê ngủ, tiếng kiểng ở đền vua báo sáng rồi mà vẫn còn nằm ngủ. Ý nói Phật nói tất cả chẳng sanh tất cả chẳng diệt, nếu hay hiểu như thế, chư Phật thường hiện tiền, đó là Phật nói lừa chúng ta. Thượng Sĩ nói nếu tâm chẳng sanh chẳng diệt thì ngay đó là Phật rồi, cần gì phải thấy các pháp chẳng sanh chẳng diệt chi cho lòng vòng. Nhưng, sở dĩ Phật nói như thế, vì chúng sanh mê chấp các pháp là sanh là diệt, nên Ngài dạy đừng chấp các pháp. Đa số chúng ta thấy các pháp không sanh không diệt là thấy Phật hiện tiền, tức là thấy Phật ở ngoài mình, sự thật thì Phật hiển hiện nơi tự tâm mình, thế nên Thượng Sĩ nói Phật khua lưỡi gạt chúng sanh. Tại sao Phật gạt chúng sanh? Vì chúng sanh đang mê ngủ, mặc dù đã tàn canh, tiếng kiểng đánh thức mà vẫn cứ ngủ. Chỉ có một mình Phật là người tỉnh mới dùng phương tiện đánh lừa bảo phải thấy tất cả pháp không sanh không diệt là thấy Phật hiện tiền, tức là nhận ra Phật ngay nơi mình.
    Dịch:
                Cử:
                Tăng hỏi Thiền sư Vạn Tuế: Đại chúng nhóm họp, cùng bàn việc gì? Sư đáp: Phẩm tựa thứ nhất.
                Thầy nói:
                - Thứ nhì cũng được.
                Tụng:
                Nói phẩm tựa thứ nhất
                Trên dưới không đồng bậc.
                Người trí không thật hư
                Kẻ mê sanh được mất. 
                Ngöôøi goã muùa thaùc chi
                Gaùi ñaù thoåi taát laät.
                Muốn tìm rõ ý này
                Bát-nhã ba-la-mật.
    Giảng:
                Ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam đối với các bậc đức cao đạo cả, để tỏ lòng tôn kính, chúng ta không dám gọi pháp hiệu của các Ngài mà chỉ gọi tên chùa. Ví dụ Hòa thượng ở chùa Phước Hậu thì gọi Hòa thượng Phước Hậu. Cũng vậy, Vạn Tuế là tên ngôi chùa ở núi Cửu Tuyên, Phước Châu, tỉnh Phước Kiến Trung Hoa. Đời nhà Lương, Thiền sư Huệ Cầu trụ trì tại đây nên người đời gọi Ngài là Thiền sư Vạn Tuế.
                Tăng hỏi Thiền sư Vạn Tuế: “Đại chúng nhóm họp, cùng bàn việc gì?” Sư đáp: “Phẩm tựa thứ nhất.” Thượng Sĩ nói: “Thứ nhì cũng được.” Tại sao Thượng Sĩ nói vậy? Vì có thứ nhất thì có thứ nhì đối đãi nhau. Cho nên: “Nói phẩm tựa thứ nhất, trên dưới không đồng bậc.” Tức là có trên có dưới, có thứ nhất có thứ hai có thứ ba... có phân biệt sai khác.
                “Người trí không thật hư, kẻ mê sanh được mất.” Người trí thấy không thật không hư thì nói gì có một, có hai, có ba... Kẻ mê thấy có được có mất hai bên đối đãi, nên mới thấy có phẩm này phẩm nọ.
                “Người gỗ múa thác chi, gái đá thổi tất lật.” Thác chi là điệu múa; điệu múa này trang bị bằng hai hoa sen lớn bằng giấy, hai cô gái đứng trong hoa sen, tới giờ múa hai hoa sen nở ra, hai cô gái đứng trong hoa sen múa. Tất lật là một loại kèn, thổi lên âm thanh nghe rất buồn thảm. Hai câu này ý nói khi chúng ta không còn phân biệt đây là đệ nhất kia là đệ nhị, hoặc đây thật kia hư thì lúc đó giống như người gỗ, giống như gái đá. Người gỗ gái đá không có niệm phân biệt, nhưng vũ múa thổi kèn được. Đó là diệu dụng không thể nghĩ lường của người vô niệm, không còn thức phân biệt. “Muốn tìm rõ ý này, Bát- nhã ba-la-mật.” Người nào muốn tìm hiểu tột cùng chỗ này là Bát-nhã ba-la-mật. Chỗ đó là chỗ vô phân biệt, là chỗ vô niệm.
