c
c
C
MỤC LỤC
Lời Nói Ðầu
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN
101 Tiểu Sử Tác Gỉa
102 Duyên Khởi
103 Cụ duyên
104 Trách dục
105 Xả cái
106 Ðiều hòa
107 Hành phương tiện
108 Chánh tu
109 Tướng thiện căn khai phát
110 Hiểu biết ma sư
111 Trị bệnh
112 Chứng quả
TỌA THIỀN TAM-MUỘI
201 Lời dịch gia
202 Tổng Khởi
203 Khảo Sát Tâm Bệnh
Tuỳ Bệnh Ðối Trị
204 Pháp môn trị đa dục
205 Pháp môn trị nóng giận
206 Pháp môn trị ngu si
207 Pháp môn trị lo nghĩ
208 Pháp môn trị đẳng phần
209 Tướng Tu Chứng
Tứ thiền
Tứ không
Tứ vô lượng tâm
Ngũ thông
Tứ niệm chỉ
Tứ đế
Tứ gia hạnh
Tứ quả Thanh văn
Quả Bích Chi Phật
210 Bồ Tát Tu Ngũ Pháp
Bồ-tát niệm Phật tam-muội
Bồ-tát quán Bất tịnh tam-muội
Bồ-tát quán Từ tam-muội
Bồ-tát quán nhân duyên tam-muội
Bồ-tát quán A-na-ban-na
211Tổng Kết
LỤC DIỆU PHÁP MÔN
301 Lời dịch giả
302 Sơ dẫn
303 đối các pháp Thiền
304 thứ lớp cùng sanh
305 Tùy tiện nghi 
306 Tùy đối trị 
307 Lục diệu môn nhiếp nhau
308 Lục diệu môn chung và riêng
309 Lục diệu môn triển chuyển
310 Quán tâm Lục diệu môn
311 Viên quán Lục diệu môn
312 Tướng chứng của Lục diệu môn
c
c

 

c
THIỀN CĂN BẢN
Ðại Sư Trí Khải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch - Nhà Xuất Bản Tri Thức

Phần thứ nhất
PHÁP YẾU TU TẬP 
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN


Chương II

PHẦN CHÁNH TÔNG
I. CỤ DUYÊN 
Phàm người phát tâm thực hành, muốn tu Chỉ, Quán cần phải đủ năm duyên : 1.Giữ giới thanh tịnh. 2.Ăn mặc đầy đủ. 
3.Yên ở chỗ vắng. 

4.Dứt các sự ràng buộc. 

5.Gần gũi thiện tri thức. 

1. Giữ giới thanh tịnh : 

Như trong kinh dạy: "Nương nơi giới luật được sanh các thứ thiền định và trí tuệ diệt khổ. Thế nên, Tỳ-kheo phải giữ giới thanh tịnh". Nhưng người giữ giới chia ba hạng : 

a)Người khi chưa làm đệ tử Phật, không tạo tội ngũ nghịch, sau gặp thầy lành dạy thọ Tam quy, Ngũ giới làm đệ tử Phật, hoặc được xuất gia thọ mười giới làm Sa-di, kế thọ Cụ túc giới làm Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni. Từ khi thọ giới về sau gìn giữ thanh tịnh không có hủy phạm, ấy gọi là người trì giới bậc thượng. Người ấy tu hành Chỉ, Quán ắt chứng được Phật pháp, ví như cái áo trắng dễ nhuộm màu. 

b) Nếu người thọ giới rồi, tuy không phạm giới trọng, phần nhiều phạm các giới khinh, vì tu thiền định nên theo đúng pháp sám hối. Người ấy cũng gọi là trì giới thanh tịnh, phát sanh trí tuệ. Ví như cái áo đã dơ, nay đem giặt sạch, nhuộm cũng có thể được. 

c) Hoặc người thọ giới rồi, không kiên tâm gìn giư? các giới khinh, giới trọng phần nhiều đều phạm. Nếu y theo giáo lý Tiểu thừa thì phạm tứ trọng không thể sám hối. Nếu y theo giáo lý Ðại thừa thì có thể trừ diệt được. Cho nên kinh chép : "Trong Phật pháp có hai hạng người mạnh mẽ : 1. Người không làm ác. 2. Người làm rồi biết sám hối".

