00 Mục Lục 
01 Lời đầu sách của HT Thanh Từ
02 Đề Tựa của Tỳ Kheo Huệ Nguyên (1763)
03 Hành Trạng Thượng Sĩ
04 Đối Cơ (trả Lời Người Hỏi)
05 Tụng Cổ
06-1 Bài ca Tâm Phật 
06-2 Bài ngâm phóng cuồng, Sống chết nhàn mà thôi
06-3 Phàm Thánh không hai, Mê ngộ không khác, Ngậm bĩu môi
06-4 Bài văn Trứ Từ tự răn, Thời tiết an định, Dương chân, Vào cát bụi
06-5 Muôn việc về như, Thói đời hư dối, Họa thơ quan Huyện, Cảnh vật Tịnh Bang, Họa Thơ Hưng Trí Thượng Vị Hầu
06-6 Tụng đạo học Trần Thánh Tông, Chăn trâu đất, Vui thích giang hồ, Vật không tuỳ người, Viếng Đại Sư Tăng Điền, Thăm bệnh Đại Sư Phước Đường
06-7 Lễ Thiền sư Tiêu Dao ở Phước Đường, Cảnh vật Phước Đường, Tăng Pháp sư Thuần Nhất, Đùa Thiền Sư Trí Viễn xem kinh giải nghĩa, Điệu Tiên Sư
Khuyên đời vào đạo, Bảo chúng, Bảo chúng, Bảo học giả, Chợt hứng
06-8 Cội tùng đáy khe, Xuất trần, Đạo lớn không khó, Tâm vương, Thả trâu, Đề tịnh xá, Chợt hứng, Cây gậy, Chiếu thân, Tự đề, Chợt tỉnh, Tự tại, Bảo học trò, Bảo tu nghiệp Tây phương, Thoát đời, Vui thú giang hồ.
07 Lời Bạt

 

X
TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI
Biên Soạn: Trúc Lâm Tổ Sư (Trần Nhân Tông) 
Dịch và Giảng: Hoà ThượngThích Thanh Từ
Ban Văn Hoá Trung Ương GHPGVN Xuất Bản 1996
    THI CA (tt)
    Dịch: 
    LỄ THIỀN SƯ TIÊU DAO Ở PHƯỚC ĐƯỜNG 

    Hằng xa phong thái, 
     Ở chốn hoang thôn. 
     Thân tuy ngoài cõi Sâm với Thương 
     Ý vẫn trong gương loan và phượng. 
     Nhàn nhã ngâm khúc vô sanh 
     Hầu đáp ơn thầy mớm sữa. 
     Trộm có lời thơ tụng 
     Cúi dâng lên pháp tòa: 
    Thân tuy quê kịch ngụ nơi này 
    Bốn trọng ân nào dám lãng khuây.
    Ý vụng sớm nhờ thêm ý khí 
    Lòng tàn riêng giữ tấc lòng son. 
    Xuân về ngắm rỗng hoa đào nở 
    Gió thổi nghe hờ tiếng trúc lay. 
    Ngày trước đến nhà thăm hỏi hết 
    Không dây nay thỉnh dạo cung đàn. 
     Tạm qua thăm hỏi Cổ chùy thiền 
     Tướng mạo mười mươi khỏe lại bền. 
     Huệ Khả thân buồn, da tủy ký 
     Triệu Châu tuổi thọ, hạc qui niên. 
     Nên biết thế gian người có Phật 
     Lạ gì lò lửa nở hoa sen. 
     Trân trọng dâng lên lời tụng hứng 
     Chớ từ chút ít lễ vật hèn. 
    Giảng: 
     Thượng Sĩ tuy ngộ lý Thiền, sống tự do tự tại, không còn kiến chấp hai bên, nhưng với tinh thần của người học đạo, Ngài không bao giờ lơ là bổn phận của người đệ tử đối với thầy. 
     “Hằng xa phong thái, ở chốn hoang thôn.” Thượng Sĩ nói về phong cách và thái độ của Thiền sư Tiêu Dao thầy của Ngài. Ngài thường ở xa không được thân cận với thầy Ngài, vì thầy Ngài ở trong thôn vắng. 
     “Thân tuy ngoài cõi Sâm với Thương, ý vẫn trong gương loan và phượng.” Sao Sâm thì ở phương tây, sao Thương thì ở phương đông, hai sao này không bao giờ gặp nhau. Ý nói thân Ngài tuy xa cách ít được gặp thầy Ngài như sao Sâm và sao Thương, nhưng tâm của Ngài lúc nào cũng kề cận thầy, như nhìn vào gương thấy chim loan và chim phượng luôn luôn quấn quít bên nhau không xa cách. Ý hai câu này nói đạo tình của Thượng Sĩ đối với thầy của Ngài là Thiền sư Tiêu Dao. Thân Ngài tuy xa cách không được gặp thầy, nhưng tâm hồn Ngài lúc nào cũng hướng về thầy ở bên cạnh thầy. 
     “Nhàn nhã ngâm khúc vô sanh, hầu đáp ơn thầy mớm sữa.” Giờ đây muốn đền ơn pháp nhũ của thầy thì trò phải ngâm khúc vô sanh cho mọi người thưởng thức. Ngài là một cư sĩ mà có ý nghĩ rất hợp với đạo lý của người xuất gia. Đức Phật dạy chúng ta muốn đền ơn Phật thì phải giáo hóa chúng sanh. Bản nhạc vô sanh là bản nhạc giải thoát sanh tử. Người học trò học được rồi, phải ngâm cho người khác nghe, tức là đem giáo lý giải thoát sanh tử dạy cho mọi người được học và tu, đó là đền đáp ơn thầy đã giáo dưỡng mình. Như vậy, dù là tại gia hay xuất gia, một khi đã thừa hưởng lời chỉ dạy của bậc thầy, được lợi ích cho bản thân, được an nhàn tự tại, chúng ta phải đem ra chỉ dạy cho người khác cũng được lợi ích như mình. Đừng nghĩ rằng chúng ta mang ơn thầy phải làm sao cho có nhiều tiền để cúng dường thầy, có chùa to để thầy an dưỡng v.v... Đó chỉ là hình thức không quan trọng bằng đem pháp vô sanh mà hướng dẫn chỉ dạy cho người. Qua hai câu này chúng ta nắm vững được phương cách đền ơn thầy và đền ơn Phật của người xuất gia cũng như tại gia tu giải thoát. 
     “Trộm có lời thơ tụng, cúi dâng lên pháp tòa.” Thượng Sĩ mạn phép làm thơ tụng dâng lên thầy, tỏ chút lòng biết ơn giáo hóa của thầy. Nhờ sự giáo hóa của thầy mà Ngài được lợi ích. 