    Dịch:
                Cử:
                Tăng hỏi Thiền sư Cảnh Sầm ở Trường Sa: “Con trùn chặt làm hai đoạn, đoạn nào cũng cử động, vậy Phật tánh ở đoạn nào?” Trường Sa đáp: “Động cùng chẳng động là cảnh giới gì?”
                Thầy nói:
                Hai bên không động,
                Động ở bên ông.
                Tụng:
                Con trùn chặt đứt làm hai khúc
                Mỗi khúc lăng quăng, có ai biết. 
                Hỏi ra Phật tánh toàn khó thay
                Cô phụ phanh lòng giấu sáu rùa.
    Giảng:
                Có một Thiền khách đến hỏi Thiền sư Trường Sa Cảnh Sầm: Con trùn chặt làm hai đoạn, đoạn nào cũng cử động lăng quăng. Vậy lúc đó Phật tánh ở đầu nào? Phật tánh là cái biết, có động tức là có biết, hai bên đều động, vậy Phật tánh ở bên nào? Câu hỏi này thật khó trả lời, thế mà Thiền sư Trường Sa Cảnh Sầm đáp: “Động cùng chẳng động là cảnh giới gì?”
                Thiền sư Trường Sa là đệ tử của Thiền sư Nam Tuyền, ban đầu Ngài trụ trì ở chùa Lộc Uyển rồi tùy duyên giáo hóa không nhất định. Về sau Ngài trụ trên núi Trường Sa ở Hồ Nam, giáo hóa đồ chúng rất hưng thạnh. Người đương thời gọi Ngài là Hòa thượng Trường Sa.
                Ngưỡng Sơn đến hỏi:
                - Mỗi người trọn có việc ấy chỉ là dùng không được.
                Ngài bảo:
                - Mời ông dùng.
                - Làm sao dùng?
                Ngài liền đạp Ngưỡng Sơn té nhào. Ngưỡng Sơn nói:
                - Thật là con cọp to.
                Qua lối khai ngộ này chúng ta thấy Ngài quá đặc biệt, thuộc hạng người bạo, Ngài mời Ngưỡng Sơn dùng mà Ngưỡng Sơn không biết dùng, Ngài liền dùng bằng cách đạp Ngưỡng Sơn một đạp té nhào. Không bạo là gì? Và, Ngưỡng Sơn cũng là tay cự phách, bị ăn đạp té nhào, liền nói “thật là con cọp to”. Người đời sau gọi Ngài là Sầm Đại Trùng. Chúng ta thấy lối đối đáp của Ngài quá kỳ đặc. Con trùn đứt làm hai, bên nào cũng giãy giụa, hỏi Phật tánh ở bên nào, Ngài đáp bằng câu hỏi: “Động cùng chẳng động là cảnh giới gì?” Có phải ông nghĩ cái động là Phật tánh, còn cái không động là không Phật tánh chăng? - Động cùng không động đâu ngoài Phật tánh, sanh diệt và tịch diệt không ngoài Phật tánh. Đa số chúng ta đều nghĩ Phật tánh chỉ là cái cục cựa nhúc nhích, không ngờ Phật tánh trùm tất cả, nên mới hỏi Phật tánh ở đầu nào? Đây là lối trả lời khéo của Ngài.
                Thiền sư Trường Sa trả lời như thế, còn Thượng Sĩ thì nói: “Hai bên không động, động ở bên ông.” Nghĩa là hai khúc trùn đứt giãy giụa tự nó không động, tại người khởi niệm hỏi nên người đó động. Cũng giống như gió và phướn tự nó không động, mà động ở nơi tâm người khởi niệm tranh cãi gió động hay là phướn động. Thượng Sĩ làm tụng:
                Con trùn chặt đứt làm hai khúc
                Mỗi khúc lăng quăng, có ai biết.
                Hai câu này rất dễ hiểu tôi không giảng.
                Hỏi ra Phật tánh toàn khó thay
                Cô phụ phanh lòng giấu sáu rùa.
                “Phanh lòng” là mổ bụng. “Giấu sáu rùa”, từ ngữ này lấy từ điển tích Phật dạy tu sĩ đối với sáu trần nên giống như con rùa. Thường khi dã can gặp rùa, nếu dã can cắn cái đầu thì rùa thụt đầu vào cái mai, nếu dã can cắn chân thì rùa rút chân vào cái mai... Như vậy thì dã can không hại được rùa. Cũng vậy, người tu chúng ta sáu căn vừa chạy theo sáu trần thì phải dừng lại, không để cho sáu căn dính với sáu trần thì được bình an giải thoát. Nếu để sáu căn chạy theo sáu trần thì bất an đau khổ. “Cô phụ phanh lòng giấu sáu rùa” là cô phụ người mổ bụng mình để giấu sáu bộ phận con rùa vào trong, tức là cô phụ lời Phật dạy. Vậy, muốn nhận ra Phật tánh, đừng có chạy theo tướng động và tịnh, mà phải biết hướng sáu căn trở vào, không chạy theo trần cảnh bên ngoài thì không cô phụ lời Phật dạy, còn nếu để sáu căn chạy theo sáu trần thì cô phụ lời Phật dạy.
