c
c
C
MỤC LỤC
Lời Nói Ðầu
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN
101 Tiểu Sử Tác Gỉa
102 Duyên Khởi
103 Cụ duyên
104 Trách dục
105 Xả cái
106 Ðiều hòa
107 Hành phương tiện
108 Chánh tu
109 Tướng thiện căn khai phát
110 Hiểu biết ma sư
111 Trị bệnh
112 Chứng quả
TỌA THIỀN TAM-MUỘI
201 Lời dịch gia
202 Tổng Khởi
203 Khảo Sát Tâm Bệnh
Tuỳ Bệnh Ðối Trị
204 Pháp môn trị đa dục
205 Pháp môn trị nóng giận
206 Pháp môn trị ngu si
207 Pháp môn trị lo nghĩ
208 Pháp môn trị đẳng phần
209 Tướng Tu Chứng
Tứ thiền
Tứ không
Tứ vô lượng tâm
Ngũ thông
Tứ niệm chỉ
Tứ đế
Tứ gia hạnh
Tứ quả Thanh văn
Quả Bích Chi Phật
210 Bồ Tát Tu Ngũ Pháp
Bồ-tát niệm Phật tam-muội
Bồ-tát quán Bất tịnh tam-muội
Bồ-tát quán Từ tam-muội
Bồ-tát quán nhân duyên tam-muội
Bồ-tát quán A-na-ban-na
211Tổng Kết
LỤC DIỆU PHÁP MÔN
301 Lời dịch giả
302 Sơ dẫn
303 đối các pháp Thiền
304 thứ lớp cùng sanh
305 Tùy tiện nghi 
306 Tùy đối trị 
307 Lục diệu môn nhiếp nhau
308 Lục diệu môn chung và riêng
309 Lục diệu môn triển chuyển
310 Quán tâm Lục diệu môn
311 Viên quán Lục diệu môn
312 Tướng chứng của Lục diệu môn
c
c

 

c
THIỀN CĂN BẢN
Ðại Sư Trí Khải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch - Nhà Xuất Bản Tri Thức

Phần thứ nhất
PHÁP YẾU TU TẬP 
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN


VII.- TƯỚNG THIỆN CĂN KHAI PHÁT

Hành giả nếu hay từ Giả nhập Không quán Trung, tu Chỉ, Quán như thế thì trong khi tọa thiền thân tâm sáng suốt. Khi ấy sẽ có các thứ thiện căn khai phát cần phải biết rõ. Nay lược nói tướng thiện căn khai phát có hai thứ: 

A. TƯỚNG THIỆN CĂN KHAI PHÁT BÊN NGOÀI:

Nghĩa là những việc thiện khai phát như : Bố thí, trì giới, ở hiếu thuận cha mẹ, tôn trưởng, cúng dường Tam bảo và nghe kinh, học đạo v.v... Nếu không tu hành chân chánh sẽ bị ma cảnh chen vào. Ở đây khỏi giải thích. 

B. TƯỚNG THIỆN CĂN KHAI PHÁT BÊN TRONG: 

Nghĩa là những pháp môn thiền định thiện căn khai phát. Có chỗ nói các pháp môn thiền định thiện căn khai phát có ba ý: 

1.Hiểu rõ tướng thiện căn khai phát:

Có năm thứ:

a)Tướng sổ tức thiện căn khai phát: 

Hành giả vì khéo tu Chỉ, Quán nên thân tâm được điều hòa, vọng niệm dừng bặt, nhân đó tự biết tâm dần dần nhập định, phát các định Dục giới vị đáo địa, thân tâm lặng lẽ rỗng rang, định tâm an ổn. Ở trong định này đều không thấy có tướng mạo của thân tâm. Về sau, hoặc trải một phen ngồi, hai phen ngồi, nhẫn đến một ngày, hai ngày, một tháng, hai tháng lần lần dứt hết không còn đắc thất hay lui sụt. Chính ở trong định chợt biết thân tâm vận động phát ra tám thứ cảm giác. Nghĩa là cảm giác thân đau, ngứa, lạnh, ấm, nhẹ, nặng, nhám, trơn. Trong khi cảm giác thân tâm an định, rỗng rang thư thới, vui vẻ thanh tịnh không có gì sánh bằng. Ấy là biết tướng "Sổ tức thiền định căn bản thiện căn khai phát". Hành giả hoặc ở trong định Dục giới vị đáo địa thoạt nhiên biết hơi thở ra, vào, dài, ngắn, những lỗ chân lông khắp thân đều trống hở. Dùng tâm nhãn thấy cả ba mươi sáu vật(1) ở trong thân, như mở cửa kho thấy các thứ đậu, mè v.v... tâm sợ, mừng, vắng lặng, an vui. Ấy là tướng "Tùy tức đặc thắng thiện căn khai phát". 