     “Thân tuy quê kịch ngụ nơi này, bốn trọng ân nào dám lãng khuây.” Thượng Sĩ tự nhận mình là người quê mùa ở thôn hoang vắng. Mặc dù quê, nhưng phần đạo đức ơn nghĩa Ngài không dám lơ là; bốn ơn: ơn cha mẹ, ơn Thầy Tổ hay ơn Tam Bảo, ơn đàn-na thí chủ, ơn quốc gia xã hội, Ngài không dám lãng quên. Những người lãnh đạo quốc gia xã hội là ân nhân của người tu, vì họ có trách nhiệm giữ cho đất nước được thanh bình, để người tu được yên tu nên cũng là một trọng ân. Trong bốn trọng ân Thượng Sĩ chỉ mang có ba ân vì Ngài là cư sĩ không thọ ân đàn-na, nhưng Ngài luôn luôn không quên. 
     “Ý vụng sớm nhờ thêm ý khí, lòng tàn riêng giữ tấc lòng son.” Hai câu này thấm thía làm sao! Thượng Sĩ nói Thượng Sĩ dốt nát khờ khạo, nhờ Thiền sư Tiêu Dao thầy của Ngài giúp cho tăng trưởng ý chí để tiến đạo. Hôm qua tôi có nhắc, Tăng Ni tu ý chí phải vững mạnh, mới vượt qua những chướng ngại thử thách trên đường tu. Bởi vì quí vị tu lâu ngày mệt mỏi ý chí cùn lụt, nên tôi phải nhắc quí vị phấn phát nỗ lực mạnh lên. Đó là nhờ thầy nhắc nhở thúc đẩy làm cho mình tăng trưởng ý chí thêm vững mạnh. Tuy tâm Thượng Sĩ không còn những vọng niệm lăng xăng, những tình cảm nồng nhiệt bi lụy như người thế tục, nhưng đối với Thầy Tổ Ngài riêng giữ tấc lòng son. Người cư sĩ mà nói lên được điều này thật là hi hữu, đáng tôn quí. Ngài nói lên được cái đạo tình cao cả giữa thầy trò. Người xuất gia chúng ta nhiều khi tu lâu, lớn tuổi đạo có đệ tử, bận lo cho đệ tử nên quên mất bổn phận làm trò! Còn Ngài thì nguội lạnh với thế tình mà đạo tình vẫn một tấm lòng son sắt. 
     “Xuân về ngắm rỗng hoa đào nở, gió thổi nghe hờ tiếng trúc lay.” Trước kia còn vọng niệm nên xuân về hoa đào nở lòng Ngài cũng rộn rực. Giờ đây xuân về hoa đào nở, lòng lặng rồi nên Ngài xem hoa một cách nhẹ nhàng, thấy hoa nở chỉ cười thôi chớ lòng không rộn rực như thuở nào. Gió thổi tiếng trúc chạm nhau cọt kẹt, chỉ nghe một cách hững hờ, không còn để tâm dính mắc như thuở trước. Tâm hồn của Ngài bây giờ rất nhẹ nhàng thảnh thơi, đối duyên xúc cảnh thấy nghe hay biết mà không bị dính mắc. 
     “Ngày trước đến nhà thăm hỏi hết, không dây nay thỉnh dạo cung đàn.” Ngày trước đến chùa thăm hỏi từ thầy cho tới các chú điệu, bây giờ không muốn thăm hỏi từng người nữa, mà chỉ xin thầy dạo cho một cung đàn không dây. Nghĩa là bây giờ không muốn thăm hỏi từng người, mà chỉ xin thầy dạy cho giáo lý giải thoát không kẹt hai bên, không còn đối đãi, đó là dạo cung đàn không dây. 
     “Tạm qua thăm hỏi cổ chùy Thiền, tướng mạo mười mươi khỏe lại bền.” Cổ chùy Thiền chỉ cho Thiền sư Tiêu Dao thầy của Thượng Sĩ. Nhà Thiền ví Thiền sư như cái chùy. Thuở xưa hay dùng từ ngữ mũi dùi ở trong đãy, mũi dùi đó gọi là cổ chùy, dù cho có đãy bao bọc mà mũi dùi luôn cứng và nhọn, nên lúc nào cũng ló đầu ra khỏi bọc, bao không nổi. Ý muốn nói rằng các vị đạo cao đức trọng dù có ai cố ý che đậy, đức độ các ngài vẫn tỏa sáng, không ai ngăn che giấu giếm nổi, giống như cây dùi để trong đãy mà vẫn ló đầu ra. Thượng Sĩ ví thầy mình như cái chùy xưa và mong thầy luôn luôn được khỏe mạnh sống lâu dài. 
     “Huệ Khả thân buồn da tủy ký, Triệu Châu tuổi thọ, hạc qui niên.” Thượng Sĩ nói thầy mình giống như Tổ Huệ Khả “thân buồn da tủy ký” (buồn là thẹn, chữ thẹn không hợp vận nên phải dùng chữ buồn). Nghĩa là Tổ Huệ Khả được Tổ Bồ-đề-đạt-ma thọ ký: “ngươi được phần tủy của ta”. Thiền sư Tiêu Dao thầy của Thượng Sĩ bấy giờ không được thọ ký như Tổ Huệ Khả, nên Ngài thấy buồn. Xưa khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sắp tịch bảo đệ tử trình sở ngộ. Ngài Đạo Phó thưa: 
     - Theo chỗ thấy của con chẳng chấp văn tự chẳng lìa văn tự, đây là dụng của đạo. 
     Tổ bảo: 
     - Ngươi được phần da của ta. 
     Theo ngài Đạo Phó, dụng của đạo là không dính hai bên, vậy mà Tổ bảo là chỉ thấy phần da. Chúng ta bây giờ chắc chỉ thấy được sợi lông của Tổ. 
     Ni Tổng Trì ra thưa: 
     - Nay chỗ hiểu của con, như Tổ A-nan thấy nước Phật A-súc, chỉ thấy một lần, không còn thấy lại. 
     Tổ bảo: 
     - Ngươi được phần thịt của ta. 
     Đoạn này Ni Tổng Trì dẫn đức Phật dạy Tôn giả A- nan về cõi Phật A-súc, Tôn giả A-nan muốn thấy, nhưng không biết làm sao để thấy, đức Phật liền vận dụng thần thông cho Tôn giả A-nan thấy. Sau đó đức Phật thâu thần thông, Tôn giả A-nan hết thấy. Câu chuyện này ngầm ý nói người tu dụng công miên mật, tâm thanh tịnh, lúc nào đó hốt nhiên nhận ra Thể chân thật có sẵn nơi mình. Song, chỉ nhận ra một lần mà không hằng sống được, giống như Tôn giả A-nan thấy cõi Phật A-súc chỉ có một lần. Ở trước ngài Đạo Phó nói không chấp văn tự không lìa văn tự là việc bên ngoài, nên Tổ nói thấy da của ta. Ni Tổng Trì nói thấy cái chân thật của mình mà chỉ thấy có một lần, nên Tổ nói được phần thịt của ta, sâu hơn một chút. 