    Dịch:
                Cử:
                Thiền sư Tùng Thẩm ở Triệu Châu. Có vị Tăng vẽ bức chân dung của Sư đem đến trình. Sư bảo: Hãy nói giống tôi không giống tôi? Nếu giống tôi thì đánh chết lão Tăng đi. Nếu không giống tôi thì đốt quách bức họa đi. Vị Tăng lặng câm.
                Thầy nói:
                - Đều là phí công.
                Tụng:
                Mũi nhọn bút lông khuôn giấy báu
                Thầm vẽ như nhiên thân bản lai.
                Dù cho đánh chết, đem thiêu rụi
                Thượng giới trần gian có mấy ai.
    Giảng:
                Một vị Tăng vẽ chân dung ngài Triệu Châu đem đến trình. Ngài bảo, hãy nói giống Ngài hay không giống Ngài, nếu giống Ngài thì đánh chết Ngài đi, nếu không giống Ngài thì đốt quách bức họa. Vị Tăng không trả lời được. Thượng Sĩ nói, đều là phí công. Tại sao Ngài nói như thế? Vì nói đốt hay nói giết cũng đều là nói hai bên chỉ uổng công thôi.
                “Mũi nhọn bút lông khuôn giấy báu, thầm vẽ như nhiên thân bản lai.” Thường họa sĩ dùng bút lông mũi nhọn vẽ hình người trên giấy gọi là tả chân (chân dung). Song, muốn vẽ cho ra cái chân thật chẳng có mấy người dù trên thượng giới hay dưới trần gian, thấy cái chân thật không qua hình thức vẽ hay tướng mạo, thật là ít có. Cho nên Ngài nói “dù cho đánh chết đem thiêu rụi”. Đánh chết thân tứ đại này hay thiêu rụi bức họa đều là giả tướng, còn thân chân thật như nhiên chẳng mấy người nhận được. Ý Thượng Sĩ nói dù cho thân tứ đại này hay bức họa cả hai đều là giả tướng, chỉ có thân chân thật như nhiên của mình mới là quí, nhưng ít người biết được.
    Dịch:
                Cử:
                Qui Sơn gói một tấm gương gởi Ngưỡng Sơn. Ngưỡng Sơn thượng đường đưa lên bảo: “Hãy nói, đây là gương Qui Sơn, là gương Ngưỡng Sơn? Có người nói được thì không đập bể.” Chúng không nói được. Ngưỡng Sơn đập nát tấm gương.
                Thầy nói:
                - Chưa khỏi cái họa Qui Sơn.
                Lại tiếp:
                - Theo hạnh nhỏ mà bỏ thừa lớn.
                Tụng:
                Gương báu gói niêm mặt hướng tiền
                Đưa lên đẹp xấu tự hiện nguyên.
                Đập đi nỡ phụ ý nung nấu
                Chỉ nhận sáng trong treo tự nhiên.
    Giảng:
                Ngài Ngưỡng Sơn được thầy là Thiền sư Qui Sơn gởi cho tấm gương; gởi gương là ngầm ý truyền trao hay thọ ký. Khi nhận tấm gương Ngài đối trước chúng nói: “Gương này là của Qui Sơn hay của Ngưỡng Sơn? Có người nói được thì để, nói không được thì đập.” Bây giờ quí vị nói coi! Nói của Qui Sơn hay của Ngưỡng Sơn cũng là lối nói hai bên, nên không ai mở miệng được. Thế nên Thượng Sĩ bình: “Chưa khỏi cái họa Qui Sơn.” Họa Qui Sơn là họa gì? - Dù cho đem cái gương đập đi cũng không khỏi họa, đó là việc truyền trao hay thọ ký của Qui Sơn.
                Lại tiếp: “Theo hạnh nhỏ mà bỏ thừa lớn.” Ngài Ngưỡng Sơn nêu lên cho mọi người thấy để ngộ, mà trong chúng không ai ngộ, đó là Ngài nghĩ cái nhỏ mà bỏ cái lớn, vì sự truyền thừa là việc lớn. Thế nên Thượng Sĩ làm tụng:
                Gương báu gói niêm mặt hướng tiền
                Đưa lên đẹp xấu tự hiện nguyện.
                Đập đi nỡ phụ ý nung nấu
                Chỉ nhận sáng trong treo tự nhiên.
