00 Mục Lục 
01 Lời đầu sách của HT Thanh Từ
02 Đề Tựa của Tỳ Kheo Huệ Nguyên (1763)
03 Hành Trạng Thượng Sĩ
04 Đối Cơ (trả Lời Người Hỏi)
05 Tụng Cổ
06-1 Bài ca Tâm Phật 
06-2 Bài ngâm phóng cuồng, Sống chết nhàn mà thôi
06-3 Phàm Thánh không hai, Mê ngộ không khác, Ngậm bĩu môi
06-4 Bài văn Trứ Từ tự răn, Thời tiết an định, Dương chân, Vào cát bụi
06-5 Muôn việc về như, Thói đời hư dối, Họa thơ quan Huyện, Cảnh vật Tịnh Bang, Họa Thơ Hưng Trí Thượng Vị Hầu
06-6 Tụng đạo học Trần Thánh Tông, Chăn trâu đất, Vui thích giang hồ, Vật không tuỳ người, Viếng Đại Sư Tăng Điền, Thăm bệnh Đại Sư Phước Đường
06-7 Lễ Thiền sư Tiêu Dao ở Phước Đường, Cảnh vật Phước Đường, Tăng Pháp sư Thuần Nhất, Đùa Thiền Sư Trí Viễn xem kinh giải nghĩa, Điệu Tiên Sư
Khuyên đời vào đạo, Bảo chúng, Bảo chúng, Bảo học giả, Chợt hứng
06-8 Cội tùng đáy khe, Xuất trần, Đạo lớn không khó, Tâm vương, Thả trâu, Đề tịnh xá, Chợt hứng, Cây gậy, Chiếu thân, Tự đề, Chợt tỉnh, Tự tại, Bảo học trò, Bảo tu nghiệp Tây phương, Thoát đời, Vui thú giang hồ.
07 Lời Bạt

 

X
TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI
Biên Soạn: Trúc Lâm Tổ Sư (Trần Nhân Tông) 
Dịch và Giảng: Hoà ThượngThích Thanh Từ
Ban Văn Hoá Trung Ương GHPGVN Xuất Bản 1996
    THI CA 
    Dịch: 
    BÀI CA TÂM PHẬT 
     Phật! Phật! Phật! Không thể thấy 
     Tâm! Tâm! Tâm! Không thể nói. 
     Nếu khi tâm sanh là Phật sanh 
     Nếu khi Phật diệt là tâm diệt. 
     Diệt tâm còn Phật chuyện không đâu 
     Diệt Phật còn tâm khi nào hết? 
     Muốn biết Phật tâm, sanh diệt tâm 
     Đợi đến sau này Di-lặc quyết. 
    Xưa không tâm, nay không Phật 
    Phàm, Thánh, người, trời như điện chớp. 
    Tâm thể không thị cũng không phi 
    Phật tánh chẳng hư cũng chẳng thật. 
    Bỗng dưng dấy, bỗng dưng dừng 
    Xưa qua nay lại luống nghĩ bàn.
    Đâu chỉ chôn vùi thừa Tổ tông 
    Lại khiến yêu ma nhà mình lộng. 
     Muốn tìm tâm, đừng tìm ngoài 
     Bản thể như nhiên tự rỗng lặng. 
     Niết-bàn sanh tử buộc ràng suông 
     Phiền não Bồ-đề đối địch rỗng. 
     Tâm tức Phật, Phật tức tâm 
     Diệu chỉ sáng ngời suốt cổ kim. 
     Xuân đến, tự nhiên hoa xuân nở 
     Thu về, hiện rõ nước thu sâu. 
    Bỏ vọng tâm, giữ chân tánh 
    Như người tìm bóng mà quên kính. 
    Đâu biết bóng có từ nơi gương 
    Chẳng rõ vọng từ trong chân hiện. 
    Vọng đến không thật cũng không hư 
    Gương nhận không cong cũng không thẳng. 
     Cũng không tội, cũng không phước 
     Lầm sánh ma-ni cùng bạch ngọc. 
     Ngọc có vết chừ châu có tỳ 
     Tánh vốn không hồng cũng không lục. 
     Cũng không được, cũng không mất, 
     Bảy lần bảy là bốn mươi chín. 
     Tam độc cửu tình nhật trong không 
     Lục độ vạn hạnh sóng trên biển. 
    Lặng, lặng, lặng, chìm, chìm, chìm 
    Cái tâm muôn pháp là tâm Phật. 
    Tâm Phật lại cùng tâm ta hợp 
    Lẽ ấy như nhiên suốt cổ kim. 
    Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền 
    Trong lò lửa rực, một hoa sen. 
    Ý khí mất thì thêm ý khí 
    Được nơi an tiện hãy an tiện. 
     Chao! Chao! Chao! Ối! Ối! Ối! 
     Bọt trong biển cả nổi chìm rỗng. 
     Các hạnh vô thường tất cả không 
     Linh cốt Tiên sư chỗ nào thấy? 
     Tỉnh tỉnh thức, thức tỉnh tỉnh 
     Bốn góc đạp đất chớ chinh nghiêng. 
     Người nào nơi đây tin được đến 
     Trên đảnh Tỳ-lô cất bước đi 
     Hét! 
    Giảng: 
     Thiền tông nói tâm tức Phật, Phật tức tâm. Nghĩa là Phật chính là tâm, tâm chính là Phật. Theo con mắt nhà Thiền thì Phật hay tâm có sẵn nơi mỗi người, không hai. Bây giờ quí vị kiểm lại coi có người nào không có tâm không? - Ai cũng có tâm Phật hết, vậy ai cũng là Phật, thế mà không ai chịu nhận mình là Phật, cứ cho mình là chúng sanh! Trước khi giảng Bài Ca Tâm Phật của Thượng Sĩ, tôi nói rộng về nghĩa này để quí vị thấy được lẽ thật đó. Bây giờ chúng ta phải hiểu từng chữ một; Tâm là gì? - Tâm là biết. Phật là gì? - Phật là Giác. Vậy, nơi mỗi người chúng ta ai cũng có tri giác, ai cũng có tâm Phật hết; tri là biết, giác là tâm, tri giác là thấy biết đúng như thật. Vậy có giác nào không tri và có tri nào không giác? Tri không rời giác, giác không rời tri, dường như hai mà không phải hai. Nếu thấy được lẽ thật đó, chúng ta mới hiểu được nghĩa tâm tức Phật hay Phật tức tâm. 
     Bây giờ tôi nói lẽ thật mà các Thiền sư chứng nghiệm. Ở đoạn trước có nói Thiền sư Trí Thông trong hội ngài Qui Tông. Một hôm, nửa đêm Trí Thông la lên: “Tôi ngộ rồi! Tôi ngộ rồi!” Hôm sau ngài Qui Tông gọi lên hỏi: “Hôm qua ông nói ông ngộ là ông ngộ cái gì?” Trí Thông đáp: “Ni cô nguyên là cô gái.” Ngài Qui Tông gật đầu. Ngộ gì lạ lùng vậy? Cô gái và Ni cô là một hay là hai? - Nói một thì không được, vì vóc dáng Ni cô khác với cô gái; lúc cô gái còn tóc sao không gọi Ni cô? Khi cạo tóc ở chùa mới gọi Ni cô? Song, nói khác cũng không được, vì không có cô gái thì không có Ni cô. Câu chuyện này nói lên ý nghĩa ngộ lý “Phật tức là tâm”. Mới nghe qua thấy rất dễ, nhưng kỳ thật rất thâm thúy. 