b) Tướng bất tịnh quán thiện căn khai phát:

Hành giả nếu được định Dục giới vị đáo địa, ở trong định này thân tâm rỗng lặng, thoạt nhiên thấy thân người nam nữ chết; chết rồi phát sình, nứt nở, giòi tửa, máu mủ tươm ra, thấy xương trắng bừa bãi, trong tâm sanh buồn, mừng, nhàm chán sự yêu thương. Ðó là tướng "Cửu tưởng thiện căn khai phát". Hoặc ở trong định yên lặng chợt thấy bên trong thân nhớp nhúa, bên ngoài thân sình chương, rạn nứt, thân mình xương trắng từ đầu đến chân từng lóng gá nhau. Thấy việc ấy rồi, định tâm an ổn tỉnh ngộ lý vô thường, chán nhàm ngũ dục, không chấp ngã, nhân. Ðó là tướng "Bội xả thiện căn khai phát". Hoặc trong khi định tâm thấy trong thân tất cả loài phi cầm tẩu thú, đồ mặc, thức ăn uống, phòng nhà, rừng núi thảy đều bất tịnh. Ðây là tướng "Ðại bất tịnh thiện căn khai phát". 

c) Tướng từ tâm thiện căn khai phát :

Hành giả nhân tu Chỉ, Quán, hoặc được định Dục giới vị đáo địa, ở trong định này thoạt nhiên phát tâm thương, nhớ tưởng chúng sanh. Hoặc vin nơi người thân, được tướng an vui liền phát thâm định, nội tâm vui vẻ thanh tịnh không thể thí dụ. Hoặc vin nơi người không thân, không sơ, kẻ oán thù, nhẫn đến năm loài chúng sanh trong mười phương cũng lại như thế. Sau khi xuất định tâm vẫn vui vẻ thấy người nào gương mặt cũng hòa nhã. Ấy là tướng "Từ tâm thiện căn khai phát". Tướng Bi tâm, Hỷ tâm, Xả tâm khai phát, so cái này có thể biết.

d) Tướng nhân duyên quán thiện căn khai phát:

Hành giả nhân tu Chỉ, Quán, hoặc được định Dục giới vị đáo địa thân tâm an tịnh. Thoạt nhiên tâm sanh giác ngộ, suy tầm các nhân duyên vô minh, hành v.v... trong ba đời, không thấy tướng nhân ngã, lìa đoạn kiến, thường kiến, phá các chấp kiến, được định an ổn, giải tuệ khai phát, tâm sanh pháp hỷ, không nhớ việc thế gian, nhẫn đến trong ngũ ấm, thập nhị xứ, thập bát giới phân biệt cũng như vậy. Ðó là tướng "Nhân duyên quán thiện căn khai phát". 

e)Tướng niệm Phật thiện căn khai phát:

Hành giả nhân tu Chỉ, Quán hoặc được định Dục giới vị đáo địa thân tâm rỗng lặng. Thoạt nhiên nghĩ nhớ chư Phật có công đức, tướng hảo không thể nghĩ bàn; có pháp thập lực, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng, tam-muội, giải thoát v.v... không thể nghĩ bàn; có thần thông, biến hóa, thuyết pháp không ngăn ngại, lợi ích chúng sanh không thể nghĩ bàn; như thế, những công đức vô lượng không thể nghĩ bàn. Khi khởi niệm ấy liền sanh tâm kính mến, tam-muội khai phát, thân tâm khoái lạc, thanh tịnh an ổn, không có các tướng ác. Sau khi xuất định, thân thể nhẹ nhàng tự biết có công đức cao vọi, được người yêu kính. Ấy là tướng "Niệm Phật tam-muội thiện căn khai phát". 

Lại nữa, hành giả nhân tu Chỉ, Quán; nếu được thân tâm lóng sạch, hoặc phát tướng vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnh, tướng nhàm chán sự ăn uống, bất tịnh ở thế gian, tướng khi chết lìa tất cả, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm xả, niệm thiên, niệm xứ, chánh cần, như ý, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát chánh đạo, không, vô tướng, vô tác, lục độ, các thứ ba-la-mật, thần thông, biến hóa v.v... tướng tất cả pháp môn phát hiện, trong ấy nên rộng phân biệt. Cho nên trong kinh nói : "Giữ tâm một chỗ không việc gì chẳng xong". 