     Ngài Đạo Dục ra thưa: 
     - Bốn đại vốn không năm ấm chẳng có, chỗ thấy của con không một pháp có thể được. 
     Tổ bảo: 
     - Ngươi được phần xương của ta. 
     Đến ngài Huệ Khả bước ra đảnh lễ Tổ, rồi lui lại đứng yên lặng. 
     Tổ bảo: 
     - Ngươi được phần tủy của ta. 
     Tổ truyền y bát cho ngài Huệ Khả. 
     Chỗ cuối cùng của đạo là chỗ không ngôn ngữ, vì còn ngôn ngữ là còn đối đãi, nên ngài Huệ Khả không nói, chỉ xá, lui ra đứng khoanh tay. Chỗ ngôn ngữ không diễn tả được là chỗ rốt ráo. Dễ quá! Nhưng, xin đừng bắt chước. Nếu hôm nào quí vị lên trình sở ngộ với tôi, tôi hỏi, quí vị xá lui đứng khoanh tay, sẽ bị tôi nạt: “Chú chưa được phần tủy đâu nghe!” Đó chỉ là hành động bắt chước, chớ chưa thật ngộ. Thời nay người ta hay bắt chước mà làm trật. Thượng Sĩ buồn vì Thiền sư Tiêu Dao thầy Ngài chưa được thọ ký như Tổ Huệ Khả được Tổ Bồ-đề-đạt-ma thọ ký thấy phần tủy của Ngài. Nhớ ơn thầy, Thượng Sĩ mong ước và chúc thầy mình sống lâu như Thiền sư Triệu Châu sống đến một trăm hai mươi tuổi. 
     “Nên biết thế gian người có Phật, lạ gì lò lửa nở hoa sen.” Thượng Sĩ nhắc cho mọi người biết, ở thế gian tất cả chúng ta ai cũng có sẵn ông Phật, nên không lạ gì khi nghe Thiền sư nói trong lò lửa nở hoa sen. Lò lửa chỉ cho thân vô thường, hoa sen chỉ cho tánh Phật có sẵn nơi mỗi người. Ngọn lửa vô thường đốt cháy từng giờ từng phút. Tuy nhiên, trong thân vô thường này có TÁNH Phật chưa bao giờ bị vô thường chi phối, chẳng khác nào trong lò lửa cháy hừng hừng mà có hoa sen nở tươi thắm. Biết rõ như vậy chúng ta mới thấy được giá trị thật của người tu. Chúng ta tu là phải nhận ra cái chân thật của mình đang bị vùi lấp phủ che, bởi những tướng vô thường sanh diệt. Và, cũng là cốt lõi của nhà Thiền mà thầy dạy trò tu chủ yếu là phải nhận ra ông Phật của chính mình, chớ không phải tìm ông Phật ở nơi nào khác, Phật ở ngay trong cái thân vô thường giống như trong lò lửa nở hoa sen vậy. 
     “Trân trọng dâng lên lời tụng hứng, chớ từ chút ít lễ vật hèn.” Thượng Sĩ hứng làm bài tụng dâng lên cúng dường thầy và mong thầy không từ chối. 
     Thượng Sĩ là một cư sĩ mà lòng quí kính của Ngài đối với bậc thầy hết sức thiết tha, biết rõ trọng trách của mình đối với bậc thầy, phải cúng dường như thế nào mới là đền ơn thầy, phải tu như thế nào để khỏi phụ lòng thầy. Đây là điều rất hiếm có ở nơi người cư sĩ. Thượng Sĩ còn biết rõ vì sao mình mang ơn thầy. Vì thầy là người dạy mình tu, giúp cho mình thêm ý chí. Sau cùng Thượng Sĩ khuyên mọi người tu, phải nhận ra nơi mình có sẵn tánh Phật như trong lò lửa có hoa sen. 

    Dịch: 
    CẢNH VẬT PHƯỚC ĐƯỜNG 
     Phước Đường cảnh trí chính là đây 
     Nương ngọn gió thiền mát mẻ thay. 
     Dậu đổ tiêu sơ măng mọc ốm 
     Cổng sân tịch mịch rặng tùng gầy. 
     Chưa gặp thời lành, hiền thánh hiện 
     Khá vui thú quí ẩn rừng này. 
     Sớm muộn trời già khai Phật nhật 
     Cửa vào đào lý cợt xuân quang. 
    Giảng: 
     Thượng Sĩ làm thơ tả cảnh Tinh xá Phước Đường của Thiền sư Tiêu Dao thầy Ngài. 
     “Phước Đường cảnh trí chính là đây, nương ngọn gió thiền mát mẻ thay.” Ngài nói mọi người tới Tinh xá Phước Đường nghe thầy Ngài dạy thiền, ai cũng được vui vẻ mát mẻ. 
     “Dậu đổ tiêu sơ măng mọc ốm, cổng sân tịch mịch rặng tùng gầy.” Đây tả cảnh vật quanh Tinh xá Phước Đường, nào là rào xiêu, nào là măng mọc không người cho phân, không người săn sóc nên nó gầy ốm. Từ cổng đi vào Tinh xá chỉ có một rặng tùng gầy, sân thì cỏ cây mọc chằng chịt. Cảnh vật Tinh xá Phước Đường thật vắng vẻ tiêu sơ, không có vẻ gì phồn thịnh. Tại sao vậy? - Vì “chưa gặp thời lành hiền thánh hiện, khá vui thú quí ẩn rừng này”. Sở dĩ cảnh vật Phước Đường tiêu sơ tịch mịch, vì chưa gặp thời nên hiền thánh có đó mà còn ẩn chưa hiện. Thú quí ẩn trong rừng tiêu sơ tịch mịch, ngầm chỉ cho Thiền sư Tiêu Dao đang ẩn ở chốn này chưa gặp thời mở mang truyền bá. 
     “Sớm muộn trời già khai Phật nhật, cửa vào đào lý cợt xuân quang.” Thượng Sĩ ước mơ thời cơ xoay chuyển mặt trời Phật bừng sáng. Chừng đó cảnh Phước Đường sẽ có đào nở hoa, lý có trái, đùa cợt với ánh sáng mùa xuân. Thiền sư Tiêu Dao thầy Ngài, một ngày nào đó sẽ mở mang truyền bá Thiền, mọi người thấm nhuần lý Thiền trở thành người giác ngộ sáng suốt. 
    Dịch: 
    TẶNG PHÁP SƯ THUẦN NHẤT 
     Pháp thân tịch diệt, sắc thân còn 
     Đêm lặng canh ba vào mộng hồn. 