     Lại, có một vị Tăng, một hôm cũng nói: “Tôi ngộ rồi! Tôi ngộ rồi!” Ông thầy kêu hỏi: “Ông ngộ cái gì?” Tăng đáp: “Nếu biết đèn là lửa, cơm chín đã lâu rồi!” Nấu cơm cần lửa, có cây đèn để trên bàn Phật, mà không nhớ, chạy xin lửa ở hàng xóm, quên lửa ở cây đèn trên bàn Phật. Nếu nhớ lửa ở cây đèn trên bàn Phật thì đâu có chạy đi xóm làng để xin lửa quá lâu. Nên nói: “Nếu biết đèn là lửa, cơm chín đã lâu rồi!” Đó là ý nghĩa “tức tâm tức Phật”. Như vậy chúng ta phải hiểu tâm Phật không hai thứ. Nhưng hiện tại thì chúng ta thấy có hai, vì khi nói tới tâm ai cũng nghĩ tới tâm phân biệt của phàm phu mê loạn và nói tới Phật là nghĩ tới tâm giác ngộ sáng suốt. Do nghĩ như thế mới thấy chúng sanh và Phật khác nhau. 
     Tôi xin đặt một câu hỏi để quí vị nghiệm lại chỗ này. Muốn có tâm giác ngộ sáng suốt thì phải làm sao? Có phải chuyển tâm phàm phu mê loạn thành tâm giác ngộ sáng suốt không? Rời tâm mê loạn phàm phu đâu có tâm giác ngộ sáng suốt. Hiểu như vậy quí vị mới nhận được ý nghĩa tức tâm tức Phật. Tức là dừng ngay tâm động loạn phàm phu thì tâm thanh tịnh sáng suốt hiện. Tâm thanh tịnh sáng suốt là tâm giác, tâm Phật. Như vậy, tâm mê hay tâm giác cũng là tâm, chỉ khác nhau ở chỗ mê và giác. Nói tâm mê hay tâm giác là nói theo cái thấy phân biệt của phàm phu. Biết theo mê loạn thì gọi là tâm phàm phu, biết theo giác ngộ thì gọi là tâm Phật. Vậy, đặt Phật và tâm riêng có được không? - Riêng có Phật ngoài tâm, riêng có tâm ngoài Phật không thể được. Hiểu rõ chỗ này chúng ta học Bài Ca Tâm Phật mới thấy cái đặc biệt của Thượng Sĩ. 
     Câu đầu của bài ca là “Phật! Phật! Phật! Không thể thấy”. Tại sao Ngài nói ba lần Phật như vậy? - Có hai trường hợp: trường hợp thứ nhất là nhìn theo ý trước sau, Ngài dùng ba chữ trùng điệp là nói mạnh, nhắc cho chúng ta thâm nhập cho được ý nghĩa này, chớ không phải ba chữ Phật có ba nghĩa khác nhau, ba chữ Phật điệp khúc ba lần, để cho chúng ta nhớ sâu “Phật không thể thấy”. Phật thờ trên bàn mỗi ngày chúng ta lễ lạy, sao nói Phật không thể thấy? Phật ngồi trên bàn thờ và Phật tức tâm có khác nhau không? - Phật ngồi trên bàn thờ là Phật tượng, Phật cốt, không phải nghĩa Phật tức tâm. Phật tức tâm thì không thể thấy, song chúng ta tu ai cũng đều có sở nguyện thành Phật, mà Phật không thể thấy làm sao thành? Nếu chúng ta thấy Phật, tức là thấy tâm giác ngộ, vậy thì tâm giác ngộ là ai và ai thấy? Thấy tâm giác ngộ là người thấy và tâm giác ngộ là cái bị thấy. Người thấy và cái bị thấy là hai, như vậy, đâu phải là mình. Không phải là mình thì đâu có nghĩa Phật tức tâm. Thế nên Thượng Sĩ nói không thấy Phật nếu thấy là sai, vì thấy Phật bên ngoài, không phải Phật tức tâm ở nơi mình. Phật tức tâm là chỉ Tánh giác ở nơi mình thường lặng lẽ sáng suốt. Nếu mình thấy nó thì nó là cái bị thấy, là cảnh không phải là mình. Chẳng hạn cái hoa này là cái bị mắt tôi thấy, mắt tôi thấy và cái hoa không phải là một; vì hoa là cái bị thấy là đối tượng bên ngoài, mắt là cái hay thấy là cái bên trong. Nếu Phật là tâm giác ngộ sáng suốt là cái bị thấy, thì Phật không phải là tâm giác ngộ, cho nên nói: Phật! Phật! Phật! không thể thấy. 
     “Tâm! Tâm! Tâm! không thể nói.” Nãy giờ chúng ta nói rất nhiều về tâm, sao nói tâm không thể nói? Quí vị thấy sao? Chúng ta nói, chỉ là diễn tả bằng ngôn ngữ để cho người nghe mường tượng hiểu. Thật ra tâm là cái không thể nói tới được. Tại sao vậy? Khởi nói năng là tâm khởi, vì tâm mới biết khởi. Nếu không tâm thì không khởi không nói. Cái biết đó là động cơ sử dụng cái lưỡi phát ra ngôn ngữ, nó là chủ, còn ngôn ngữ phát ra là cái bị sai khiến là tớ. Chủ sai tớ chớ tớ không sai chủ được, chẳng qua chỉ là ngôn ngữ tạm nói ra cho người hiểu thôi. Tâm tự nó biết nói, chớ không phải cái nói biết tâm. Mới nghe qua thì thấy rất khó hiểu. Nhưng đi sâu chúng ta mới thấy cái kỳ đặc của lỗi diễn đạt này. Vậy, “Tâm, tâm, tâm, không thể nói” là ngôn ngữ không thể nói về tâm, vì tâm là chủ khởi ra tiếng nói, chớ không phải tiếng nói biết nói về tâm. Đó là cái ý nghĩa chủ yếu mà Thượng Sĩ dùng điệp ngữ chữ Phật và chữ tâm. Ngài dùng điệp ngữ là nhắc chúng ta nhớ kỹ nhớ sâu, chớ không phải để cho chúng ta cắt nghĩa. Nếu lấy đây cắt nghĩa thì ở dưới có câu “lặng, lặng, lặng, chìm, chìm, chìm” cắt nghĩa ra sao? Ba chữ Phật có thể cắt nghĩa là Phật pháp thân, Phật hóa thân và Phật báo thân. Ba chữ tâm có thể giải nghĩa A-lại-da thức là tâm chứa đựng, mạt-na thức là tâm chấp ngã, năm thức trước là tâm phân biệt... Nhưng giải nghĩa như thế là mất hết ý nghĩa của bài ca. Lệ thường chúng ta gặp chữ là cứ giải nghĩa, dùng mọi cách để giải, nhưng rốt cuộc rồi không nắm được tinh thần trọn bài. Ở đây, những điệp ngữ này nhằm nhắc chúng ta nhớ sâu, đánh mạnh khiến cho chúng ta thấy được tường tận ý chỉ của bài. 
     “Nếu khi tâm sanh là Phật sanh, nếu khi Phật diệt là tâm diệt.” Tâm là Phật, nên tâm sanh tức là Phật sanh. Phật tức tâm, nên Phật diệt tâm cũng diệt. Đó là ý nghĩa tức tâm tức Phật. “Diệt tâm còn Phật chuyện không đâu, diệt Phật còn tâm khi nào hết?” Người tu kềm cho tâm lặng lẽ mất tri giác, mong có trí tuệ sáng suốt được không? Đó chỉ là chuyện không đâu không thể nào được. Tại sao? Vì tâm tức là Phật, nếu chúng ta đoạn cái nhân Phật thì làm sao có được quả Phật? Đã diệt nhân Phật thì không có quả Phật. Hiện giờ chúng ta tu có diệt nhân Phật không? Nếu không, sao bảo bỏ hết vọng tưởng? Vọng tưởng là tâm hay không phải tâm? Chúng ta phải nhìn cho thật kỹ, hiểu cho thật sâu chỗ này kẻo lầm. 