                Ý Thượng Sĩ nói gương báu gói lại để mặt gương hướng ra trước, đưa cái gương lên mọi vật hiện trong gương rõ ràng, vật đẹp hiện đẹp, vật xấu hiện xấu không sai lệch. Gương này biểu trưng cho Đại viên cảnh trí, nếu đem gương đập đi là phụ công nung nấu của thầy tổ, đã bao nhiêu năm rèn luyện cho mình, nên đập bỏ không đành. Cứ tự nhiên nhận đi rồi treo cho sáng không hơn sao? Tâm thể chân thật của mỗi chúng ta cũng giống như cái gương không có niệm phân biệt, nhưng đối trước mọi người mọi vật, thấy biết rõ ràng đúng như thật.
    Dịch:
                Cử:
                Lão Tử nói: Vinh nhục đều sợ.
                Niêm:
                Tay khéo vẽ nên ngàn sự vật
                Tâm này nẩy nở muôn mối sầu.
                Tụng:
                Lạnh thì mặc áo, nực cởi ra
                Không lạnh không nực, ai biết mà.
                Chỉ xem liễu ngự hoa cung sắc
                Đâu chỉ tìm xuân bỏ bốn mùa.
    Giảng:
                Lão Tử nói gọn có bốn chữ “vinh nhục đều sợ”. Người ta tán tụng mình như thế nào là vinh? Người ta phỉ báng mình như thế nào là nhục? Xưa Lão Tử sợ cả vinh lẫn nhục, bây giờ chúng ta chỉ sợ thiên hạ phỉ báng, còn tán tụng thì rất thích. Sở dĩ Lão Tử sợ cả vinh lẫn nhục là vì cả hai đều đưa con người đến tâm bệnh. Được tán tụng thì con người khởi tâm ngã mạn, bị làm nhục thì khởi tâm sân hận, bị cái nào cũng bệnh, nên cả hai đều đáng sợ, vì thế mà Thượng Sĩ niêm: “Tay khéo vẽ nên ngàn sự vật, tâm này nẩy nở muôn mối sầu.” Nếu tay chúng ta khéo vẽ ra hàng ngàn bức ảnh đẹp hoặc làm ra hàng ngàn vật dùng tốt, đều do từ tâm dấy khởi nên sanh ra muôn mối sầu, đủ thứ bệnh.
                “Lạnh thì mặc áo, nực cởi ra, không lạnh không nực ai biết mà.” Nếu lạnh thì mặc áo, nếu nóng thì cởi áo, đó là lẽ đương nhiên, lạnh nực ngầm nói đến vinh nhục. Theo Thượng Sĩ sống là tùy duyên, vinh thì sống theo vinh, nhục thì sống theo nhục có gì mà phải sợ! Không lạnh không nực lúc đó thế nào? “Chỉ xem liễu ngự hoa cung sắc”, câu này dẫn ý từ hai câu thơ của Hàn Duy đề bên thành tây: “Ngự liễu sơ trường giá cẩu trĩ, cung hoa vị thức hãi du nhân” nghĩa là cành liễu ở vườn ngự mới già che con chim trĩ, hoa ở trong cung chưa thức làm du khách sợ hãi. Ý nói chúng ta chỉ nhìn vẻ đẹp của cây liễu trong vườn ngự, và chỉ nhìn sắc đẹp của đóa hoa trong cung vua thì không có lâm vào tình huống “đâu chỉ tìm xuân bỏ bốn mùa”. Nghĩa là thời tiết có xuân, hạ, thu, đông, chúng ta không thể chấp nhận có mùa xuân mà phủ nhận mùa hạ, mùa thu, mùa đông. Theo Thượng Sĩ thì người tu hiểu đạo lúc nào thấy cảnh cũng đẹp, chớ không phải cảnh chỉ đẹp ở mùa xuân mà mùa hạ, mùa thu, mùa đông cảnh không đẹp. Ý Ngài dạy chúng ta đừng có tâm mong cầu, tìm cái này bỏ cái kia. Đối với người tu, sự vinh nhục không có gì phải sợ, nếu không khởi niệm phân biệt tốt xấu, vinh nhục thì tâm trong sáng bình lặng, tâm đã trong sáng bình lặng thì đâu còn sợ cái gì.
    Dịch:
                Cử:
                Thiền sư Lâm Tế đến thăm chủ tháp. Chủ tháp hỏi: “Lễ Phật trước hay lễ Tổ trước?” Lâm Tế đáp: “Tổ Phật đều chẳng lễ.” Chủ tháp hỏi: “Tổ Phật cùng Trưởng lão có oán thù gì mà chẳng lễ?” Lâm Tế liền phủi áo đi ra.