     Ví chửa rong chơi Thiền Tổ Vực 
     Cũng từng qua lại Pháp vương môn. 
     Vô sanh đường Thánh lười tiến bước 
     Hữu lậu trời người cam kết tròn. 
     Nếu gặp tác gia bàn diệu chỉ 
     Thiên Tân bến ấy dấy hồ tôn. 
    Giảng: 
     “Pháp thân tịch diệt, sắc thân còn, đêm lặng canh ba vào mộng hồn.” Pháp thân thì tịch diệt lặng lẽ, sắc thân do tứ đại duyên hợp tạm có và hóa thân thì ý thức đang dạo nơi này nơi kia. Đó là ba thân: pháp thân, báo thân và hóa thân. 
     “Vì chửa rong chơi Thiền Tổ Vực, cũng từng qua lại Pháp vương môn.” Thượng Sĩ nói ngài Thuần Nhất là một vị Pháp sư đã từng học giáo lý ở các trường, hay trong những pháp hội giảng pháp. Tuy Ngài thông giáo lý, nhưng chưa thâm nhập lý Thiền, nên nói chửa rong chơi Thiền Tổ Vực mà từng qua lại Pháp Vương môn. 
     “Vô sanh đường Thánh lười tiến bước, hữu lậu trời người cam kết tròn.” Lười đi trên đường vô sanh của Thánh Hiền, mải ở trong cõi trời cõi người sanh tới sanh lui. Hai câu này trớ trêu, ngầm ý nói mỉa mai Pháp sư Thuần Nhất. Tuy Pháp sư giảng kinh hay nhưng chưa sống được với thể bất sanh bất diệt, đối với đường vô sanh không chịu tiến bước, thì bảo đảm sẽ đi mãi trong đường sanh tử luân hồi ở cõi trời cõi người. 
     “Nếu gặp tác gia bàn diệu chỉ, Thiên Tân bến ấy dấy hồ tôn.” Tác gia là chỉ cho những bậc tu hành đã ngộ đạo. Nếu gặp những vị ấy bàn diệu chỉ Thiền thì Pháp sư sẽ bí, giống như trên cầu Thiên Tân xem khỉ giỡn. Nghĩa là tâm còn lăng xăng chạy hết chỗ này tới chỗ kia chớ chưa im bặt. Ý này Thượng Sĩ dẫn từ câu chuyện: 
     Một hôm có Đại Nhĩ Tam Tạng người Ấn Độ sang Trung Hoa nhằm đời Đường, xưng là đã được ngũ thông, vua muốn trắc nghiệm nên mời ông ra mắt Quốc sư Huệ Trung. Vừa đến thấy Quốc sư ông khoanh tay đứng hầu bên hữu. 
     Quốc sư hỏi: 
     - Ông được tha tâm thông chăng? 
     Tam Tạng đáp: 
     - Chẳng dám. 
     Quốc sư hỏi: 
     - Ông nói xem hiện giờ Lão tăng đang ở chỗ nào? 
     Tam Tạng đáp: 
     - Hòa thượng là thầy của một nước sao lại đến Tây Xuyên xem đò đua. 
     Quốc sư hỏi: 
     - Ông nói xem hiện giờ Lão tăng đang ở chỗ nào? 
     Tam Tạng đáp: 
     - Hòa thượng là thầy một nước sao lại đứng trên cầu Thiên Tân xem khỉ giỡn. 
     Lần thứ ba Sư cũng hỏi như trước, Tam Tạng lặng thinh không biết Ngài ở chỗ nào! 
     Thượng Sĩ nói “Thiên Tân bến ấy dấy hồ tôn” ngầm nhắc Pháp sư Thuần Nhất: ông thông hiểu giáo lý, mà chưa ngộ được lý Thiền thì tâm ông vẫn lăng xăng, chưa đến chỗ vô tâm. Bài thơ này tặng Pháp sư mà cũng muốn nhắc khéo người có học mà thiếu tu. 

    Dịch: 
    ĐÙA THIỀN SƯ TRÍ VIỄN 
    XEM KINH GIẢI NGHĨA 
     Mực mồi thơm ngát, bút làm cần 
     Biển học sóng đùa, lý là thuyền. 
     Khen ngợi Viễn Công từng câu thả 
     Rồng to bắt được, phải năm lừa. 
    Giảng: 
     “Mực mồi thơm ngát, bút làm cần, biển học sóng đùa, lý là thuyền.” Thượng Sĩ nói Thiền sư Trí Viễn dùng bút mực để giải thích kinh điển, giống như dùng thuyền câu đi trong biển giáo lý, thả mồi bằng mực cần bằng bút để giải thích giáo lý của Phật. 
     “Khen ngợi Viễn Công từng câu thả, rồng to bắt được phải năm lừa.” Thượng Sĩ khen Viễn Công từng thả câu, câu rồng to ở dưới biển. Nhưng mà ngày bắt được rồng, còn xa thăm thẳm, đến năm con lừa mới bắt được. Trong mười hai con giáp, không có con giáp nào là lừa cả. Như vậy, Trí Viễn câu suốt đời cũng không bắt được rồng. Ý Thượng Sĩ nói Trí Viễn thông hiểu kinh Phật, dùng bút mực để giải thích giáo nghĩa. Tuy vậy, suốt đời vẫn không thấu suốt lý Thiền thâm sâu, giống như người muốn thả mồi câu rồng to ở dưới biển, suốt đời vẫn không câu được. 

    Dịch: 
    ĐIỆU TIÊN SƯ 
     Một khúc vô sanh hát vừa im 
     Vác ngang cây gậy về cố hương. 
     Đầu trên qua khỏi nơi nào có 
     Trâu đất tha hồ cỡi ngược lên. 
    Giảng: 
     “Điệu” là truy điệu, tức là nói lên công hạnh của người đã mất. Điệu Tiên Sư là nhắc đến công hạnh của thầy sau khi tịch. 
     “Một khúc vô sanh hát vừa im.” Thầy không còn hát khúc vô sanh, tức là thầy đã tịch rồi, không còn giáo hóa nữa. Vậy thầy đi đâu? “Vác ngang cây gậy về cố hương.” Câu này Thượng Sĩ dẫn câu chuyện đi ở tự tại, của một vị đệ tử tông Vân Môn là Am chủ Tường ở Liên Hoa Phong. Khi sắp tịch Ngài cầm cây gậy để ngang vai nói “vai vác cây gậy tức lật chẳng đoái đến người, đi thẳng vào ngàn đảnh núi muôn đảnh núi”. Nói xong Ngài tịch. Người xưa ra đi rất là tự tại, muốn tịch thì tịch, ngồi nằm đi đứng gì cũng được. Bây giờ hỏi thầy đi đâu? - Trả lời: Thầy cũng giống như Am chủ Tường vác cây gậy đi qua ngàn núi muôn núi, chớ không dừng ở nơi nào. “Đầu trên qua khỏi nơi nào có, trâu đất tha hồ cỡi ngược lên.” “Nơi nào có” nguyên chữ Hán là “hà hữu hương”. Ở đoạn trước Ngài nói chỗ cuối cùng là đạt đạo hay giải thoát sanh tử. Chỗ đó là chỗ tha hồ cỡi ngược con trâu đất, chỗ đó là chỗ rốt ráo. Thầy của Thượng Sĩ đi về chỗ tột cùng của đạo, Ngài có diệu dụng không lường nổi. Đó là lời tán thán của Thượng Sĩ đối với Thiền sư Phước Đường thầy Ngài. 