     Tôi xin hỏi: Tất cả vọng tưởng có vọng tưởng nào không biết chăng? - Tuy là vọng tưởng, nhưng có biết; biết vọng động sanh diệt. Tu là không theo cái biết vọng động sanh diệt, mà hằng biết lặng lẽ thanh tịnh, không động. Cái hằng biết không động là cái biết của nhân Phật, do tu hành thì cái biết đó càng ngày càng sáng đến viên mãn gọi là quả Phật. Cho nên bỏ cái tâm (cái biết) là nhân Phật mà được quả Phật là chuyện không có. Đâu bây giờ quí vị kiểm tra lại coi, nơi mình cái nào là cái biết nhân Phật bất động? Chúng ta thử ngồi một phút, không khởi nghĩ, giả sử có con muỗi chích vô da, quí vị có biết không? - Biết rõ ràng. Như vậy da thịt chúng ta có cái biết hằng hiển hiện, nên cái gì chạm tới là biết liền. Và nếu chúng ta ngồi yên không khởi lên ý niệm nào, mắt có thấy, tai có nghe không? - Vẫn thấy vẫn nghe. Vậy, mắt thấy, tai nghe, thân có cảm giác... đó là hằng biết; hằng biết mà không động. Còn khởi suy nghĩ là cái biết động. Thế nên tu là lặng cái biết động, để còn thuần cái biết không động. 
     Cái biết của thấy, của nghe, của cảm giác... tự nó không tốt không xấu, không phải không quấy. Thấy thì cứ thấy, nói đẹp nói xấu là do khởi nghĩ mới nói đẹp xấu. Ví dụ tôi nhìn cái hoa thấy rõ ràng là cái hoa. Bây giờ tôi muốn biết cái hoa này đẹp hay xấu, tôi nhớ lại quá khứ có lần tôi thấy hoa hồng to, mới đem ra so sánh với cái hoa này, rồi nói hoa này nhỏ hơn xấu hơn. Bây giờ tôi nói hoa này xấu là do trước tôi đã thấy hoa kia đẹp hơn, nên mới nói hoa này xấu. Nếu từ trước tôi chưa từng thấy cái hoa, bây giờ mới thấy thì đâu có so sánh hoa đẹp hoa xấu. Vậy, khi mở miệng nói đẹp xấu là có niệm so sánh hình ảnh đã thấy trong ký ức với hình ảnh mới vừa thấy. Nên khi khởi niệm nghĩ là đã sống với tâm phân biệt so sánh; phân biệt so sánh là vọng động. Thế nên cả ngày lúc nào chúng ta cũng biết, nhưng mà biết vọng động, gọi là tâm sanh diệt, tâm tạo nghiệp. Khi chúng ta thấy đẹp xấu liền khởi niệm yêu ghét, rồi tạo nghiệp, đã tạo nghiệp là đi trong sanh tử. Vậy, nếu sống với tâm sanh diệt thì chúng ta tạo nghiệp, đã tạo nghiệp rồi thì phải sanh tử luân hồi. Bây giờ muốn không luân hồi sanh tử thì đừng sống với tâm sanh diệt, tâm không sanh diệt thì không tạo nghiệp, không có nghiệp thì cái gì dẫn đi luân hồi sanh tử? Thế nên tu là Biết mà không được phân biệt. Mỗi ngày ngồi thiền năm sáu tiếng đồng hồ, cốt để lặng niệm phân biệt, tâm vô phân biệt hằng hữu hiện tiền là thành Phật. Tu đơn giản như vậy chớ không có gì lạ, thế mà chúng ta cứ đi tìm kiếm ông Phật đâu đâu, thật là chuyện hoang đường vô ích. 
     Người biết tu thì ngay nơi tâm phân biệt sanh diệt nhận ra tâm vô phân biệt hằng giác tri là Phật ở nơi mình. Song, nếu tu mà ngồi bất động vô tri như gỗ như đá không biết gì hết là đã đoạn nhân Phật thì làm sao có được quả Phật, nên nói “Diệt tâm còn Phật chuyện không đâu, diệt Phật còn tâm khi nào hết?” Chúng ta ngồi thiền không phải diệt cái biết (tâm hay Phật), mà là không theo niệm loạn động, chỉ một bề theo cái biết thanh tịnh là nhân Phật. Chúng ta huân tu lâu ngày thuần thục, nhân Phật tròn sáng, thấy người thấy vật đúng như thật đó là giác ngộ thành tựu quả Phật. 
     “Muốn biết Phật tâm, sanh diệt tâm, đợi đến sau này Di-lặc quyết.” Nếu muốn biết tâm Phật hay Phật tâm, mà căn cứ trên tướng sanh diệt của tâm thì phải chờ đức Phật Di-lặc ra đời Ngài giải quyết cho, chớ bây giờ không ai giải quyết được. Nghĩa là tâm sanh diệt là cái chạy theo cảnh vật có sanh có diệt. Tuy cũng là tâm, nhưng là tâm loạn động tạo nghiệp. Vậy, nghe nói tâm tức Phật rồi cho rằng tâm tôi biết suy nghĩ là Phật, như thế là sai, tu đến Phật Di-lặc ra đời cũng chưa chắc được thành. 
     “Xưa không tâm, nay không Phật, phàm, Thánh, người, trời như điện chớp.” Cái biết hằng hữu nơi mỗi người là tâm là Phật. Tại sao Thượng Sĩ nói “xưa không tâm nay không Phật”? Tâm là một danh từ, chỉ là giả danh, chớ cái biết hằng hữu thanh tịnh không có tên tâm nên không có tên Phật. Chúng ta nhìn lại thời nguyên thủy nó chỉ là cái biết, không có tên tâm thì tên Phật ngày nay cũng không có. Tóm lại do cái biết phân biệt của con người gọi là tâm khi mê, gọi là Phật khi giác. Đó là do người đặt ra tạm gọi, nó chỉ là cái tên giả không thật. Vậy, tất cả tên Phàm, Thánh, Người, Trời... do con người hư dối đặt ra, nên nói như điện chớp, sao xẹt, tạm bợ không thật. 
     “Tâm thể không thị cũng không phi, Phật tánh chẳng hư cũng chẳng thật.” Đứng về Thể chân thật thì không sanh không diệt, không phải không quấy. Nhưng lúc nào chúng ta mở miệng ra cũng nói phải nói quấy, đó là chúng ta nói theo tâm phân biệt vọng động. Người sống được với Thể chân thật nghe nói phải nói quấy hơn thua thì không can dự vào, chỉ cười thôi, vì biết đó là cái nhân sanh tử luân hồi. Thế mà người đời ai cũng ưa cãi lý, cả ngày cứ hơn thua, cái này phải cái kia quấy, không biết chán. Không ngờ, tu mà cãi như thế là đã lạc đường rồi. Con đường mình đi là đường giải thoát sanh tử, thế mà mình tranh chấp hơn thua phải quấy, dù có thắng một trăm phần trăm cũng không đạt được mục đích giải thoát. 
