Sự tích Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni

(Theo bản hiệu-chính ngày 21/05/2005) 

Soạn giả: Minh-Thiện Trần-Hữu-Danh

Với sự khuyến khích và giúp đỡ của hiền nội: 

Diệu-Xuân Nguyễn-thị Bạch-Mai

---o0o---

 

Phần 20

 

PHỤ  ÐÍNH

 

7-  Ðại cương tu Phật:

 

3 tông phái lớn trong đạo Phật

1-    Thiền tông : Hiện nay Thiền tông có hai dòng chánh là Như-Lai Thiền và Tổ-Sư Thiền.

a)- Như-Lai Thiền là phương pháp thiền theo như đức Phật đã giảng dạy. Phương pháp này được gọi là Thiền-na (Jhana, Dhyana), còn có thể gọi là Thiền (Zen); Trung-hoa dịch là Tĩnh-lự, nghỉa là yên lặng suy nghĩ. Thiền-na (Dhyana) gồm có hai phần Chỉ (Samatha)Quán (Vipassana). Tu Chỉ để được Ðịnh (Samadhi), tu Quán để được Huệ (Panna, Prajna). Như-Lai Thiền giúp hành giả tiến tu từng cấp bậc từ Sơ-thiền đến Diệt-thọ-tưởng.

Người tu theo Như-Lai Thiền thường thực hành các pháp môn :

Sổ tức (Anapana-sati) : Tập-trung ý-thức vào việc đếm hơi thở ra vào. Pháp môn này giúp thân tâm được thanh-tịnh.

Tùy tức (Anapana-sati) : Tập trung ý-thức theo dõi hơi thở ra vào tự nhiên. Pháp môn này giúp tâm được an-lạc thanh-tịnh.

Chỉ hayThiền vắng-lặng (Samatha) : Thực hành định tâm bằng cách tập-trung tinh-thần vào một nơi trên cơ thể như đỉnh đầu, tam tinh, chóp mũi, tim, rốn, lòng bàn tay ... Pháp môn này nhằm phát triển định lực.

Quán hay Thiền minh-sát (Vipassana) : Trừ vọng tưởng và phiền não bằng cách quán sát để thấy rõ sự sanh trụ dị diệt của một vật hay một hiện-tượng tâm-lý, để thấy rõ thật tướng, thật tánh, thật thể của nó, để thấy rõ vạn vật đều vô thường, vô ngã, vắng lặng. Pháp môn này giúp trí-huệ tăng trưởng.

Thiền ngoại định (Kasina) : Tập-trung hoàn-toàn tinh-thần vào một hiện tượng bên ngoài (parikamma-nimitta) như đất, nước, gió, lửa, màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, bầu trời, ánh sáng (có 10 đối tượng quán) cho đến khi nhắm mắt lại vẫn thấy rõ-ràng hình ảnh vật đó (uggaha-nimitta) cùng khắp mọi nơi. Quán biết rằng tất cả mọi vật đều chu biến khắp pháp giới. Pháp môn này làm tăng trưởng định lực (upacara-samadhi), giúp thiền giả diệt trừ sáu thức, đạt đến tứ thiền và ngũ thông. (Xem Vocabulaire Pali-Français des Termes Bouddhiques, trang 101-102)

b)-Tổ-Sư Thiền bắt đầu từ Sơ Tổ Bodhidharma (Bồ-Ðề-Ðạt-Ma) tại Trung-hoa. Ngài chủ trương :

 Giáo ngoại biệt truyền,

   Bất lập văn tự,

   Trực chỉ nhân tâm,

   Kiến tánh thành Phật.