    Dịch: 
    KHUYÊN ĐỜI VÀO ĐẠO 
     Thời tiết xoay vần xuân lại thu 
     Xăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầu. 
     Giàu sang nhìn lại một trường mộng 
     Năm tháng ôm suông muôn hộc sầu. 
     Nẻo khổ luân hồi xe chuyển bánh 
     Sông yêu chìm nổi tợ bọt chùm. 
     Gặp trường chẳng chịu sờ lên mũi 
     Muôn kiếp duyên lành chỉ thế thôi. 
    Giảng: 
     Khuyên đời vào đạo là khuyên người đời nên bước vào đường đạo để tu hành, chớ để qua luống uổng một đời. 
     “Thời tiết xoay vần xuân đến thu, xăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầu.” Thời tiết xoay vần hết xuân rồi tới hạ, hết thu rồi tới đông. Thời tiết cứ đi qua đều đều, con người thì từ đầu xanh trở thành đầu bạc, vì nó biến chuyển theo sự xoay vần của năm tháng, chúng ta nhìn lại đầu của mình mới năm nào tóc còn đen mướt, bây giờ đã hoa râm bạc trắng. Như vậy thời tiết tháng năm luôn luôn xoay vần biến chuyển, kiếp người cũng chịu ảnh hưởng của sự biến chuyển vô thường ấy, nên thân từ trẻ biến thành già chớ không trẻ mãi. Đa số chúng ta đều có bệnh mâu thuẫn, mong cho ngày tháng qua mau mà không muốn mình già. Công nhân đi làm sở thì muốn cho mau tới cuối tháng để lãnh lương, trông mau tới dịp hè để được nghỉ, nhưng quên rằng mỗi lần lãnh lương thì cái đầu mình sẽ điểm thêm vài sợi tóc bạc, lãnh lương nhiều chừng nào thì đầu mình bạc nhiều chừng nấy. Muốn cho ngày tháng qua nhanh mà muốn thân mình trẻ mãi, vậy có mâu thuẫn không? Muốn ngày tháng qua nhanh thì phải chấp nhận thân mình mau già, đầu mình mau bạc! 
     “Giàu sang nhìn lại một trường mộng, năm tháng ôm suông muôn hộc sầu.” Biết bao kẻ phú quí sống đời sang cả, nhưng trải qua những cuộc bể dâu thăng trầm, giờ đây còn đâu, còn chăng chỉ là một giấc mộng. Vì vậy mà “năm tháng ôm suông muôn hộc sầu”. Mỗi năm qua mỗi tháng qua, nào buồn thương giận ghét dồn đầy cả bụng. Sống càng nhiều tháng nhiều năm chừng nào thì phiền não chồng chất nhiều chừng nấy, cho nên nói muôn hộc sầu. Chẳng biết người tu có chất thêm những hộc sầu không, chớ người đời khó tránh. Bởi vì nay gặp việc bất như ý này, mai gặp việc bất như ý kia, cứ ôm ấp mà không chịu buông xả, nên buồn thương giận ghét tăng thêm thành muôn hộc. Như vậy cuộc đời như giấc mộng mà lòng thì chất chứa cả muôn hộc phiền não, rất đáng thương. 
     “Nẻo khổ luân hồi xe chuyển bánh, sông yêu chìm nổi tợ bọt chùm.” Nếu ôm ấp phiền não thì nhất định sẽ trôi lăn vào nẻo khổ luân hồi, vì động cơ đưa con người tái sanh trong lục đạo là những niệm phiền não lăng xăng. Phiền não chứa đầy cả kho cả hộc thì nhất định sẽ lôi đi trong luân hồi không thể tránh. Thế mà người đời không biết dừng, cứ yêu thương, giận ghét v.v... Nếu yêu thương giận ghét thì phải chìm nổi trong dòng sông ái dục. Vì cái nhân sanh ra phiền não đều từ yêu ghét; nếu còn ôm lòng yêu ghét thì sự chìm nổi ở biển khổ không bao giờ hết, giống như chùm bọt nước tụ tan mãi trên dòng sông trên mặt biển không biết bao giờ cùng. 
     “Gặp trường chẳng chịu sờ lên mũi, muôn kiếp duyên lành chỉ thế thôi.” Gặp cơ hội tốt mà chúng ta không chịu nắm bắt, dù cho có duyên lành muôn kiếp cũng chỉ có thế thôi, không tiến được. Ở đây tôi nhắc quí vị, được cơ hội nghe kinh học đạo, mà không chịu nắm ngay cơ hội đó để tiến tu, cứ thả trôi cũng như gặp trường mà chẳng chịu sờ lên mũi. Nhà Thiền thường nói lên lẽ thật: lỗ mũi lúc nào cũng ở trước mặt mình không bao giờ thiếu vắng, hơi thở là sanh mạng của chính mình. Lỗ mũi là chỗ phát ra hơi thở, cho nên dụ lỗ mũi là sanh mạng sẵn ở trước mặt mình. Vậy mà chúng ta không nhớ cái mũi và hơi thở, cứ mãi lo chuyện này chuyện kia, mà quên mất cái ở trước mặt mình. Cũng vậy, tâm thể chân thật sẵn có nơi mỗi người chúng ta giống như cái lỗ mũi lúc nào cũng ở trước mặt. Bây giờ có cơ hội tốt nghe kinh học đạo tu để trở về với cái chân thật, thế mà chúng ta lơ là bỏ qua thì “muôn kiếp duyên lành chỉ thế thôi”. Vì gặp cơ hội tốt mà không chụp ngay cái cơ hội đó, để tiến lên thì dù cho có duyên lành muôn đời vẫn không được lợi ích. Hôm trước tôi đi ra nước ngoài gặp quí Phật tử họ than: “Hồi ở trong nước chúng con thiếu duyên không gặp THầY, KHÔNG TRựC TIếP NGHE THầY GIảNG Để TU. BÂY giờ ra nước ngoài nghe những lời Thầy giảng trong băng, chúng con hối tiếc sao lúc đó mình không đi tìm THầY Để HọC ĐạO, BÂY GIờ MớI HọC QUÁ MUộN màng...” Quí vị ở đây đủ duyên được quí thầy giảng dạy hướng dẫn trực tiếp cho tu học thì đừng bỏ qua cơ hội tốt, sau tìm lại rất là khó! 