                Thầy nói:
                Được cỡi đầu cọp
                Chẳng vuốt râu hùm.
    Tụng:
                Một lần phủi áo thong thả đi
                Chủ tháp trợn trừng chẳng liễu tri.
                Phật, Tổ cùng đều không lễ
                Thu quang khe sáng ngọc rạng ngời.
    Giảng:
                Thiền sư Lâm Tế đến viếng một cái tháp to, người giữ tháp ra tiếp Ngài, hỏi: “Lễ Phật trước hay lễ Tổ trước?” Nếu là chúng ta thì trả lời “vô lễ Tổ rồi lên lễ Phật”. Nhưng ngài Lâm Tế nói: “Tổ Phật đều chẳng lễ.” Nghe Ngài nói ngang ngược quá, nên chủ tháp nói: “Tổ Phật cùng Trưởng lão có oán thù gì mà chẳng lễ?” Ngài Lâm Tế phủi áo đi ra. Như thế là sao? - Trong nhà Thiền còn thấy Phật khác Tổ khác là chưa thấy đến nơi đến chốn, Ngài khai thị ông chủ tháp nên nói “Tổ Phật đều chẳng lễ”. Ông chủ tháp nghe chẳng hội, mà còn khó chịu hỏi lại: “Tổ Phật cùng Trưởng lão có oan gia gì mà chẳng lễ?” Khai thị cho, chẳng hội mà còn khó chịu thì phủi áo đi chớ còn nói gì nữa? Thế nên Thượng Sĩ nói “được cỡi đầu cọp chẳng vuốt râu hùm”. Ngài ví lời nói không kẹt hai bên của ngài Lâm Tế khai ngộ cho chủ tháp là cỡi đầu cọp, nhưng chủ tháp không hội, ngài Lâm Tế không làm sao cho chủ tháp thức tỉnh được, bỏ đi, nên nói chẳng vuốt râu hùm. Tức là cỡi đầu được mà chưa vuốt râu được.
                “Một lần phủi áo, thong thả đi, chủ tháp trợn trừng chẳng liễu tri.” Ngài Lâm Tế phủi áo đi một cách thong dong tự tại, còn chủ tháp thì bực tức nhìn theo chẳng hiểu gì ý của Ngài chỉ dạy. “Phật, Tổ rốt cùng đều không lễ, thu quang khe sáng ngọc rạng ngời.” Không lễ Tổ, không lễ Phật ví như ánh sáng mùa thu rọi xuống dưới khe nước, nhìn xuống khe như có hòn ngọc rạng ngời. Nói không lễ Tổ không lễ Phật là nói đến tâm thanh tịnh sáng suốt giống như ngọc quí, mà ông chủ tháp không biết, không nhận ra.
    Dịch:
                Cử:
                Trần Tôn Túc hỏi vị Tăng: Ở đâu đến? Vị Tăng trợn mắt nhìn Sư. Sư nói:
                Kẻ lừa trước ngựa sau
                Nói thử một câu xem?
                Vị Tăng lặng câm.
                Tụng:
                Ngựa sau lừa trước chớ ngược ngang
                Lừa đá ngựa giày lại thế nào?
                Đêm trước trong mơ người ướm hỏi
                Hai thây chôn dưới một mồ sâu.
    Giảng: 
     Ông Tăng này tỏ ra oai, được hỏi ở đâu đến chỉ trừng mắt nhìn lại mà không trả lời. Nếu không phải là Thiền sư chánh hiệu thì cho ông Tăng này ngộ rồi, nên mới có thái độ kỳ đặc như thế. Nhưng ngài Trần Tôn Túc là một Thiền sư chánh hiệu biết rõ người, nên hỏi: “Kẻ lừa trước ngựa sau, nói thử một câu xem?” Vị Tăng không trả lời được nên làm thinh. Như vậy là bị Ngài phá vỡ. Trần Tôn Túc chỗ khác gọi là Trần Bồ Hài, hiệu Đạo Minh, thủ tọa của hội Hoàng Bá, là sư huynh của Thiền sư Lâm Tế. 
     Ngài Trần Tôn Túc nói “lừa trước ngựa sau”, bây giờ Thượng Sĩ nói: “Lừa sau ngựa trước chớ ngược ngang, lừa đá ngựa giày lại thế nào?” Tăng bị hỏi một câu, trả lời không trôi, làm sao đây? “Đêm trước trong mơ người ướm hỏi, hai thây chôn dưới một mồ sâu.” Ý nói vị Tăng này giống như người mơ bắt chước. Thấy các Thiền sư có khi trừng mắt có khi làm thinh, tưởng đâu làm như thế là hay nên bắt chước, nhưng rốt cuộc rồi thì “hai thây chôn dưới một mồ sâu”. Hai thây là thây trợn mắt, thây lặng câm nói không được, nên chôn dưới mồ sâu. Đây là chỉ cho người dốt mà làm cao tưởng như mình giỏi lắm, không ngờ bị các Ngài bẻ lại, điên đầu đáp không được. 