     “Tâm thể không thị cũng không phi, Phật tánh chẳng hư cũng chẳng thật.” Thị là phải, phi là quấy, hư là giả. Nói phải, nói quấy, nói giả, nói thật là nói theo niệm phân biệt đối đãi. Tâm thể tức Phật tánh không đối đãi làm gì có phải có quấy có giả có thật? “Bỗng dưng dấy, bỗng dưng dừng, xưa qua nay lại luống nghĩ bàn.” Chợt khởi nghĩ liền lặng mất, cứ nghĩ suy, suy nghĩ chuyện xưa chuyện nay lăng xăng hoài, không dừng nghỉ. Như vậy thì “đâu chỉ chôn vùi thừa Tổ tông, lại khiến yêu ma nhà mình lộng”. Nếu cứ dấy niệm lăng xăng hoài thì chẳng những chúng ta làm mất tông chỉ nhà Thiền, lại còn khiến cho yêu ma chui vào nhà làm não lộng nữa. Quí vị có thấy yêu ma chui vô nhà quí vị làm não lộng không? Nếu có là do chủ nhà quá hời hợt. Đã là chủ, cái gì chân chánh đứng đắn thì cho vào, còn đồ yêu ma bất chánh không cho vào; không cho vào thì đâu có loạn! Vậy mà ai cũng rộng rãi hời hợt, mở cửa thoải mái cho yêu ma vào làm loạn trong nhà, rồi kêu trời, than: Tôi khổ quá! Trời nào tới cứu được cái khổ này? Chúng ta phải biết rõ niệm nghĩ bàn chợt hiện chợt mất nó làm mất bản chất Thiền của mình. Yêu ma làm mất bản chất Thiền tại sao không đuổi ra lại nuôi dưỡng trong nhà, làm cho mình điên đảo? Tất cả chúng ta hiện giờ điên đảo cũng vì yêu ma đó. Tu rất đơn giản, chúng ta chỉ làm một việc là đừng để những ý niệm chợt khởi chợt mất làm loạn động tâm, luôn luôn phải giữ cho bản thể thanh tịnh sáng suốt hằng hiện nơi mình, thì không bao giờ yêu ma có thể đột nhập, làm não loạn mình được. Đó là Thượng Sĩ dạy cho chúng ta thấy rõ cách tu. 
     “Muốn tìm tâm, đừng tìm ngoài, bản thể như nhiên tự rỗng lặng.” Muốn tìm tâm thể chân thật đừng tìm đâu hết, nó là bản thể tự rỗng lặng như nhiên có sẵn nơi mình, chớ không có ở bên ngoài. 
     “Niết-bàn sanh tử buộc ràng suông.” Niết-bàn là vô sanh; vô sanh và sanh tử hai cái buộc ràng suông. Niết-bàn và sanh tử buộc ràng như thế nào là buộc ràng suông? - Khi chúng ta mới vào đạo, được quí thầy dạy “sanh tử là việc lớn, vô thường nhanh chóng” để nhắc chúng ta nỗ lực tu hành; muốn dứt sanh tử là phải dẹp sanh tử để đạt Niết-bàn. Một bên sanh tử là khổ, một bên Niết-bàn là vui. Có ai tu mà chẳng sợ sanh tử khổ, thích Niết-bàn vui không? Vì sợ khổ cầu vui nên cố gắng tu, mong thoát khỏi sanh tử, để được cái vui Niết-bàn. Đó là một lẽ thật mà người tu nào cũng đang mơ ước. Nhưng tại sao ở đây Thượng Sĩ nói Niết-bàn sanh tử buộc ràng suông? Sanh tử từ đâu có? Có phải từ tâm mê lầm sanh diệt mà ra không? - Song, tâm mê lầm sanh diệt không thật. Cái nhân sanh diệt không thật thì cái quả sanh tử cũng không thật. Chúng ta đang ngồi đây là thật hay giả? - Ai cũng nói thật một trăm phần trăm. Nếu không thật thì sao có mình sống, mình đi, mình ăn, mình uống...? Tuy hiện giờ chúng ta có sống, nhưng sống trong mê lầm, giống như kẻ ngủ mộng. 
     Trong giấc mộng có người làm việc tốt, có người làm việc xấu, việc tốt việc xấu cũng đều là mộng. Còn đang ở trong mộng thì việc tốt ra việc tốt, việc xấu ra việc xấu, đang mộng thì thấy thật, ai nói giả là không chịu. Nhưng khi thức rồi mới biết là mộng không thật. Lúc ngủ mê giấc mộng dài nhất chừng nửa giờ, còn ngắn thì mười phút năm phút. Giấc mộng dài nửa giờ sánh với cuộc sống bảy tám mươi năm, chúng ta nói là thật. Nhưng nếu sánh với cuộc sống trên những tầng trời dục giới thời gian một ngày một đêm bằng năm trăm năm ở cõi người thì, các vị tiên thấy cuộc sống con người như giấc mộng thôi. Còn nếu sánh với những tầng trời sắc và vô sắc dài gấp ba gấp bảy lần thì thấy kiếp người rõ là giấc mộng, thế mà loài người chúng ta đâu chịu là mộng. Cũng giống như con phù du, hay gần nhất là con chó, kiếp sống con chó khoảng mười năm khá ngắn ngủi đối với kiếp người. Nhưng nó thấy dài, vì cũng sanh ra, cũng trưởng thành, rồi già chết. Có đủ tướng trạng của một kiếp sống như con người. Như vậy, tùy theo nghiệp của mỗi chủng loại chúng sanh mà có cái nhìn khác nhau. Chư thiên nhìn kiếp sống con người thấy ngắn như giấc mộng, loài người nhìn thấy kiếp sống của con phù du ngắn như giấc mộng, mới thấy đó liền mất đó, không mộng là gì? Vậy, cuộc sống ngắn so với cuộc sống dài thì cuộc sống dài là thật, cuộc sống ngắn là mộng. Và nếu sánh với các cõi trời thì chúng ta ở cõi này cũng là mộng. Đã là mộng thì sanh tử có thật đâu? Sanh tử đã không thật thì dứt sanh tử (Niết-bàn) cũng không thật. Vậy, sanh tử, Niết-bàn chỉ là những từ ngữ, những khái niệm mà con người sợ và thích chớ không có thật thể. 
     “Phiền não Bồ-đề đối địch rỗng.” Tu cốt yếu là dứt phiền não để được Bồ-đề. Song, đa số chúng ta đều sống với tướng sanh diệt nên mới thấy có phiền não có Bồ-đề đối đãi nhau, nếu tướng sanh diệt không còn thì phiền não Bồ-đề chỉ đối địch rỗng mà thôi. Phiền não Bồ-đề chỉ là những tướng rỗng thì, những chuyện được mất phải quấy tốt xấu... càng rỗng hơn. Vậy mà cả ngày chúng ta cứ bàn những chuyện rỗng như thế thì chúng ta đang sống trong thế giới rỗng. Nếu biết tu mới thấy những thứ mà thiên hạ gọi là phiền não và cái gọi là Bồ-đề cũng không thật, chỉ là những danh từ rỗng. Vì mê chấp nên thấy cái gì cũng thật, thấy mình thật, người thật, phiền não thật, Bồ-đề thật... Hết mê chấp thì phiền não Bồ-đề như hoa đốm không thật. Giả sử bây giờ có người nhìn miệt khinh, nói lời sỉ vả quí vị, quí vị có phiền não không? Nếu có phiền não, thì tôi xin hỏi tại sao lúc họ chưa nhìn chưa nói, quí vị không phiền não, đợi họ nhìn họ nói mới phiền não? Vậy phiền não đâu có thật. Nếu phiền não thật thì đã có tự bao giờ, đâu đợi ánh mắt khinh khi câu nói nặng nề phiền não mới khởi lên! Phiền não không thật mà cứ chấp; nhớ ông A khinh tôi, ông B nói nặng tôi, ông C ăn hiếp tôi... cứ nhớ những chuyện không đâu, nên phiền não hoài. Ông A ổng ngó ngay thì con mắt ổng tốt, ổng ngó xéo thì mắt ổng lé, có liên hệ gì tới mình mà phiền não? Những gì người ta làm là người ta chịu, mình không dính dáng gì cả. Thế mà cứ ôm ấp những chuyện của người, rồi ôn tới ôn lui nên mới khổ, sống không an ổn rồi than trời trách đất. Quí vị xét kỹ xem cái khổ đó phát nguồn từ chỗ nào? Có phải từ chỗ chạy theo niệm sanh diệt không? Do khổ nên sanh bệnh, bệnh hoài thì chết yểu. Nếu chết mà còn ôm giận hờn thì khổ mãi từ kiếp này sang kiếp kia, khổ không cùng. 