Muốn tu pháp môn này cần phải thọ giáo với một Thiền-sư đã chứng đắc, thường hướng dẫn thiền sinh bằng những phương pháp đặc biệt như la hét, đánh đập, bắt quét lá ..., hoặc bằng một cử chỉ hoặc lời nói ngắn gọn gọi là công-án hay thoại đầu, nhằm kích khởi trực giác nằm sâu trong tâm thức của thiền sinh, giúp thiền sinh trực nhận Chân-lý. Tổ-sư Thiền thường khơi động một mối nghi (nghi-tình) sâu đậm trong tâm thức của thiền sinh, làm cho thiền sinh phải thao-thức mãi với mối nghi đó (để trừ vọng tưởng và phiền não); đến khi tâm thức của thiền sinh đã chín mùi, ông Thầy chỉ cần phát hiện một động tác hay một lời nói cũng đủ làm cho thiền sinh bừng ngộ (kiến tánh).

 

2- Mật tông : Thực hành các pháp môn :

Thần chú (Mantra) : Thường đọc thần chú (mật ngữ) để giữ tâm thanh-tịnh.

Mật ấn (Mudra) : Thực hành những tư thế đặc biệt của hai tay (bắt ấn), vừa đọc thần chú, vừa nghĩ tưởng đến các vị Phật hay Bồ-tát, để thân miệng ý hợp nhất trong đại định Kim Cang.

Thiền ngoại định (Kasina) : Như đã giảng ở phần Thiền tông.

 

3- Tịnh-độ tông : Thực hành các pháp môn :

Niệm Phật (Buddhanussati) : Miệng niệm Phật A-Di-Ðà, tay lần chuổi, tâm tưởng nhớ Phật A-Di-Ðà và nguyện thác sanh về cõi Tịnh-độ.

Niệm Pháp (Dhammanussati) : Thường đọc tụng kinh-điển và giới-luật để ghi nhớ lời Phật dạy. Trì chú để giữ tâm thanh tịnh.

Niệm Tăng (Sanghanussati) : Thường cung kính cúng dường chư Tăng Ni để gieo nhân lành, tăng trưởng phước đức.

 

 

37 pháp tu căn bản

(37 phẩm trợ đạo, bodhipakkhika dhamma)

 

4 đề tài thiền quán (Tứ niệm xứ) :

1-     Thân bất tịnh : Quán chiếu 32 thành phần của cơ thể, 9 giai đoạn tàn hoại của cơ thể, để thấy rõ thân người đầy chất dơ bẩn, hôi thúi, không có gì đáng quý trọng. Pháp môn này nhằm trừ tham dục, trừ chấp thân là ngã, trừ ngã ái.

2-     Thọ là khổ : Quán chiếu để thấy rằng mọi cảm giác sướng, khổ, hoặc không sướng không khổ, rốt cuộc cũng đều làm phát sanh phiền não và đem đến cái khổ không nhiều thì ít. Pháp môn này nhằm trừ tham, ái và thủ.

3-     Tâm vô thường : Quán chiếu để thấy rằng tâm con người luôn luôn biến chuyển, khi vui khi buồn, khi hòa khi giận, không có gì là thường tại. Pháp môn này nhằm trừ chấp tâm là ngã, là trường tồn.

4-     Pháp vô ngã : Quán chiếu để thấy rằng tất cả mọi sự vật đều vô thường, biến đổi luôn theo các chu kỳ thành trụ hoại không, không có yếu tố nào là thường tại để có thể nắm giữ được. Pháp môn này nhằm mở-mang trí-huệ và trừ lòng ham muốn.

4 điều phải siêng năng thực hành (Tứ chánh cần) :

1-     Năng làm xuất hiện các pháp lành chưa sanh.

2-     Năng làm lớn mạnh các pháp lành đã sanh.

3-     Năng diệt trừ các pháp ác đã sanh.

4-     Năng ngăn chận các pháp ác chưa sanh.

4 điều cần thực hiện đầy đủ, đến nơi đến chốn (Tứ như ý túc) :

1-     Dục như ý túc : Muốn làm điều lành, trừ điều ác thì hãy làm cho đến nơi đến chốn.