    Dịch: 
     Cử: 
     Thiền sư Cảnh Thông về sau trụ trì ở Hoắc Sơn có cư sĩ đến hỏi: “Thế nào là đại ý Phật pháp?” Sư liền lễ bái. Cư sĩ nói: “Hòa thượng vì sao lễ người thế tục?” Sư nói: “Ngươi chẳng nghe nói tôn trọng đệ tử sao?” 
     Thầy nói: 
     Vâng, dạ và ừ 
     Cách nhau bao nhiêu? 
     Lại Cảnh Thông hỏi vị Tăng: “Từ đâu đến?” Vị Tăng đưa tọa cụ lên. Sư nói: “Đầu rồng đuôi rắn.” 
     Thầy nói: “Bóng trăng không phải là sanh kế một nhà.” 
     Lại vị Tăng hỏi Cảnh Thông: “Thế nào là Phật?” Sư liền đánh. Vị Tăng đánh lại. Sư nói: “Ông đánh ta có đạo lý, ta đánh ông không đạo lý.” Vị Tăng lặng câm. Sư liền đuổi ra. 
     Thầy nói: 
     Một bên dùng bạo binh, sẽ vô nghĩa vậy, 
     Một bên đem gà bẫy chồn, chó con chạm cọp. 
     Tụng: 
     Tướng quân ba trận chẳng thành công 
     Hoàng đế lệnh truyền sáu nước xong. 
     Vừa buông ngàn giáo trận chiến dứt 
     Lại nghe muôn ngựa tiếng thu vang. 
    Giảng: 
     Ngài Cảnh Thông là đệ tử của Thiền sư Ngưỡng Sơn. Một hôm Ngài đến tham vấn, Thiền sư Ngưỡng Sơn ngồi nhắm mắt. Sư nói: 
     - Như thế, như thế! Hai mươi tám vị Tổ ở Tây thiên cũng như thế! Sáu vị Tổ ở Trung Hoa cũng như thế! Hòa thượng cũng như thế! Cảnh Thông cũng như thế! 
     Nói xong, Ngài đến bên phải đứng một chân, Thiền sư Ngưỡng Sơn đứng dậy lấy gậy mây đánh cho bốn gậy. Nhân đây, Ngài tự xưng Tập Vân Phong Hạ Tứ Đằng Điều Thiên Hạ Đại Thiền Phật. 
     Có một lần Ngài đến Thiền sư Bí Ma (Bí Ma có cây gậy trên đầu gậy có cái nạng. Thiền khách đến tham vấn, Bí Ma lấy gậy đè cổ, Thiền khách nói được hay không được cũng đều bị ông đập, thành ra ai cũng ngán) trụ trên ngọn núi ở Ngũ Đài Sơn. Bí Ma thấy Ngài liền nói: 
     - Ma quỉ nào dạy ông đi xuất gia? Ma quỉ nào dạy ông đi hành cước? Nói không được cũng bị nạng đập chết, nói được cũng bị nạng đập chết. Nói mau! Nói mau! 
     Ngài Cảnh Thông nhảy vào lòng Bí Ma ngồi, Bí Ma vỗ vào lưng Cảnh Thông ba cái. Cảnh Thông chạy ra nói: 
     - Lừa dối tôi cách ba chục ngàn dặm. 
     Đó là cái kỳ đặc của ngài Cảnh Thông. Vì thế mà Thiền tông đời Tống gọi Ngài và Trí Thông là hai Đại Thiền Phật. - Ngài Trí Thông ở trong hội Thiền sư Trí Thường, bỗng một hôm, giữa đêm Ngài la lên: “Tôi ngộ rồi! Tôi ngộ rồi!” Hôm sau Thiền sư Trí Thường gọi lên hỏi: “Hôm qua ông nói ông ngộ là ông ngộ cái gì?” Ngài đáp: “Ni cô nguyên là cô gái.” Thiền sư Trí Thường gật đầu. Vì lý do đó mà ngài Trí Thông có biệt hiệu là Đại Thiền Phật. -Ngài Cảnh Thông có phong độ mà người đời không lường nổi. Khi Ngài trụ ở Hoắc Sơn có cư sĩ đến hỏi: “Thế nào là đại ý Phật pháp?” Ngài không nói gì hết, sụp xuống lạy cư sĩ. Cư sĩ thắc mắc hỏi: “Hòa thượng vì sao lễ bái người thế tục?” Ngài nói: “Ngươi chẳng nghe nói tôn trọng đệ tử sao?” Câu nói của Ngài là câu nói qua lề. Nếu là Thiền sư Hoàng Bá thì đánh bằng gậy. Thay vì đánh bằng gậy thì Ngài lạy. Đó là cái đặc biệt của Ngài. Ông cư sĩ không lãnh hội được ý chỉ, tưởng Ngài lạy ông, nên ông hoảng sợ, hỏi lại: “Hòa thượng vì sao lễ bái người thế tục?” Hỏi thì Ngài đáp: “Ngươi chẳng nghe nói tôn trọng đệ tử sao?” Kỳ thật cái lạy của Ngài không mang ý nghĩa tôn trọng đệ tử, mà có ý nghĩa như tôi đã nói ở trên. 