     Đây là bài thơ nhắc nhở người còn mắc kẹt ở ngoài đời, phải mau bước vào con đường đạo để tu học chớ đừng lơ là, duyên lành qua mất, muôn kiếp không được lợi ích. 
    Dịch: 
    BẢO CHÚNG 
     Thôi tìm Thiếu Thất với Tào Khê 
     Thể tánh sáng ngời chửa từng mê. 
     Trăng cổ chiếu soi nào cận viễn 
     Gió trời thổi mát thấp cao chê. 
     Ánh thu đen trắng tùy duyên sắc 
     Sen nở thơm hồng bùn chẳng hề. 
     Diệu khúc xưa nay cần cứ hát 
     Chớ tìm nam bắc với đông tê. 
    Giảng: 
     Bài này Thượng Sĩ nhắc nhở chúng ta tu, nên gọi là Bảo Chúng. Chúng ở đây gồm có hai hạng xuất gia và tại gia, là những người đến học với Ngài. Ngài khuyên rằng: “Thôi tìm Thiếu Thất với Tào Khê, thể tánh sáng ngời chửa từng mê.” Thượng Sĩ khuyên chúng ta muốn tu muốn đạt được đạo, không phải tìm tới Thiếu Lâm chỗ Tổ Bồ-đề-đạt-ma ở, hay phải tìm tới Tào Khê chỗ Lục tổ Huệ Năng trụ xứ giáo hóa mới tu được. Vì hai nơi đó tuy là chỗ của Sơ Tổ và Lục Tổ nhưng nó là cảnh tướng, có chỗ nơi không phải là gốc của sự giác ngộ. Gốc của sự giác ngộ là “thể tánh sáng ngời chửa từng mê”. Mỗi chúng ta ai cũng có thể tánh sáng suốt lúc nào cũng hiện tiền chưa từng bị mê, vậy mà chúng ta không nhận ra. Sở dĩ chúng ta không nhận ra thể tánh sáng suốt của chính mình là, tại những vọng niệm lăng xăng tiếp nối lôi kéo chúng ta cứ chạy theo nó, mà quên mất thể tánh sáng suốt của mình. Như vậy muốn được giác ngộ không phải tới Tào Khê hay Thiếu Thất, mà phải khéo buông bỏ những vọng niệm lăng xăng nơi tâm mình thì thể tánh sáng ngời hiện tiền, chớ không tìm kiếm đâu xa. 
     “Trăng cổ chiếu soi nào cận viễn, gió trời thổi mát thấp cao chê.” Mặt trăng xưa chiếu ánh sáng xuống mọi vật một cách đầy đủ và bình đẳng, không câu nệ xa gần. Và, gió từ phương trời thổi lại, nó không chê chỗ thấp chọn chỗ cao, cao thấp nó đều thổi bình đẳng. Tuy nhiên, chỗ khuất lấp thì gió thổi tạt lên chỗ cao, đó là tại chỗ nơi chớ không phải tại gió lựa chọn. Đó là hai hình ảnh trăng cổ gió trời không phân biệt xa gần cao thấp. 
     “Ánh thu đen trắng tùy duyên sắc, sen nở thơm hồng bùn chẳng hề.” Bầu trời mùa thu có ánh trăng sáng trong, nhưng ánh sáng ấy không nhất định màu vàng, màu xanh hay màu trắng, mà tùy duyên. Nếu cảnh vật trắng thì nó hiện sắc trắng. Cảnh vật xanh nó hiện sắc xanh, đỏ thì nó hiện sắc đỏ. Ánh sáng vàng, xanh v.v... là tại những hình sắc bên ngoài: Như ánh sáng đang chiếu mà chúng ta để hạt lưu ly ở trên miếng giấy đỏ thì thấy ánh sáng màu đỏ, để trên miếng giấy xanh thấy ánh sáng màu xanh v.v... Như vậy phản ảnh màu này màu nọ là tại màu sắc chớ ánh sáng không có màu này màu nọ. Và, hoa sen nở ra từ dưới bùn mà nó không hề bị bùn làm cho hôi hám. Đó là những hình ảnh trăng cổ, gió trời, ánh sáng mùa thu, hoa sen nở, tất cả những thứ đó đều không có phân biệt so sánh gần xa, cao thấp, trắng đen và thơm hôi. Nghĩa là nó không bị sự so sánh làm cho mất đi tính chất bình đẳng. Thượng Sĩ mượn cái bình đẳng để nói lên thể sáng ngời của chúng ta nó cũng không phân biệt xa gần, cao thấp, trắng đen hay thơm hôi. Sở dĩ có những cái phân biệt đó là do tùy duyên bên ngoài như thế nào thấy như thế ấy. Ý Thượng Sĩ nói: nơi mọi người chúng ta có sẵn cái thể tánh bình đẳng trong sáng, chưa bao giờ có niệm phân biệt so sánh. Nếu khởi niệm phân biệt so sánh là thiếu bình đẳng tự nhiên. 
     “Diệu khúc xưa nay cần cứ hát, chớ tìm nam bắc với đông tê.” Diệu khúc là bản nhạc nhiệm mầu có sẵn từ xưa tới nay, nếu cần thì cứ hát, chớ đừng tìm tới phương nam, phương tây, phương bắc. Theo Thượng Sĩ bản nhạc nhiệm mầu này chỉ cho thể tánh sáng ngời hằng hữu nơi mỗi chúng ta. Cứ sống với thể tánh ấy đừng chạy nơi này nơi nọ tìm kiếm vô ích. 
     Bài thơ này Thượng Sĩ dạy chúng ta, là người học đạo muốn sáng được đạo thì phải nhận nơi mình có thể tánh sáng suốt bình đẳng, không bị cái so sánh phân biệt che lấp. Nó đã có sẵn cứ ngay đó mà sống, đừng tìm kiếm phí công. 
     Vậy quí vị đã hát được bản nhạc nhiệm mầu mà Thượng Sĩ nói chưa, hay chỉ hát những bài ca thế tục? Những bản nhạc thế tục thì dễ nhớ, còn diệu khúc này thì mau quên! Tại chúng ta chạy theo sáu trần mà quên nó chớ nó đâu có mất. 