2-     Niệm như ý túc : Ghi nhớ Chánh Pháp một cách đúng đắn và đầy đủ.

3-     Tinh tấn như ý túc : Siêng năng tu tập cho đến nơi đến chốn.

4-     Tư duy như ý túc : Suy nghĩ về điều gì cũng phải suy nghĩ cho đến nơi đến chốn.

5 căn lành cần nuôi dưỡng (Ngũ căn) :

1-     Tín căn : Kính tin Tam Bảo và Chánh Pháp.

2-     Tấn căn : Tinh tấn tu tập pháp môn đã chọn.

3-     Niệm  căn: Luôn luôn nhớ nghĩ đến Chánh Pháp và Tam Bảo.

4-     Ðịnh căn : Thực hành Thiền Vắng Lặng để tâm không loạn động.

5-     Huệ căn : Thực hành Thiền Minh Sát để biết rõ Chơn Tâm, Chơn Lý.

5 sức mạnh trong việc tu tập (Ngũ lực) :

Khi nuôi dưỡng đúng mức, 5 căn lành sẽ trở thành 5 sức mạnh trong việc tu tập.

1-     Tín lực : Sức mạnh của đức tin.

2-     Tấn lực : Sức mạnh của ý chí tinh tấn tu tập.

3-     Niệm lực : Sức mạnh của trí nhớ Chánh Pháp.

4-     Ðịnh lực : Sức mạnh của tâm thiền định.

5-     Huệ lực : Sức mạnh của trí huệ bát-nhã.

7 giai đoạn tu hành (Thất giác chi) :

1-     Niệm : Học hỏi giáo-lý để ghi nhớ Chánh Pháp và các pháp môn tu.

2-     Trạch pháp : Sáng suốt chọn lựa pháp-môn tu tập hợp với khả năng mình.

3-     Tinh tấn : Siêng năng tu tập pháp-môn đã chọn.

4-     Hỷ : Khởi tâm vui mừng nhận thấy việc tu tập có kết quả tốt đẹp.

5-     Khinh an : Tâm vui vẻ, nhẹ nhàng, an ổn.

6-     Ðịnh : Tu thiền định, tâm không tán loạn.

7-     Xả : Tu xả, giữ tâm thanh tịnh, vắng lặng, bình đẳng, không chấp trước.

8 thánh đạo (Bát Chánh đạo) :

1-     Chánh kiến : Nhận thức chân chánh để biết rõ vạn vật vô thường, đời sống dẫy đầy đau khổ, vô minh và tham ái là nguyên nhân của khổ, phá vô minh trừ tham ái thì có được đời sống an lành hạnh phúc, Chánh Pháp là phương pháp phá vô minh trừ tham ái để được an lạc thanh tịnh.

2-     Chánh tư duy : Suy nghĩ chân chánh để tìm cách diệt khổ cho mình và cho mọi người, để mang đến hạnh phúc chân thật cho mình và cho mọi người.

3-     Chánh ngữ : Nói lời hòa nhã, đúng sự thật, đúng chân lý, để mang đến hạnh-phúc cho mọi người.

4-     Chánh nghiệp : Hành-động chân chánh, lợi mình, lợi người.

5-     Chánh mạng : Hành nghề sinh sống vừa có lợi cho mình, vừa có lợi cho người khác, tránh sát sanh, buôn bán ma-túy hay vũ khí.

6-     Chánh tinh tấn : Siêng năng tu tập, làm điều lành, tránh điều dữ.

7-     Chánh niệm : Luôn luôn ghi nhớ Chánh Pháp, nhớ các điều lành nên làm, nhớ các điều dữ nên tránh.

8-     Chánh định : Siêng năng tu tập thiền định, tránh loạn tưởng, loạn động.

Tu 8 Thánh đạo đưa đến 4 Thánh quả như sau :

Tu-đà-hoàn (Sotapanna): Thành đạt Chánh kiến và Chánh tư-duy.