     Thượng Sĩ bình: “Vâng, dạ và ừ, cách nhau bao nhiêu?” Vâng, dạ và ừ là ba từ cùng một ý nghĩa. Nhưng, thông thường người đời thích đáp vâng hay dạ chớ không thích đáp ừ. Vì vâng, dạ thì cung kính, còn ừ thì ngang ngược. Ý Thượng Sĩ nói cung kính và ngang ngược cách nhau bao nhiêu? Cũng như đứng thẳng người hay lễ bái chỉ là hình tướng tạm bợ thôi. 
     Cảnh Thông hỏi vị Tăng: “Từ đâu đến?” Vị Tăng đưa tọa cụ lên. Sư nói: “Đầu rồng đuôi rắn.” Thượng Sĩ bình: “Bóng trăng không phải là sanh kế một nhà.” Về đêm, nhà không có đèn mà muốn ăn cơm, người ta phải dọn cơm ở ngoài sân, nếu mặt trăng thật hiện trên không thì mới thấy để gắp thức ăn mà ăn. Nếu là bóng trăng trong gương hay bóng trăng trong nước thì không phải là chỗ để chúng ta dọn cơm ăn, vì không có ánh sáng. Ý nói vị Tăng đưa tọa cụ lên giống như bóng trăng chớ không phải mặt trăng thật, đó là hành động bắt chước. 
     Tăng hỏi Cảnh Thông: “Thế nào là Phật?” Sư liền đánh, Tăng đánh lại. Sư nói: “Ông đánh ta có đạo lý, ta đánh ông không đạo lý.” Tăng lặng câm. Tăng hỏi thế nào là Phật, Ngài đánh để khai ngộ là có đạo lý, tại sao Ngài nói không đạo lý? Còn vị Tăng đánh Sư là vô lễ sao SƯ NÓI CÓ ĐạO LÝ? TRONG NHÀ THIềN NÓI Để CHO NGƯờI suy gẫm đạo lý là câu nói chết là tử ngữ. Nói không để cho người suy nghĩ gì được là câu nói sống, là hoạt ngữ. Ngài đánh cốt để khai ngộ cho vị Tăng, mà vị Tăng này không ngộ, lại suy lường đánh lại Ngài, nên Ngài nói “ta đánh ông không đạo lý, ông đánh ta có đạo lý” vị Tăng không đáp được nên bị đuổi ra. 
     Thượng Sĩ bình: “Một bên dùng bạo binh, sẽ vô nghĩa vậy, một bên đem gà bẫy chồn, chó con chạm cọp.” Vị Tăng không thông lý Thiền được khai ngộ bằng cái đánh, đánh trả lại Thiền sư là dùng bạo binh nên vô nghĩa. Còn Thiền sư Cảnh Thông thì nói lừa: Ông đánh ta có đạo lý. Ví như đem gà bẫy chồn chó, song vì chó nhỏ không biết nguy hiểm nên chạm phải cọp, đó là vị Tăng vấp phải lỗi với Ngài. 
     “Tướng quân ba trận chẳng thành công.” Tướng quân chỉ cho vị Tăng, ba trận: trận thứ nhất hỏi đại ý Phật pháp, trận thứ hai đánh lại ngài Cảnh Thông, trận thứ ba lặng câm không đáp được. Hành động, nói, nín của vị Tăng đều không hợp đạo, nên nói ba trận không thành công. “Hoàng đế lệnh truyền sáu nước xong.” Ngài Cảnh Thông chỉ ra lệnh một chút là muôn việc đều yên ổn. “Vừa buông ngàn giáo trận chiến dứt.” Nghĩa là hai bên đối đáp. “Lại nghe muôn ngựa tiếng thu vang.” Vào mùa thu nghe tiếng muôn ngàn con ngựa nó ré vang, biểu hiện quang cảnh thanh bình. Thượng Sĩ ca ngợi tán thán Thiền sư Cảnh Thông. 