     Nếu chúng ta thản nhiên nghe lời nói của người thấy như gió thổi ngang tai thì đâu có phiền não. Giả sử có người gọi mình là con chó; mình là người bình thường mà họ nói mình là con chó, như vậy họ đã mất bình thường rồi, nên thấy không đúng sự thật, giận họ làm chi? Nếu giận họ mình cũng thành người mất bình thường như họ. Vậy là mọi người cùng sống trong điên loạn như nhau, có ai tỉnh đâu? Xét kỹ thì chúng ta là những người điên loạn đáng thương. Người này muốn cho người kia điên, chỉ cần chỉ vào mặt nói “anh là thằng ngu”. Nghe xong là chúng ta phát điên lên liền, lòng bực tức, miệng nói lảm nhảm, tay chân múa may... Cho nên mọi điên loạn gốc từ mê lầm mà ra. Vì vậy, chúng ta phải biết sống, trước mọi thử thách thuận hoặc nghịch tâm tỉnh sáng bình thản, thì không cái gì làm cho mình bất an được. Đó mới là hạng người khôn thứ thiệt. Chớ còn bị người xúi giục hay gài bẫy đánh lừa, chúng ta vui theo người, buồn theo người là chúng ta sống trong quyền sai sử của người khác. Đó là nỗi đau khổ mà lâu nay chúng ta mắc phải. Qua những sự việc vừa nêu cho chúng ta thấy phiền não không thật. Phiền não đã không thật thì Bồ-đề đối với phiền não có thật đâu, chỉ là những danh từ đối đãi suông. 
     “Tâm tức Phật, Phật tức tâm, diệu chỉ sáng ngời suốt cổ kim.” Diệu chỉ sáng ngời đó là tâm tức Phật hay Phật tức tâm. Nếu nhận ra tâm tức Phật hay Phật tức tâm là chúng ta đã nắm được diệu chỉ sáng ngời từ xưa tới nay không đổi dời sai chạy. 
     “Xuân đến, tự nhiên hoa xuân nở, thu về, hiện rõ nước thu sâu.” Muôn sự muôn vật tùy theo thời tiết chuyển biến đổi thay, mùa xuân đến thì hoa nở, mùa thu sang thì nước trong. Nước trong hoa nở tùy theo thời tiết nhân duyên, mọi cái nó đã sẵn vậy, không do tâm người nghĩ tưởng mới có, mà đúng thời tiết đủ nhân duyên thì mọi cái nó có. 
     Nơi mỗi người chúng ta ai sanh thân cũng muốn trẻ trung, sống mãi. Nhưng đến lúc nào đó, đầu bạc răng rụng, lúc đó muốn trẻ trung cũng không được, muốn sống mãi cũng không xong, phải đi đến chỗ bại hoại. Vậy, chúng ta biết rõ vô thường luôn luôn chi phối kiếp người, không ai tránh khỏi thì, chúng ta có mừng khi sanh và có buồn khi già chết không? Nếu mừng khi sanh thì buồn khi già chết. Biết rõ muôn vật tùy duyên chuyển biến, khi duyên hợp cũng cười, khi duyên tan cũng vui; ngoại cảnh đổi thay mình không chao đảo khổ sở, đó là biết sống với đạo. Hồi còn nhỏ mình vui với tuổi trẻ thơ, lớn lên vui với tuổi thiếu niên, trung niên thì vui với tuổi trung niên, già rồi thì vui với tuổi già và chết đi thì vui nhất. Ví dụ ở thế gian này có xứ nào mà mình chưa biết, bây giờ có ai nói chỗ đó anh chưa biết, tôi sẽ tạo điều kiện anh đến cho biết, anh có thích không? Lâu nay chúng ta sống mà chưa biết chết ra sao, bây giờ chết để biết là toại ý là vui chớ gì? Vậy, kiếp sống hiện tại năm bảy mươi năm, cũ quá, quen quá rồi; bây giờ đi tới chỗ mới thì vui có gì đâu mà buồn. Vậy thì mai mốt sửa soạn tắt thở ra đi, quí vị vui cười nghe, vì bắt đầu một chuyến du lịch vào cõi mới lạ. Nếu hối tiếc cái cũ thì ra đi không vui sướng đâu! 
     Vậy, cuộc sống nếu chúng ta biết tùy duyên thì cuộc sống vui, không chướng ngại không khổ. Ví dụ chúng ta đang nói chuyện, hồi lâu khô cổ, cần uống nước, mọi người có mặt ở đây được mời mỗi người một ly nước cam, còn mình thì được mời một ly nước lã. Chúng ta vì nhu cầu khát nước uống ngon lành, không thắc mắc gì cả. Nhưng nếu so sánh ly nước cam ngon hơn ly nước lã thì buồn uống không ngon. Biết tùy duyên thì duyên gì đến mình cũng hoan hỉ, nếu không tùy duyên khởi niệm so bì hơn thua thì buồn khổ. Sống như thế là tu nhiều rồi đó. Đừng tưởng tụng kinh nhiều ngồi thiền giỏi, làm việc gì cũng ưu hết mới là tu hay. Trong những hạnh nhỏ hằng ngày chúng ta biết tùy duyên không tạo nghiệp có lúc nào không vui, không tự tại? Đó mới là đạo. Còn nếu mong ngồi thiền cho có hào quang, không được hào quang thì buồn tự than tu mấy mươi năm mà không có kết quả. Tu như thế thì khổ vì muốn mà không được. Chúng ta biết tùy duyên thấy rõ lẽ thật, không mong cầu, không sợ chê, thích khen, lòng không dính mắc với mọi việc bên ngoài, như thế mới thật  tu. Còn nếu mình tu hay mà bị chê tu dở thì buồn, như thế là mình đã chứng minh mình tu dở. Nếu mình tu hay, mà bị chê, hay được khen, vẫn dửng dưng không buồn không vui, như thế mới hay thật. Quí vị chớ để vấp cái dở này. 
     “Bỏ vọng tâm, giữ chân tánh, như người tìm bóng mà quên kính.” Chỗ này đa số chúng ta tu đều hiểu lầm và mắc kẹt. Quí vị tu có bỏ vọng tâm giữ chân tánh không? Tôi có dạy quí vị tu như thế không? Pháp tu tri vọng là thấy vọng tưởng khởi không theo, vọng tưởng tự lặng. Vọng tưởng lặng thì chân tánh hiện tiền. Đâu có bỏ đâu có giữ. Chúng ta có cái bệnh hay kềm giữ. Chân tánh là cái hiện tại đang thấy đang nghe, đang có cảm giác, đang biết vọng tưởng khởi và đang biết không có vọng tưởng khởi. Thể sáng suốt hiển hiện linh hoạt như vậy giữ cái gì? Chân tánh chính là mình, mình là chân tánh. Nếu giữ thì mình là người hay giữ, chân tánh là cái bị giữ đối đãi nhau. Vọng tưởng khởi, biết là vọng tưởng, không theo, vọng tưởng tự lặng, chính đó là chân tánh. Vọng tưởng đâu rời chân tánh, nếu bỏ vọng tưởng giữ chân tánh chẳng khác nào tìm bóng mà quên kính. 