2.Phân biệt chân ngụy:

Có hai thứ: 

a)Biện tướng thiền tà ngụy phát hiện :

Hành giả nếu khi phát các thứ thiền như trước, mỗi pháp tùy nhân hiện ra : Hoặc thân xao động, hoặc thân nặng nề như bị vật gì đè lên, hoặc thân nhẹ nhàng muốn bay, hoặc như bị trói buộc, hoặc xiêu vẹo ngủ mê, hoặc rất lạnh, rất nóng, hoặc thấy bao nhiêu cảnh giới khác lạ, hoặc tâm mờ mịt, hoặc khởi nghĩ tưởng dữ, hoặc nhớ các việc thiện, tạp nhạp bên ngoài khiến tâm tán loạn, hoặc vui mừng loạn động, hoặc buồn bã lo rầu, hoặc những thú dữ chạm vào rợn người lông dựng đứng, hoặc rất vui khiến say mê. Những thứ tà pháp như thế cùng với thiền đồng phát gọi là tà ngụy. Những thứ tà định này, nếu người mê thích tức là cùng chín mươi lăm thứ quỉ thần tương ưng, phần nhiều ưa mất trí điên cuồng. Hoặc khi các loài quỉ thần biết được những điều mà người tu thiền ưa thích liền giúp thế lực khiến các thứ tà định, tà trí, biện tài, thần thông làm mê lầm xao động người thế gian. Những kẻ ngu trông thấy cho là chứng đạo quả, thảy đều tin phục; kỳ thật người kia trong tâm điên đảo, chuyên hành pháp quỉ làm mê loạn thế gian. Người ấykhi chết hằng không gặp Phật, lại đọa trong các loài quỉ thần. Nếu khi ngồi phần nhiều hành theo pháp ác tức đọa địa ngục. Hành giả khi tu Chỉ, Quán, nếu chứng các thứ thiền như thế, có những tướng tà ngụy này liền phải đuổi nó. Làm thế nào đuổi nó ? Hoặc biết nó là hư dối, chánh tâm không thọ, không đắm trước liền tự tiêu diệt; nên dùng chánh quán phá nó tức thì dứt sạch.

b)Biện tướng thiền chân chánh phát hiện : 

Hành giả nếu trong khi ngồi phát các thứ thiền không có những tướng tà ngụy như trước đã nói, tùy mỗi thứ thiền khi phát hiện liền biết cùng với định tương ưng, sáng suốt, thanh tịnh, trong tâm vui mừng, lặng lẽ khoái lạc, không có che đậy, thiện tâm khai phát, lòng tin kính tăng trưởng, trí soi xét phân minh, thân tâm êm dịu, tinh tế rỗng lặng, nhàm chán thế gian, không tác động, không tham muốn, ra vào tự tại, ấy là người chánh thiền khai phát. Ví như cộng sự với người ác thì thường bị lo phiền, nếu cộng sự với người thiện thì hằng gặp những việc tốt, phân biệt tướng hai thứ thiền tà, chánh phát hiện cũng như vậy. 

3.Khéo dùng Chỉ, Quán nuôi lớn các thiện căn:

Nếu trong khi ngồi, các thứ thiện căn khai phát nên dùng hai pháp Chỉ, Quán tiến tu, khiến nó tăng trưởng. Nếu nên dùng Chỉ thì lấy Chỉ mà tu, nếu nên dùng Quán thì lấy Quán mà tu. Phần trước đã nói đủ, ở đây chỉ lược bày đại ý.  


(1)Ba mươi sáu vật: Tóc, lông, răng, móng v.v.
 

 
 
 
 
 
[

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

thã¹y triet virus quang lムchứ 加持 vÃ Æ doi mat biet tu 加持是什么意思 hay song nhu ngay mai ta khong con duoc song nua hỡi vụ giảm cân kho dau va niet chương iii nguyên thỉ phật giáo và tam 真言宗金毘羅権現法要 lãi vạch cau chuyen tu hanh cua bon chi em phong Thực hiện bộ phim tư liệu về lui me tuà chùm thơ tỉnh thức của phật tử chân ï¾ ç cac nha su chau a tren dat my tho 放下凡夫心 故事 ß 首座 diễu nhân cách lý công uẩn tu cứu lấy dòng sông thượng sen tuoi tho cua toi va giac mo mua phat dan tim hieu ve phuoc bau the gian va phuoc dien tam Tuổi Tổ thảnh tẠm Tức chua dien tho ngua vô thường nghia Sô cô la đen tốt cho trí nhớ và tp thien than ve uoc mo Trung thu hoài ức và trăn trở 因果回德 hãy 泰卦 Ngày Tết dzô 100 Hãy coi chừng đường viec Thich nhat hanh bức hong danh sam hoi chìa