Người muốn sám hối phải đủ mười pháp trợ lực mới thành tựu : 

1.Tin chắc nhân quả. 

2.Sanh tâm kinh sợ. 

3.Khởi lòng hổ thẹn. 

4.Cầu phương pháp diệt tội. Như trong kinh Ðại thừa dạy các phương pháp thực hành phải đúng như vậy màtu tập. 

5.Phát lồ các tội trước. 

6.Ðoạn tâm tương tục. 

7.Khởi tâm hộ trì Phật pháp. 

8.Phát đại thệ nguyện, độ thoát chúng sanh. 

9.Thường tưởng nhớ mười phương chư Phật. 

10.Quán tội tánh vốn không sanh. 

Nếu đã đủ mười duyên, hành giả trang nghiêm đạo tràng, tẩy rửa sạch sẽ, đắp y thanh tịnh, đốt hương và tán hoa, ở trước Tam bảo như pháp sám hối. Hoặc bảy ngày, hai mươi mốt ngày, một tháng, ba tháng, cho đến nhiều năm, hành giả chuyên tâm sám hối tội trọng đã phạm, khi nào diệt được mới thôi. 

Thế nào là tướng tội trọng diệt ? Nếu hành giả khi chí tâm sám hối như thế, tự biết thân tâm nhẹ nhàng, thấy mộng tốt, hoặc thấy điềm linh tướng lạ, hoặc biết thiện tâm khai phát, hoặc tại chỗ ngồi biết thân như mây, như bóng, nhân đó lần lần chứng được các cảnh giới thiền. Hoặc tâm hiểu ngộ, rỗng suốt, hay biết pháp tướng, tùy nghe kinh liền thấu đạt nghĩa lý, nhân đó được pháp hỷ, tâm không lo rầu hối hận. Những tướng trạng ấy tức là tướng tội phá giới được tiêu diệt. Từ đây về sau kiên trì giới cấm, cũng gọi là trì giới thanh tịnh có thể tu thiền định được. Ví như cái áo rách và dơ, nếu vá lành lại, đem giặt sạch sẽ cũng có thể nhuộm được. 

Nếu người phạm trọng giới rồi, e chướng ngại thiền định, tuy không y các kinh tu các hạnh pháp, chỉ sanh tâm rất hổ thẹn, đối trước Tam bảo phát lồ tội trước, đoạn tâm tương tục, thân thường ngồi ngay thẳng, quán tội tánh vốn không, niệm mười phương chư Phật; hoặc khi xuất thiền, chí tâm thắp hương lễ bái, sám hối, tụng giới và tụng các kinh Ðại thừa, trọng tội chướng đạo lần lần tiêu diệt, nhân đây giới được thanh tịnh, thiền định khai phát. Cho nên kinh Diệu Thắng Ðịnh chép : "Nếu người đã phạm tội trọng, sanh tâm kinh sợ, muốn tìm cách trừ diệt, nếu ngoài thiền định không có pháp nào diệt được. Người ấy nên ở chỗ vắng vẻ thường ngồi nhiếp tâm và tụng kinh Ðại thừa, tất cả tội trọng thảy đều tiêu diệt, các thiền tam-muội tự nhiên hiện tiền".

2. Ăn mặc đầy đủ :

A. Sự mặc có ba thứ :

a)Như vị Ðại sĩ núi Tuyết - đức Thích-ca - chỉ cần một chiếc y rách che thân là đủ, vì không dạo trong xóm làng, sức kham nhẫn được thành tựu. 

b)Như Ngài Ðại Ca-diếp thường tu hạnh Ðầu đà, chỉ chứa ba cái y phấn tảo, không chứa các y khác. 

c)Nếu ở xứ lạnh nhiều và nhẫn lực chưa thành, ngoài ba y, Như Lai cũng cho chứa các vật khác; nhưng cần phải thuyết tịnh, biết lượng sức mình và biết đủ, nếu tham cầu cốt chứa nhiều thì loạn tâm, chướng ngại đạo. 