     Chỗ này tôi e một số người hiểu lầm tu sai. Quí vị hiện có mặt đây có ai hiểu lầm tu sai không? Chắc là có! Thấy vọng tưởng là thứ quấy nhiễu làm cho mình khổ đau, cần phải bỏ, ráng giữ chân tánh của mình để được yên. Vọng tưởng và chân tánh không phải hai, bỏ một giữ một sao được? Tôi thường dụ vọng tưởng là sóng, chân tánh là mặt biển. Sóng và mặt biển là một hay hai? Nói một cũng không được, nói hai cũng không được, vì rời mặt biển không có sóng. Sóng không dấy động thì toàn là mặt biển lặng yên, chớ không phải đùa sóng đi chỗ khác bỏ, giữ lại mặt biển yên lặng. Việc này có thể làm được không? Đâu hôm nào quí vị xuống biển tắm, hễ có lượn sóng nào nổi lên đùa đến chỗ khác bỏ, để giữ cho mặt biển phẳng lặng, xem coi kết quả ra sao? Chắc chắn là làm không được. Sóng từ mặt biển nổi lên, rồi sóng lặng về mặt biển; không bỏ không giữ. Bỏ và giữ là hai mà sóng và mặt biển không hai thì bỏ giữ sao được? Vậy nên chúng ta phải nhìn cho thật kỹ thấy cho thật đúng thì sự tu của chúng ta mới không chướng ngại. Nếu bỏ vọng tâm giữ chân tánh đó là người ngu, “đâu biết bóng có từ nơi gương, chẳng rõ vọng từ trong chân hiện”. Đâu có ai nghĩ rằng bóng mà chúng ta thấy đó là từ nơi gương hiện ra. Cũng vậy, vọng tưởng khởi lên là khởi từ chân tánh, cũng như sóng khởi từ mặt biển; rời mặt biển làm gì có sóng, rời chân tâm làm gì có vọng tưởng? Vậy, vọng tưởng đáng sợ hay không đáng sợ? Nếu không đáng sợ thì cứ để nó khởi liên tục phải không? Đây là điều quan trọng, mọi người tu phải biết cho thật kỹ. Vọng tưởng là niệm hư dối không đáng sợ, nhưng đừng theo. Nghe nói đừng theo nhẹ quá! Dễ quá! Tuy vọng tưởng không đáng sợ, nhưng nếu theo thì nguy. Vì vậy không sợ mà cũng không theo, nhớ kỹ là chỉ làm chừng đó thôi, không thêm mà cũng không bớt. 
     “Vọng đến không thật cũng không hư, gương nhận không cong cũng không thẳng.” Vọng tưởng dấy khởi không phải thật không phải hư, vì nó không có cái gì để xác chứng là thật hay hư, chẳng qua nó chỉ là một chuyển hóa tạm bợ. Nếu là thật thì phải hằng hữu, không mất, mà vọng tưởng như bóng như mây, có đó rồi mất đó. Đây dụ tâm thể thanh tịnh sáng suốt là cái gương không cong không thẳng, vọng tưởng là bóng hiện trong gương thì thấy có cong có thẳng. Cũng vậy, chúng ta tu tuy vọng tưởng có dấy lên, biết rõ nó không theo, hằng sống với tâm hiện hữu nơi mình, không chạy theo nó thì nó có thật có hư gì đâu? Thể nó là an nhiên tự tại, sẵn vậy mà! 
     “Cũng không tội, cũng không phước, lầm sánh ma-ni cùng bạch ngọc.” Thượng Sĩ nói không tội không phước, vậy tu tha hồ muốn làm gì làm sao? Ngài nói không tội không phước là đứng trên tâm thể chân thật thanh tịnh mà nói. Nếu dấy niệm chạy theo duyên theo cảnh tạo nghiệp thì có tội có phước rõ ràng. Tạo nghiệp thiện thì gọi đó là phước, tạo nghiệp ác gọi đó là tội. Nếu tâm thể tỉnh sáng thanh tịnh không tạo nghiệp thì nói gì tội phước? Ngài nói người đời nhận lầm; bạch ngọc là loại ngọc trai thường đem sánh với ngọc ma-ni là loại bảo châu rất quí. Tội phước là tướng đối đãi tầm thường, chân tánh không hình tướng vượt trên tướng đối đãi tội phước. Chân tánh dụ như hạt châu như ý không có vật gì sánh được. 
     “Ngọc có vết chừ châu có tỳ, tánh vốn không hồng cũng không lục.” Tuy ngọc ma-ni quí hơn bạch ngọc, nhưng nó vẫn là vật có hình tướng, có loại tướng tròn, có loại tướng dẹp, có loại tướng vuông thành ra nó có tỳ có vết, nhưng thể của nó trong suốt, tùy để vật màu hồng thì thấy ngọc màu hồng, để vật màu lục thì thấy ngọc màu lục... Đó là màu của vật bên ngoài chiếu rọi, chớ không phải màu của hòn ngọc. Cũng vậy, tâm chân thật thanh tịnh sáng suốt của chúng ta không có tội không có phước. Nhưng vì chúng ta mê khởi niệm tạo nghiệp nên thấy có tội có phước, có khổ có vui, thực tế thì tâm chân thật không có tất cả thứ ấy. 
     “Cũng không được, cũng không mất, bảy lần bảy là bốn mươi chín.” Tại sao Thượng Sĩ đưa cửu chương vào đây? Ở đời cái gì đến với mình trong vui vẻ thì nói là được, cái gì rời bỏ mình thì gọi là mất. Cái được cái mất là cái bên ngoài, nó không thật mà chúng ta tưởng là thật, nên được thì vui, mất thì khổ. Vì vậy mà sống trong lo âu sợ sệt. Nếu không còn thấy được, không còn thấy mất thì bảy lần bảy là bốn mươi chín. Nghĩa là cái lẽ thật là như vậy, cũng như một với một là hai, hay đen là đen trắng là trắng vậy. Người không bị được mất chi phối thì người đó sống trong lẽ chân thật, không còn gì lay chuyển lôi kéo cuốn hút họ được. 
     “Tam độc cửu tình nhật trong không, lục độ vạn hạnh sóng trên biển.” Tam độc là tham sân si, cửu tình là chín loài hữu tình. Đối với Thượng Sĩ thì tham, sân, si và chín loài chúng sanh hữu tình hư dối không thật không làm ngăn ngại che mờ Ngài được. Giống như mặt trời trong hư không tỏa ánh sáng khắp bầu trời không gì che đậy được. Sở dĩ chúng ta thấy có ngăn che là vì chúng ta nhìn qua lớp mây nên không thấy mặt trời, nói là che đậy, chớ có gì che đậy được mặt trời? Lục độ là bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ. Vạn hạnh là hàng ngàn hạnh lành mà người tu ai cũng muốn thực hành cho đầy đủ. Nhưng dưới mắt Thượng Sĩ thì lục độ vạn hạnh chỉ là sóng nổi trên mặt biển. Tại sao? Đa số người tu chúng ta ai cũng cho rằng bố thí, trì giới, tinh tấn... là nền tảng căn bản tu hành. Nhưng xét kỹ thì những hạnh đó là những phương pháp dụng công tu; phương pháp dụng công tu thì có khởi có diệt, đó chỉ là tướng của dụng thôi. Cho nên lục độ vạn hạnh chỉ là cái dụng trên bản thể, giống như sóng trên mặt biển. Vậy, dưới mắt Thượng Sĩ xấu như tam độc, tốt như lục độ vạn hạnh, đều là tướng sanh diệt như sóng trên mặt biển mà thôi. Nói như vậy là không tu sao? Trên Thể chân thật thì không có tu. Xưa có vị quan họ Mã đến hỏi Thiền sư Triệu Châu: 
     - Hòa thượng có tu hành chăng? 