     Tóm lại, bài này Thượng Sĩ khuyên người tu Phật, phải trực nhận nơi mình có sẵn cái thể tánh sáng suốt không bao giờ mê mờ, tại chúng ta chạy theo vọng tưởng quên nó mà thôi. Biết rồi thì đừng thắc mắc rằng mình ở đây tu lâu ngộ, phải tới Thiếu Lâm hay Tào Khê tu mới mau ngộ. Đừng có khao khát ước mơ tìm kiếm đâu xa, mà phải quay lại nơi mình nhận ra tánh sáng suốt của mình và hằng sống với nó. Nếu khởi niệm phân biệt so sánh thì thể tánh sáng suốt bị che khuất, Thượng Sĩ muốn cụ thể hóa cho nên nói bản nhạc xưa có sẵn, muốn hát lúc nào thì hát, đừng tìm kiếm ở đâu xa. Đó là lời nhắc nhở của Thượng Sĩ, ai là người học đạo phải mau hiểu lấy. 
    Dịch: 
    BẢO CHÚNG 
     Người đời ưa vọng chẳng ưa chân 
     Chân vọng tâm kia cũng là trần. 
     Cốt muốn nhảy thẳng lên bờ ấy 
     Hãy tham đồng tử đang có đây. 
    Giảng: 
     “Người đời ưa vọng chẳng ưa chân.” Người đời ưa vọng chẳng ưa chân là phải rồi, còn người tu thì ưa chân chẳng ưa vọng hay như người đời ưa vọng không ưa chân?-! Nhưng Thượng Sĩ nói “chân vọng tâm kia cũng là trần”. Tâm chân tâm vọng cả hai thuộc về trần, tức là thuộc về sanh diệt. Cái vọng thuộc về trần, nó sanh diệt là phải, nhưng sao cái chân cũng thuộc sanh diệt? - Thể tánh bất sanh bất diệt, tự nó không nói là chân hay vọng. Vì tâm chúng ta còn nhiều vọng niệm lăng xăng nên gọi là vọng, khi chúng ta buông những vọng niệm, tâm yên lặng tạm gọi là chân. Nói chân là do có vọng mà nói, nếu vọng hết rồi thì chân cũng không còn. Cũng như cái nhà này chúng ta nói sáng vì không có bóng tối, nói tối là do không có ánh sáng. Song, ai cũng ưa sáng mà không ưa tối, nhưng nếu không có tối thì có sáng không? Ngược lại cũng vậy. Giả sử ở nơi nào đó chưa bao giờ có đêm thì có ngày không? Sở dĩ có tối có sáng là do đối đãi nhau mà lập không phải thật. Cũng như nói vọng là đối với chân mà nói, nói chân là đối với vọng mà nói. Thể tánh sáng suốt không thuộc chân vọng vì chân vọng là hai cái giả lập. 
     “Cốt muốn nhảy thẳng lên bờ ấy.” Bờ ấy là chỉ cho bờ giác hay là Niết-bàn. Muốn nhảy thẳng đến bờ giác thì phải “hãy tham đồng tử đang có đây”. Phải tham vấn chú bé đang ở đây. Chú bé đang ở đây là chú bé nào? Chữ này có hai cách giải. Trong kinh Hoa Nghiêm thường gọi Bồ-tát là đồng tử. Đồng tử là chỉ cho những đứa bé; tại sao gọi Bồ-tát là đồng tử? Bồ-tát gọi là giác mà cái giác của Bồ-tát đối với cái giác của Phật thì chưa viên mãn, Bồ-tát thì từng phần giác chớ chưa giác ngộ viên mãn như Phật. Như người đứng tuổi thì các bộ phận trong cơ thể và sự khôn ngoan sáng suốt phát triển đầy đủ, còn đứa bé thì các bộ phận trong cơ thể tuy đủ, nhưng chưa phát triển toàn diện, nên đối với người lớn thì nó là đứa bé. Cũng vậy đứng về mặt giác ngộ thì đức Phật đã viên mãn nên coi như người lớn, Bồ-tát mới giác ngộ từng phần nên đối với Phật coi như là đứa bé, cho nên các kinh Đại thừa thường gọi Bồ-tát là đồng tử. Nhưng đồng tử đối với Phật chớ không phải đối với chúng ta. Chúng ta thì thấy Bồ-tát là những vị trưởng thượng, chỉ có Phật mới coi Bồ-tát như đứa bé thôi. Đó là nói theo kinh. Nhưng ở đây thì khác, Thượng Sĩ nói người tu muốn nhảy thẳng tới bờ giác ngộ thì phải tham vấn đồng tử đang có đây, tức là muốn giác ngộ thì phải nhận ra cái tánh giác sẵn có nơi mình, chớ đừng tìm đâu xa hết. Tại sao gọi tánh giác là đồng tử? Vì tánh giác là viên mãn trùm khắp mà người mới nhận ra thì chỉ giác từng phần chưa viên mãn, ví như đứa bé nên gọi là đồng tử. 
     Bốn câu kệ này Thượng Sĩ dạy chúng ta, vọng chân gì cũng phải buông và muốn giác ngộ thì phải nhận ra cái thể tánh sáng suốt sẵn có nơi mình, chớ không tìm đâu xa. 
     
    Dịch: 
    BẢO HỌC GIẢ 
     Học giả rối bời biết là sao 
     Luống đem gạch ngói uổng công mài. 
     Bảo anh thôi chớ nương cửa khác 
     Một điểm ánh xuân chốn chốn hoa. 
    Giảng: 
     Bảo học giả là khuyên người trí thức chớ nghiên cứu tìm tòi. 
     “Học giả rối bời biết là sao, luống đem gạch ngói uổng công mài.” Học giả là người chuyên nghiên cứu sách vở, để tìm tòi những điều hay đẹp ở trong ấy, nên tâm họ luôn rối bời, do đó mà không đạt được chỗ chân thật cứu kính, giống như người đem gạch ngói mài để làm gương. Câu này Thượng Sĩ dẫn chuyện mài gạch của Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng. Sau khi đắc pháp nơi Lục Tổ, Thiền sư Hoài Nhượng đến trụ ở dãy Hoành Nhạc. Một hôm đi dạo núi thấy một vị Tăng tên Đạo Nhất ngồi thiền trên phiến đá, Ngài đi đến hỏi: 
     - Đại đức ngồi thiền để làm gì? 
     Đạo Nhất thưa: 
     - Để làm Phật. 
     Sau đó Ngài lấy một cục gạch đến trên phiến đá trước am Đạo Nhất ngồi mài, Đạo Nhất thấy lạ hỏi: 
     - Hòa thượng mài gạch để làm gì? 
     - Mài để làm gương. 
     - Mài gạch đâu có thể thành gương được? 
     - Ngồi thiền đâu có thể thành Phật được? 
     - Vậy làm thế nào mới phải? 
     - Như trâu kéo xe, xe không đi, vậy đánh xe là phải hay đánh trâu là phải? 
     Dốt nát như chúng ta, ai cũng biết đánh trâu là phải. Thí dụ này rất hay, con trâu kéo xe, xe là cái bị động, trâu là cái chủ động, muốn cái bị động di chuyển thì phải điều khiển cái chủ động. 