Tư-đà-hàm (Sakadagami): Thành đạt Chánh ngữ và Chánh nghiệp.

A-na-hàm (Anagami): Thành đạt Chánh mạng và Chánh tinh tấn.

A-la-hán (Arahat): Thành đạt Chánh niệm và Chánh định.

 

6 pháp tu của Bồ-tát

(Lục độ hay 6 Ba-la-mật)

 

1-     Bố thí : Các vị Bồ-tát đã hiểu rõ lý vô thường và vô ngã nên nguyện thực hành bố thí rốt ráo đến khi không còn thấy có gì là mình hay của mình nữa.

2-     Trì giới : Các vị Bồ-tát nguyện thực hành 3 Tụ Giới đại thừa là đoạn trừ tất cả các điều ác, thực hành tất cả các điều lành, nhiếp độ tất cả chúng sanh.

3-     Nhẫn nhục : Các vị Bồ-tát nguyện thực hành tâm bình đẳng, tận diệt ngã mạn và sân hận, được tâm nhẫn nhục tam muội. Nhẫn nhục ba-la-mật là điều kiện cần thiết để thực hành bố thí ba-la-mật và tiến tới vô ngã.

4-     Tinh tấn : Các vị Bồ-tát nguyện suốt đời siêng năng thực hành 5 pháp môn bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định và trí huệ.

5-     Thiền định : Các vị Bồ-tát nguyện đoạn trừ tất cả phiền não và vọng tưởng, tu rốt ráo căn viên thông, đến khi tâm được hoàn toàn thanh tịnh.

6-     Trí huệ : Các vị Bồ-tát nguyện thực hành thiền quán đến khi rốt ráo đạt được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.

Tu Lục độ đưa đến các quả vị như sau :

Thập Tín: Thấm nhuần hạnh Bố thí.

Thập Trụ: Thấm nhuần hạnh Trì giới.

Thập Hạnh: Thấm nhuần hạnh Nhẫn nhục.

Thập Hồi-hướng: Thấm nhuần hạnh Tin tấn.

Tứ Gia-hạnh: Thấm nhuần hạnh Thiền định.

Thập Ðịa: Trí huệ phát sáng.

 

4 pháp tu của Ðại Bồ-tát

(4 tâm vô lượng)

 

1-     Từ : Ban vui cho tất cả chúng sanh.

2-     Bi : Cứu khổ cho tất cả chúng sanh.

3-     Hỷ : Vui khi chúng sanh hết khổ, được vui.

4-     Xả : Tâm luôn luôn an lạc, thanh tịnh, bình đẳng, không cố chấp.


Thứ lớp tu chứng trong đạo Phật

 

 Cõi Dục :          Phàm phu           Phàm phu        Phàm phu

  Thiền đạo  :              Thánh đạo :            Bồ-tát đạo :

           Thực-hành Như-Lai-Thiền.      Thực-hành Bát-Thánh-Ðạo.  Thực-hành Lục-Ðộ.   

 Cõi Sắc :         Sơ thiền           Tu-đà-hoàn      Thập Tín

 

 Nhị thiền          Tư-đà-hàm       Thập Trụ

 Tam thiền        A-na-hàm         Thập Hạnh

 Tứ thiền           A-na-hàm         Thập Hồi-hướng

 

 Cõi Vô-sắc :     Không vô biên xứ       A-na-hàm         Tứ Gia-hạnh

Thức vô biên xứ           A-la-hán           Thập Ðịa: Hoan-hỉ địa

Vô Sở-hữu xứ  A-la-hán           Ly-cấu địa

 

           Phi tưởng phi phi tưởng  A-la-hán           Phát-quang địa

 

 

 Cõi Phật :       Diệt thọ tưởng. Phật.    Diệm-huệ địa

 (Niết-bàn)                                                       Nan-thắng địa

                                                                        Hiện-tiền địa

                                                                        Viễn-hành địa

                                                                        Bất-động địa

                                                                        Thiện-huệ địa

                                                                        Pháp-vân địa.