     Sư đáp: 
     - Lão tăng nếu tu hành là việc họa. 
     - Hòa thượng đã chẳng tu hành thì dạy người nào tu hành? 
     - Đại phu là người tu hành. 
     - Con sao bảo là tu hành? 
     - Nếu không tu hành thì đâu được đánh đập người, ở trong địa vị nhân vương đói có cơm, lạnh có áo, không biết ngày ra khỏi. 
     Sao lạ vậy? Ngài khuyên người tu mà Ngài không tu, có mâu thuẫn không? Vì chúng ta đang sống trong sanh diệt nên phải tu, có sợ tội mới không tạo nghiệp ác, mà tạo nghiệp thiện để có phước, phải bỏ tham sân si, thực hành lục độ vạn hạnh... Nếu chúng ta sống được với tâm thể bất sanh bất diệt thì tất cả chuyện hơn thua phải quấy, thấy như trò huyễn thuật thì đâu cần tu, nếu khởi tu là khởi động niệm sanh diệt rồi! Ngài Triệu Châu hằng sống được với tâm thể nhất như, việc tốt đến không mừng, việc xấu đến không buồn lo, không động niệm, nếu Ngài tu là phải dụng công, dụng công tu là động niệm, nên Ngài nói tu là họa. Đối với Ngài là như thế, còn chúng ta thì phải tu, bắt chước Ngài không tu cũng là họa. 
     “Lặng, lặng, lặng, chìm, chìm, chìm, cái tâm muôn pháp là tâm Phật. Tâm Phật lại cùng tâm ta hợp, lẽ ấy như nhiên suốt cổ kim.” Tất cả vọng tưởng vui buồn, thương ghét... đang sôi nổi bồng bột cho lặng xuống hết, không phải lặng một lần, mà phải thường xuyên lặng, lặng, lặng và phải cho nó chìm sâu, cho nó ngủ yên. Ngủ bằng cách nào? Có phải ngủ gục không? Ngài Ngưỡng Sơn tới hỏi Thiền sư Trung Ấp: 
     - Làm sao thấy được nghĩa Phật tánh? 
     - Ta vì ông nói một ví dụ: “Như một nhà có sáu cửa, trong có một con khỉ, ngoài có một con khỉ từ bên đông kêu ‘chóe! chóe!’. Bên trong cũng kêu ‘chóe! chóe!’ đáp lại, sáu cửa đều kêu, đều đáp như thế. 
     Ngưỡng Sơn lễ tạ thưa: 
     - Vừa rồi nhờ Hòa thượng ví dụ, con đều biết rõ, lại có một việc: Ví như con khỉ ở trong ngủ, con khỉ ở ngoài muốn gặp phải làm sao? 
     Thiền sư Trung Ấp bước xuống giường thiền, nắm tay Ngưỡng Sơn múa, nói: 
     - Chóe! Chóe! Cùng ông thấy nhau rồi!” 
     Khỉ ở ngoài dụ cho sáu trần. Khỉ ở trong nhà dụ cho tâm sanh diệt. Bên ngoài vừa có sắc thanh... thì tâm sanh diệt liền dấy lên chạy theo, phản ứng liền liền. Đó là con khỉ trong nhà đang thức nên kêu chóe chóe. Nếu con khỉ trong nhà ngủ sâu, khỉ ở ngoài nó kêu mặc nó, không đáp lại, cứ nằm ngủ. Cũng vậy, khi tâm sanh diệt lặng rồi, dù có đối trước bao nhiêu ngoại trần, tâm vẫn thấy biết tường tận mà không dính mắc. Muốn được như vậy là phải “lặng, lặng, lặng, chìm, chìm, chìm”. Hiện tại chúng ta ngồi thiền là để chi? Để cho vọng tưởng lặng chìm, ấy thế mà thân ngồi yên đó, ngoại trần không làm động, nhưng ở trong tự nó cứ giãy giụa chạy nhảy lung tung, vẫn chưa chịu lặng chìm. Vậy, mỗi lần lên bồ đoàn ngồi tréo chân, phải tự nhắc mình ba lần: Lặng, lặng, lặng. Ngồi một hồi phải nhắc tiếp: Chìm, chìm, chìm. Lặng chìm mà phải sáng, biết, chớ không được tối, không hôn trầm thùy miên chẳng biết gì. Đây Thượng Sĩ nói “cái tâm muôn pháp là tâm Phật”. Nghĩa là tâm chạy theo muôn pháp lặng chìm, tức là tâm Phật nơi mình, đó là lẽ thật từ xưa đến nay vốn là như vậy, nên nói “lẽ ấy như nhiên suốt cổ kim”. 
     “Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, trong lò lửa rực, một hoa sen.” Nếu chúng ta sống được với tâm Phật rồi thì đi là thiền, ngồi là thiền, nằm cũng thiền, tất cả mọi oai nghi đều là thiền. Bởi lúc nào cũng ở trong thiền định nên tâm thể an nhiên không sanh không diệt hiển hiện tròn sáng. Tâm thể hiện ngay nơi thân năm uẩn đang bị lửa vô thường thiêu đốt này đây. Thân năm uẩn bị lửa vô thường thiêu đốt, tâm thể an nhiên thanh tịnh không bị thiêu đốt, vẫn an nhiên tươi mát, nên nói “trong lò lửa rực, một hoa sen.” Lửa vô thường đang cháy rực trong lò năm uẩn, vậy mà tâm thể không cháy vẫn tươi mát như hoa sen. Đó là người đang sống trong sanh tử mà đã giải thoát sanh tử. 
     “Ý khí mất thì thêm ý khí, được nơi an tiện hãy an tiện.” Chúng ta tu, nếu thấy mình lười mỏi thì phải phấn phát chấn chỉnh lên, đừng để chìm trong yếu đuối, thoái lui. Chúng ta tu có lúc thì hăng hái phấn chấn lắm, có khi dã dượi lười mỏi, lúc đó là lúc ý chí cùn lụt, cần phải phấn phát tăng thêm bằng cách đọc lại hành trạng của các Thiền sư, nghe lại các bài giảng cho ý chí phấn phát mới có sức mạnh vươn lên. Chớ còn lười mỏi mà buông xuôi nằm ì ngủ là không được, như thế sẽ đi tới chỗ chết chìm thoái bộ. Và, nếu “được nơi an tiện hãy an tiện” tức là được chỗ đủ phương tiện thì an trụ trong chỗ phương tiện an ổn đó, đừng đang có cái này đòi cái khác. Người đời hay có bệnh đứng núi này trông núi nọ, không bằng lòng cái gì cả bởi tham muốn không dừng. Vì vậy mà cả đời lao xao lộn xộn bất an, kiếp người có mấy mươi năm, cứ chạy hoài bao giờ mới đạt đạo? Thế nên phải biết tùy nghi với hoàn cảnh hiện có để tu, để tiến đạo. Thượng Sĩ nhắc nhở người tu khi cảm thấy mình mệt mỏi yếu đuối phải phấn phát tăng trưởng ý chí. Và, gặp được cảnh an ổn thuận hợp thì ngay đó mà sống, chớ không tránh né, hoặc đòi hỏi cảnh tốt hơn. 
     “Chao! Chao! Chao! Ối! Ối! Ối! Bọt trong biển cả nổi chìm rỗng.” Kiếp sống của con người giống như hòn bọt trong biển vậy. Sóng dồn qua bọt nổi lên, sóng dập lại bọt tan đi, cứ như thế mà nổi mà tan, bao nhiêu lần sanh tử nổi chìm không cùng. Thượng Sĩ thương cho thân phận mỏng manh của kiếp người đang nổi chìm trong biển khổ, giống như hòn bọt nổi tan trong chốc lát. Thế mà chúng ta bám chặt, thật là đáng thương và cũng đáng sợ, nên Ngài có lời than Chao! Chao! Chao! Ối! Ối! Ối! 