     Đạo Nhất lặng thinh. Ngài nói tiếp: 
     - Ông học ngồi Thiền hay học ngồi Phật? Nếu học ngồi thiền, thiền không phải ngồi nằm. Nếu học ngồi Phật, Phật không có tướng nhất định, đối pháp không trụ, chẳng nên thủ xả, ông nếu ngồi Phật tức là giết Phật, nếu chấp tướng ngồi chẳng đạt ý kia. 
     Hằng ngày Phật không những ngồi mà còn đi khất thực, tối còn nằm nghỉ. Vậy lúc đi lúc nằm gọi là gì? Ngồi cũng Phật mà đi cũng Phật, nói nín đều là Phật. Như quí thầy tu lúc ngồi là thầy tu hay đi đứng là thầy tu? Nếu vô chùa thấy quí thầy quí cô ngồi thiền nói quí thầy quí cô tu, một lát quí thầy quí cô xả thiền có tu không? Dầu ngồi hay đi bất cứ ở hành động nào cũng là thầy tu. Cũng vậy Phật ở trong hành động nào cũng là Phật. Tóm lại, ý Thượng Sĩ muốn nhắc chúng ta rằng, khi tu đừng chấp vào hình thức nào cố định, hình thức chỉ là phương tiện chớ không phải cứu kính. Phương tiện nào thích hợp và giúp cho chúng ta tiến đạo thì chúng ta ứng dụng. Ví dụ chúng ta muốn tâm được yên tịnh mà nằm ngủ mãi ngáy pho pho thì tâm không an định. Đi dạo chơi với huynh này huynh kia, nói chuyện năm trước năm sau thì tâm không an định. Tốt hơn hết là ngồi lại nghiêm chỉnh ngó xuống, không có chuyện gì rối rắm, nhưng phải biết ngồi là phương tiện chớ không phải cứu kính, nếu nói ngồi thiền là cứu kính ấy là sai. Cho nên chư Tổ sau này nói tu trong bốn oai nghi, chớ không hạn cuộc vào một oai nghi nào. Nhưng trong bốn oai nghi, ngồi là thù thắng hơn hết, nên chúng ta lấy phương tiện thù thắng mà ứng dụng. Phải nói rõ cho quí vị hiểu, chớ không khéo mai kia một vài sư nào đó hỏi rằng: “Tại sao Tổ quở ngồi thiền, mà ở đây thầy chủ trương ngồi, vậy là đã trái ý Tổ.” Nói nghe hay lắm nhưng nếu không ngồi thiền thì làm gì? Đi tới đi lui nói chuyện tạp tâm loạn tưởng, thêm phiền não chớ không lợi ích gì, nên tôi bắt ngồi. Thượng Sĩ nói “luống đem gạch ngói uổng công mài”. Mài gạch ngói để làm gương là việc làm phí công vô ích. 
     “Bảo anh thôi chớ nương cửa khác, một điểm ánh xuân chốn chốn hoa.” Thôi anh đừng tới nhà người mà trông cậy người ta chỉ dạy, chỉ cần một điểm sáng của mùa xuân thì tất cả hoa đều đua nhau nở rộ. Nghĩa là hoa đã có sẵn cái mầm ở trong thân cây, chỉ cần ánh nắng mùa xuân chiếu tới thì nó nở, chớ không cần tìm kiếm đâu xa. Cũng vậy ở nơi mỗi chúng ta đều có sẵn cái mầm giác ngộ, chỉ cần nhân duyên thuận tiện thì nó bừng sáng, chớ nên tìm kiếm trông chờ ở bên ngoài. 
     
    Dịch: 
    CHỢT HỨNG 
     Trong nhà ngồi thẳng lặng không lời 
     Nhàn ngắm Côn Luân mảnh khói trôi. 
     Đến khi nghe nhọc tâm liền bặt 
     Chẳng cần nhiếp niệm chẳng cần thiền. 
    Giảng: 
     “Trong nhà ngồi thẳng lặng không lời, nhàn ngắm Côn Luân mảnh khói trôi.” Một hôm ở trong nhà, Thượng Sĩ ngồi thẳng lưng yên lặng nhìn ngọn núi Côn Luân. Núi này nối dài từ ngọn Côn Luân ở Trung Quốc, chạy qua Cao Bằng đến tỉnh Thái Nguyên ở Việt Nam mới dứt. Núi Côn Luân có lẽ là nơi quê hương của Thượng Sĩ, quê Ngài ở gần vùng Thái Nguyên Cao Bằng, Ngài ngồi thấy trên ngọn núi Côn Luân có vài mảnh khói bay. Ngắm mãi một hồi thì: “Đến khi nghe nhọc tâm liền bặt, chẳng cần nhiếp niệm chẳng cần thiền.” Thượng Sĩ ngồi trong nhà ngắm núi Côn Luân bỗng dưng tâm lặng lẽ không còn niệm khởi. Ngài ngồi chơi không dụng công tu, thế mà tâm không khởi niệm, nên nói không cần nhiếp niệm chẳng cần thiền. Chúng ta ngồi thiền trong tư thế kiết già, niệm dấy khởi, chúng ta buông, không theo, gọi là nhiếp niệm. Cũng có lúc chúng ta ngồi nhìn trời nhìn mây, mà tâm dứt bặt không khởi một niệm, dứt hết niệm ngồi thản nhiên tự tại, nên không nói là ngồi thiền, Thượng Sĩ nói chẳng phiền dứt niệm chẳng cần thiền mà tâm vẫn im bặt. 
     

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Như cha me пѕѓ Ð Ð Ð BÃÆn những vấn đề cần suy nghĩ Nhớ ơi khoai lang ngày cũ an Thêm nhiều công dụng của thiền được Lạc 不可信汝心 汝心不可信 Năm bước 泰卦 phật giáo bán Sá ng nhà tu vien bat nha 霊園 横浜 bạn nhé 真言宗金毘羅権現法要 ly tuong cua nguoi xuat gia Vua đời buc tuong phat co nhat viet nam tránh việc sát sinh Đất Phật Bà hãy cứu con màu sắc ca sa đàn 嫖妓 mầu bảy giao ke テ Thầy Á bên Phận thực åº ý nghĩa của việc cúng nước trên bàn Tang lễ cố Ni trưởng Thích nữ Đạt tren doi nay cai gi quy nhat những vấn đề cần suy nghĩ phần 5 mối bố khóa tu dành cho tuổi trẻ sự khan hiếm tình Ngày Duong mở Hoạ Huyết áp thấp cũng gây nhồi máu cơ tim giáo phat giao the ky xi 五藏三摩地观 ton Kheer curd chapati và thức chay xứ Ấn Thư Thủ phạm trong bóng tối tieng nam chu vang giup ban vuot qua kho khan va thu bệnh