 


Ghi chú : Bảng so-sánh này chỉ có giá trị tương-đối vì 3 đường lối tu tập không giống nhau. Thiền đạo chú trọng về Chỉ (Ðịnh) và Quán (Huệ); Thánh đạo chú trọng về Giới, Hạnh, Nguyện; Bồ-tát đạo chú trọng về Ðộ Sanh bằng cách tự giác, giác tha, tự độ, độ tha. Phần Bồ-tát đạo được lấy từ trong Kinh Thủ Lăng-Nghiêm, quyển 8. Trong kinh có giải thích chi tiết về mỗi cấp bậc tu chứng của các vị Bồ-tát.

 

Các cảnh-giới theo đạo Phật

(25 cõi luân-hồi)

Cõi Dục (Kamaloka) :

1- Ðịa ngục (Niraya)

  - Ngạ quỷ (Peta yoni)

  - Súc sanh (Tiracchana yoni)

2 - Người (Manussa)

3- A-tu-la (Asura yoni)

4- Tứ Ðại Thiên Vương (Catum-maha-rajika)

5- Ðao-lợi thiên (Tavatimsa)

6- Dạ-ma thiên (Yama)

7- Ðâu-suất-đà thiên (Tusita)

8- Hóa lạc thiên (Nimmanarati)

9- Tha-hóa-tự-tại thiên (Paranimmitavasavatti)

 

Cõi Sắc (Rupaloka) :

Sơ thiền :         10- Phạm-chúng Thiên (Brahma Parisajja)

11- Phạm-phụ Thiên (Brahma Purohita)

12- Ðại-phạm Thiên (Maha Brahma)

 

Nhị thiền :       13- Thiểu-quang Thiên (Parittabha)

14- Vô-lượng-quang Thiên (Appamanabha)

15- Quang-âm Thiên (Abhassara)

 

Tam thiền :      16- Thiểu-tịnh Thiên (Parittasubha)

17- Vô-lượng-tịnh Thiên (Appamanasubha)

18- Biến-tịnh Thiên (Subhakinha)

 

Tứ thiền :        19- Quảng-quả Thiên (Vehapphala)

20- Vô-tưởng Thiên (Asanna)

21- Tịnh-cư Thiên (Suddhavasa) :

- Vô-nhiệt Thiên (Atapa)

- Vô-phiền Thiên (Aviha)

- Thiện-hiện Thiên (Sudassa)

- Thiện-kiến Thiên (Sudassana)

- Sắc-cứu-cánh Thiên (Akanittha)

 

Cõi Vô-Sắc (Arupaloka) :

22- Không-vô-biên-xứ Thiên (Akasanansa-yatana)

23- Thức-vô-biên-xứ Thiên (Vinnananca-yatana)

24- Vô-sở-hữu-xứ Thiên (Akincanna-yatana)

25- Phi-tưởng phi-phi-tưởng xứ Thiên (N’eva-sanna-nasanna-yatana)

 

Cõi Niết-Bàn (Maha-pari-nibbana) :

Là cõi Phật, cõi Diệt-thọ-tưởng-định (Nirodha-samapatti), ở khắp mọi nơi.


8- Sách tham khẢo

 

1) When did the buddha live?; tác giả Heinz Bechert; nhà xuất bản Sri Satguru Publications, Indian Books Centre, 40/5 Shakti Nagar, Delhi-1 10007 INDIA; năm 1995.

2) Geography of early buddhism; tác giả Bimala Churn Law; nhà xuất bản Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., Post Box 5715, 54 Rani Jhansi Road, New Delhi 110 055, năm 1979.

3) ÐƯỜng xƯa mÂy trẮng hay Theo Gót Chân Bụt ; tác giả Thích Nhất Hạnh ; nhà xuất bản Lá Bối ; năm 1993.