     “Các hạnh vô thường tất cả không, linh cốt Tiên sư chỗ nào thấy?” Nếu chúng ta cứ bám víu vào cái giả dối tạm bợ, mải chấp nhận sanh tử nổi chìm như bọt biển thì chừng nào thoát khỏi cảnh vô thường? - Tất cả hành đều là vô thường, có rồi trở thành không thì cái chân thật đó ở ngay nơi mình chừng nào mới nhận ra được? Câu “linh cốt Tiên sư chỗ nào thấy” xuất xứ từ câu chuyện Thiền sư Đạo Ngô và đệ tử là Tiệm Nguyên hai thầy trò đi đám tang một người Phật tử. Đứng tụng kinh gần quan tài, tụng xong, Tiệm Nguyên vỗ quan tài hỏi thầy: 
     - Sanh ư? Tử ư? 
     Đạo Ngô nói: 
     - Sanh cũng chẳng nói, tử cũng chẳng nói. 
     - Tại sao chẳng nói? 
     - Chẳng nói, chẳng nói. 
     Khi về, ra khỏi nhà Phật tử, Tiệm Nguyên nhắc lại: 
     - Thầy nói cho con cái câu khi nãy, nếu Thầy không nói con đánh Thầy. 
     - Đánh mặc đánh, nói thì không nói. 
     Đi nửa đường Tiệm Nguyên lại nói với Đạo Ngô: 
     - Thầy phải nói, nếu không nói con đánh Thầy. 
     - Đánh mặc đánh, nói không nói. 
     Tiệm Nguyên thoi vào hông Đạo Ngô một thoi. Đi một đoạn đường, Đạo Ngô bảo Tiệm Nguyên: 
     - Ông nên đi nơi khác, việc này nếu tới tai Tri sự thì ông ở không yên. 
     Tiệm Nguyên dọn tới chùa khác ở, một đêm nghe Phật tử ở trong chùa tụng kinh tới câu “ưng hiện Tỳ-kheo thân đắc độ giả, tức hiện Tỳ-kheo thân nhi vị thuyết pháp” Ngài bừng ngộ, rõ được ý “sanh cũng chẳng nói, tử cũng chẳng nói”. 
     Tiệm Nguyên trở về chùa cũ tìm thầy, nhưng Đạo Ngô đã tịch rồi. Bấy giờ ngài Thạch Sương thay thế Đạo Ngô hoằng hóa. Tiệm Nguyên tìm tới Thạch Sương, hỏi lại câu trước: 
     - Sanh ư? Tử ư? 
     Thạch Sương đáp: 
     - Chẳng nói! Chẳng nói! 
     - Tại sao chẳng nói? 
     - Chẳng nói! Chẳng nói! 
     Tiệm Nguyên ngộ sâu hơn nữa, Ngài bèn dừng lại đây. Một hôm ở trong pháp đường Ngài dùng cái mai đi từ bên đông qua bên tây, từ bên tây qua bên đông. Thạch Sương hỏi: 
     - Ông làm gì? 
     - Tôi tìm linh cốt của Tiên sư. 
     - Ta trong ấy nước dâng lênh láng, sóng dậy ngập trời, tìm cái gì là linh cốt của Tiên sư? 
     - Nên khéo gắng sức! 
     Vậy là hai vị đã thông cảm nhau. Thạch Sương biết chỗ Tiệm Nguyên ngộ và Tiệm Nguyên đã trình được sở ngộ của Ngài. Qua câu chuyện này, chúng ta thấy người xưa có những cử chỉ thái độ dường như trái đạo. Nhưng sự thật thì hiểu nhau thông cảm nhau giúp cho tiến tới chỗ giác ngộ, chớ không có ý xấu hại nhau. 
     “Tỉnh tỉnh thức, thức tỉnh tỉnh.” Thượng Sĩ lập tới lập lui từ “tỉnh”, “thức” nhằm đánh mạnh vào tâm thức chúng ta, nhắc chúng ta luôn luôn phải thức tỉnh, chớ để mê lầm. “Bốn góc đạp đất chớ chinh nghiêng.” Cái ghế có bốn chân, bốn chân đều sát đất thì ghế vững khó ngã. Ghế có bốn chân nếu ba chân sát đất một chân hỏng đất thì ghế dễ ngã. Ghế bốn chân hai chân sát đất, hai chân hỏng đất lại càng dễ ngã. Cũng vậy, chúng ta tu luôn luôn phải sống với Thể chân thật không thiếu không lệch thì vững vàng không mê lầm, không bị ngoại cảnh giả tạm chi phối làm cho lay động, chúng ta mới an ổn tự tại, thế nên Thượng Sĩ nói “Người nào nơi đây tin được đến, trên đảnh Tỳ-lô cất bước đi. Hét!” Những điều mà Thượng Sĩ nói từ trước tới đây ai mà tin rốt ráo thì bước đi trên đảnh Tỳ-lô. Tỳ-lô là Phật Pháp thân. Bước đi trên đảnh Phật Pháp thân có tội không? Đa số người đời đều nghĩ xâm phạm tới Phật là tội. Đó là đứng trên nghiệp tướng mà nói. Còn Phật Pháp thân là cái Thể chân thật, nếu sống được với Thể chân thật an nhiên thì mỗi bước mỗi bước đều đi trong thể Phật, chớ không có ở ngoài. Thơ của Phó ĐaÏi Sĩ có câu “đêm đêm ôm Phật ngủ, ngày ngày cùng Phật đi”. Mình và Phật rất mật thiết không rời nhau, đi cùng đi, ngủ cùng ngủ. Quí vị có dám xem thường mình không? Nơi mình có Phật mà không chịu sống với Phật, cứ theo sống với ma, nên bị nó gạt gẫm làm lộng cả ngày, điên đảo khổ đau không cùng. Thượng Sĩ nhắc chúng ta phải hằng sống với ông Phật hằng tỉnh sáng nơi mình thì mới “trên đảnh Tỳ-lô cất bước đi” được. 
     Đó là Bài Ca Tâm Phật. Chỉ một bài ca này quí vị học thuộc rồi thực hành, sống đúng như lời dạy của Thượng Sĩ, thì tôi cho quí vị ca trong lúc làm vườn làm công tác, không ngăn cấm, không rầy. Mỗi người học hiểu nhắc tới nhắc lui cho nhớ, để ứng dụng tu, chớ không phải ca suông. Những bài ca như thế này mới có diệu dụng làm cho người ca luôn luôn tỉnh sáng. 
     
c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

om dà la rồng Tuyệt hoa thuong thich thanh tri 1919 pham vang tam bảo lực the hoa lan vÃ ï¾ hoa thuong thich hanh tru 1904 çš o หลวงป แสง hạnh phúc trong tầm tay 泰卦 Thế Nhậ mẹ 乾九 Bắp xào gấc gợi 真言宗金毘羅権現法要 M mạt phat o ngoai khoi xa Ã Æ gian Thưởng sen chong Bí quyết để sống vui sống khỏe Sử s hai tượng phật trên đỉnh núi được Vua đầu bếp Yan Can Cook nói về ẩm quên khổ cây chùm bao Ung thư đại trực tràng gia tăng ở Ð Ð Ð Lợi ï¾ ï¼ giao ây thời 不空羂索心咒梵文 tìm pháp Chùa trong Phố Khóa kho Chùa Đức La nơi tam duoc tinh roi toi lien tieu hỏa Gia 轉識為智 giû ДГІ kh