    Dịch: 
     Cử: 
     Hòa thượng Đàm Không có vị Ni đến xin phép khai đường thuyết pháp. Ngài nói: “Hàng Ni phụ nữ không nên khai đường.” Ni thưa: “Long nữ tám tuổi thành Phật, là sao?” Sư bảo: “Long nữ có mười tám pháp biến hóa, ngươi biến một pháp cho lão tăng xem?” Ni thưa: “Biến được chỉ là loài chồn thành tinh.” Sư liền đánh đuổi ra. 
     Thầy nói: 
     - Phải thì phải, còn kẹt một mối. 
     Tụng: 
     Thương thay diệu pháp muốn bàn huyền 
     Đâu chỉ cầm lan (giỏ) hay buông lan (giỏ) 
     Đánh đuổi hồ tinh là chỉ yếu 
     Trước ba ba sau lại ba ba. 
    Giảng: 
     Tôi không có tài liệu về lịch sử của Hòa thượng Đàm Không. Thượng Sĩ nêu lên, có một cô Ni đến xin Ngài khai đường thuyết pháp, Ngài ngăn không cho Ni giới khai đường thuyết pháp, nên cô Ni mới nhắc Long nữ tám tuổi thành Phật và hỏi tại sao Ngài không cho cô thuyết pháp. Ngài nói Long nữ có mười tám pháp biến hóa, bảo cô hãy biến một pháp cho Ngài xem. Cô Ni này bắt chước lời của Thiền sư, cô nói: “biến được chỉ là loài chồn thành tinh”, nên bị Hòa thượng đánh đuổi đi. Sự việc này Thượng Sĩ bình: “Phải thì phải còn kẹt một mối.” Đánh đuổi thì phải, nhưng kẹt một mối là thấy nam thấy nữ. Thượng Sĩ mới làm tụng: “Thương thay diệu pháp muốn bàn huyền, đâu chỉ cầm lan hay buông lan.” Diệu pháp muốn giảng giải đâu phải chỉ có người cầm giỏ hay bỏ giỏ mới làm được. Ý nói không phải chỉ có người nam mới làm được, người nữ làm không được. “Đánh đuổi hồ tinh là chỉ yếu.” Nói biến hóa hay nói hồ tinh, bị đánh là phải, nhưng “trước ba ba sau lại ba ba”. Tới chỗ tuyệt đối không thể dùng lời để diễn tả. Thượng Sĩ nói Hòa thượng Đàm Không còn thấy có tướng nam tướng nữ nên còn kẹt chút đó. 
     Đối với tất cả Thiền sư mà chúng ta được đọc qua thấy vị nào đã thâm nhập được bản thể chân thật thì chỗ nhắm không khác. Nhưng sở dĩ thấy có sai biệt là tùy cơ người hỏi cao hay thấp, các Ngài dùng phương tiện khác nhau. Vì vậy mà những lời đối đáp có lúc thấy rất bạo, có lúc thấy rất từ bi nhẹ nhàng. Các Thiền sư Việt Nam  thường thì đối đáp nhẹ nhàng, lâu lâu mới có vài câu bạo như “đạp lão Cồ-đàm cóng lạnh”. Nhưng đó chỉ bạo trên ngôn ngữ, chớ không bạo ở hành động như các Thiền sư Trung Hoa đấm đá... Phương tiện các ngài dùng cốt làm sao cho người đương cơ tỏ ngộ là mục đích chánh. 
     

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Æ Chỉ TrÃƒÆ 抢罡 Trà xanh Quà tặng của sức khỏe nghe dang thÃ Æ Chiều Nhớ Huy mát Thuốc câu chuyện về chú chó negao và bài học Trung thu gợi nhớ mùa trăng cũ テス Lâm lại về ơi gió heo may 泰卦 cáo トo Vận ç Š khói ß ân hà Æn tứ diệu đế giáo lý căn bản của çŠ trống rượu a 雷坤卦 dựng Tránh tát quán thế âm Bảo ngay via phat a di da Thầy ngã Giảm cân van vat huu linh vay an chay co ich gi 大谷派 một bông hồng trắng 8217 knock out cái kết bất ngờ sau 20 năm của cậu bé tranh phat giao qua cach nhin nghe thuat dao chuong chàm ç an duc me hien cÃÆy tinh yeu chi co mot thiên chuyến phat giao la mot ton giao hay mot triet ly cua tạp Thói niem 真言宗金毘羅権現法要 テ lối huu nga thien phap bán Hôn nhân