4) The life of  buddha as  legend and history; tác giả Edward J. Thomas; nhà xuất bản Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., Post Box 5715, 54 Rani Jhansi Road, New Delhi 110 055, năm 2003.

5) The life of the buddha according to the ancient texts and Monuments of india; tác giả A. Foucher, dịch giả Simone Brangier Boas; nhà xuất bản Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., Post Box 5715, 54 Rani Jhansi Road, New Delhi 110 055, năm 2003.

6) Buddha and the gospel of buddhism; tác giả Ananda K. Coomaraswamy; nhà xuất bản Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., Post Box 5715, 54 Rani Jhansi Road, New Delhi 110 055, năm 2003.

7) ÐỨc PhẬt vÀ PhẬt-phÁp (The Buddha and His Teachings, xuất bản năm 1988); tác giả Narada, dịch giả Phạm-Kim-Khánh; nhà xuất bản The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation, 11F.,55 Hang Chow South Road Sec 1, Taipei, Taiwan, R.O.C.; năm 1999.

8) PhẬt giÁo nhÌn toÀn diỆn (The Spectrum of Buddhism); tác giả Piyadassi Mahathera, dịch giả Phạm-Kim-Khánh; nhà xuất bản Trung Tâm Narada, P.O. Box 22745, Seattle, WA 98122-0745, USA; năm 1995.

9) PhÁp TrÍch LỤc; soạn giả Huỳnh văn Niệm; nhà xuất bản Phật Bảo Tự, 3 rue Broca, 91600 Savigny-sur-Orge, France; năm 2000.

10)  CuỘc ÐỜi ÐỨc PhẬt hay Sự tích Phật giáng thế; dịch giả Thích Trung-Quán; nhà xuất bản Chùa Khánh Anh, 14 av. Henri Barbusse, 92220 Bagneux, France; năm 1980.

11) LƯỢc sỬ PhẬt tỔ ThÍch-Ca MÂu-Ni; tác giả Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới; nhà xuất bản Tinh-Xá Minh Ðăng Quang, 8752 Westminster Avenue, Westminster, CA 92683, USA; năm 1985.

12) TrÊn ÐƯỜng hoẰng phÁp cỦa phẬt tỔ gotama; tác giả Trùng-Quang Nguyễn văn Hiếu; nhà xuất bản Pagode Buddharatanarama, 3 rue Broca, 91600 Savigny-sur-Orge, France; năm 1997.

13) ÐƯỜng vỀ xỨ PhẬt; tác giả Thích Minh-Châu, Thích Thiện-Châu, Thích Huyền-Vi, Pasadika (xuất bản tại Saigon năm 1964); nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 62 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành Phố H.C.M., Việt-Nam; năm 1999.

14) XỨ phẬt tÌnh quÊ; tác giả Thích Hạnh-NguyệnVô-Thức; nhà xuất bản Ðại Thừa, Sera Monastery, Ngari Khamtsen - H.N. 42B, P.O. Bylakuppe - 571104, Distt. Mysore - Karnataka, S. INDIA, năm 1996.

15)  SỬ 33 vỊ tỔ thiỀn tÔng Ấn hoa; tác giả Thích Thanh-Từ; in tại Kim Ấn Quán, 1127 W. Gardena Blvd., Gardena, CA 90247, USA; Thiền Viện Trúc Lâm, Hộp thư số 50, Hồ Tuyền Lâm, Phường 3, Ðà Lạt, Lâm Ðồng, Việt Nam; năm 2002.

16) Buddhist legends I, II III; dịch giả Eugene Watson Burlingame; nhà xuất bản Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., Post Box 5715, 54 Rani Jhansi Road, New Delhi 110 055, năm 1999. (Nguyên bản là quyển Kinh Pháp Cú Luận Giải (Dhammapad-Attha-katha) bằng tiếng Pali của ngài Buddhaghosa vào thế kỷ thứ V).