B. Sự ăn có bốn :

a)Nếu là bậc Thượng nhân Ðại sĩ vào nơi thâm sơn, xa hẳn thế tục, chỉ tùy thời dùng rau quả nuôi thân. 

b) Thường hành đầu-đà thọ pháp khất thực, phá bốn thứ tà mạng, sống theo chánh mạng hay sanh thánh đạo. 

Bốn thứ tà mạng là : 

Trồng trọt nuôi sống. 

Xem thiên văn. 

Tìm cách mưu sinh. 

Dong ruỗi bốn phương mong cầu sự sống hoặc coi bói, thuốc thang... 

Tướng tà mạng như Ngài Xá-lợi-phất vì Thanh Mục Nữ nói. 

c)Ở chỗ vắng vẻ nhờ đàn việt đem đến cúng. 

d)Ở trong chúng tăng ăn uống đúng pháp. 

Bởi có những duyên này, nên gọi ăn mặc đầy đủ. Vì cớ sao ? Vì không có những duyên này thì tâm không an ổn, chướng ngại trên đường đạo. 

3. Yên ở chỗ vắng vẻ :

Không làm các việc gọi là yên. Chỗ không ồn náo gọi là vắng vẻ. Có ba chỗ có thể tu thiền định : 

a)Chỗ núi sâu không có người đến. 

b)Chỗ vắng vẻ hành đầu-đà, cách xa làng xóm ít nữa cũng ba bốn dặm, bặt tiếng mục đồng không còn các tiếng ồn. 

c)Ở trong ngôi già lam thanh tịnh, cách xa kẻ thế tục.

Ở những nơi ấy đều gọi là "yên ở chỗ vắng vẻ". 

4. Dứt các sự ràng buộc :

Có bốn thứ : 

a)Dứt việc làm nuôi sống : Tức là không tạo sự nghiệp thế gian. 

b)Dứt việc kết giao với nhân gian : Không kết bạn thân với người thế tục. 

c)Dứt các kỹ thuật khéo léo : Không làm thợ khéo, thầy thuốc, thầy bùa, thầy bói, thầy tướng, thầy số... 

d)Dứt sự học vấn : Những việc đọc sách, học hỏi đều bỏ. 

Tại sao bỏ các việc này ? Vì còn nhiều việc ràng buộc thì việc hành đạo phải bê trễ, tâm loạn động khó nhiếp phục. 

5. Gần gũi thiện tri thức :

Thiện tri thức có : 

a)Ngoại hộ thiện tri thức :Là người hay kinh doanh, cúng dường ủng hộ người tu, để cho người tu khỏi lo phiền rối loạn. 

b)Ðồng hạnh thiện tri thức : Người đồng đạo tu hành, nhắc nhở cảnh giác lẫn nhau, không nhiễu loạn nhau. 

c)Giáo thọ thiện tri thức : Bậc thầy chỉ đạo, lấy những pháp môn thiền định phương tiện điều phục nội ngoại, chỉ dạy cho được lợi hỷ.

 

 
 
 
 
 
[

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

di Tập phà 真言宗金毘羅権現法要 Già 妙蓮老和尚 雷坤卦 nhÄ TT Huế Lễ húy nhật Đại sư Hải Bỏ thÃ Æ thực nguoi tu dao co the lam duoc viec the gian nhung vÃÆ vi sao ta khong the dut ra duoc trong tinh yeu nhung cam nhan sau khi xem phim buddha thuat nguoi mu thap den truyện lục tổ huệ năng phần 1 con đường sanh tử và con đường bất luan ve duc nguon goc cua kho dau con nguoi Đất thi chat bùi giáng và những vần thơ dành cho Probiotics giúp hạ huyết áp cao hoa thuong thich duc nhuan 1897 tuc 不空羂索心咒梵文 hay day con rang co tich khong chi la mot mau Khổ Trì chú với tâm thành Chợ Cộôc húy Người Sài Gòn nô nức đi ăn chay Thêm tạm binh từ bỏ ngoi thien de nang cao hieu qua cong viec va tang bat ngo ceo thai ha books chan dat di an xin ghi nhận về hình tượng dêtrong phật Giáo Vu lan bat nha va tinh Tấm mát