17) L’ evangile du bouddha; tác giả Paul Carus, dịch giả L. De Milloué; nhà xuất bản Editions Aquarius, 20 rue Jean-Violette, 1205 Genève, năm 1983.

18) The seeker's glossary of buddhism; của The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation, 11F., 55 Hang Chow South Road Sec 1, Taipei, Taiwan, R.O.C.; năm 1998.

19) PhẬt HỌc TỪ ÐiỂn; soạn giả Ðoàn-Trung-Còn; xuất bản tại Sàigòn; năm 1963.

20) TỪ ÐiỂn PhẬt HỌc HuỆ-Quang; chủ biên Thích Minh-Cảnh; Tu viện Huệ-Quang, số 213/34 đường Hòa-Bình, Phường 19, Quận Tân-Bình, TP/H.C.M., Việt Nam; năm 1999.

21) Dictionnaire EncyclopÉdique du bouddhisme; tác giả Philippe CORNU; nhà xuất bản Editions du Seuil, 27 rue Jacob, Paris VIe, France; năm 2001.

22) VOCABULAIRE PALI-FRANCAIS DES TERMES BOUDdHIQUES; tác giả Nyanatiloka; nhà xuất bản Editions Adyar, 4 square Rapp, 75007 Paris, France; năm 1995.

23) Pali - english dictionary; tác giả T.W. Rhys DavidsWilliam Stede; nhà xuất bản Motilal Banarsidass Publishers Pvt. Ltd., 41 U.A. Bungalow Road, Jawahar Nagar, Delhi 110 007, năm 2003.

24) English - pali dictionary; tác giả A.P. Buddhadatta Mahathera; nhà xuất bản Motilal Banarsidass Publishers Pvt. Ltd., 41 U.A. Bungalow Road, Jawahar Nagar, Delhi 110 007, năm 1997.

 

Ghi chú : Dưới đây là các tài liệu xưa về sự tích đức Phật :

Lalitavistara: Nói về tiểu sử đức Phật từ lúc đản sanh đến thời pháp đầu tiên.

Buddhacarita: Nói về cuộc đời đức Phật từ lúc đản sanh đến lúc nhập niết-bàn.

Buddha vamsa: Nói về 20 năm đầu hoằng pháp của đức Phật.

Mahavastu: Nói về dòng dõi và cuộc đới đức Phật, trích từ tạng Luật.

Mahavamsa: Lịch sử Tích-Lan với sự du nhập đạo Phật.

---o0o---

 

 

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Ðệ tử và chúng sanh

Ðều trọn thành Phật đạo.

 

 

---o0o---

 

Mục Lục > 01 > 02 > 03 > 04 > 05 > 06 > 07 > 08 > 09  > 10

11 > 12  > 13 > 14 > 15  > 16 > 17 > 18 > 19> 20

 

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 8-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

truyện lục tổ huệ năng phần 1 vo cac sợ hay luon tinh thuc va canh giac neo thoat phÃƒÆ t Lễ tưởng niệm Tổ khai sơn chùa Sắc doi dien voi niem dau trong ta thiền tám khóc mặt Như bầy thiên nga trong bầu trời màu Ăn chay ngày rằm ở quán Ngoại ô giáo cứu çš me hien quan the am Tang lễ cố Ni trưởng Thích nữ Đạt dừng tự tập thiền sư thích nhất hạnh được liên IQ bông walk 5 lý do nên uống trà xanh mỗi ngày tuổi thien Trò thương thầy nhiều lắm Tránh hvpgvn dung che ai het ç Đức Phật bậc thầy của các nhà khoa dòng muc dich cua cuoc doi la gi va hoa Huy Bồ tát màu hạnh phúc ngoẠi kinh phà t b瓊o Phật giáo Nhớ luật nghi khất sĩ Sữa nhã Ni lần Thăm chùa diệu viên chua dong dac mà Chay tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được ảnh thiện Lúc Là Štấm thầy