c
c
C
MỤC LỤC
Lời Nói Ðầu
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN
101 Tiểu Sử Tác Gỉa
102 Duyên Khởi
103 Cụ duyên
104 Trách dục
105 Xả cái
106 Ðiều hòa
107 Hành phương tiện
108 Chánh tu
109 Tướng thiện căn khai phát
110 Hiểu biết ma sư
111 Trị bệnh
112 Chứng quả
TỌA THIỀN TAM-MUỘI
201 Lời dịch gia
202 Tổng Khởi
203 Khảo Sát Tâm Bệnh
204 Pháp môn trị đa dục
205 Pháp môn trị nóng giận
206 Pháp môn trị ngu si
207 Pháp môn trị lo nghĩ
208 Pháp môn trị đẳng phần
209 Tướng Tu Chứng
Tứ thiền
Tứ không
Tứ vô lượng tâm
Ngũ thông
Tứ niệm chỉ
Tứ đế
Tứ gia hạnh
Tứ quả Thanh văn
Quả Bích Chi Phật
210 Bồ Tát Tu Ngũ Pháp
Bồ-tát niệm Phật tam-muội
Bồ-tát quán Bất tịnh tam-muội
Bồ-tát quán Từ tam-muội
Bồ-tát quán nhân duyên tam-muội
Bồ-tát quán A-na-ban-na
211Tổng Kết
LỤC DIỆU PHÁP MÔN
301 Lời dịch giả
302 Sơ dẫn
303 đối các pháp Thiền
304 thứ lớp cùng sanh
305 Tùy tiện nghi 
306 Tùy đối trị 
307 Lục diệu môn nhiếp nhau
308 Lục diệu môn chung và riêng
309 Lục diệu môn triển chuyển
310 Quán tâm Lục diệu môn
311 Viên quán Lục diệu môn
312 Tướng chứng của Lục diệu môn
c
c

 

c
THIỀN CĂN BẢN
Ðại Sư Trí Khải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch - Nhà Xuất Bản Tri Thức

Phần thứ ba
LỤC DIỆU PHÁP MÔN
 Nguyên tác ÐẠI SƯ TRÍ KHẢI-Dịch giả THÍCH THANH TỪ


Chương X

TƯỚNG CHỨNG CỦA LỤC DIỆU MÔN


Chín thứ diệu môn trước đều là tướng tu nhân, nghĩa gồm chứng quả, nhưng nói không đầy đủ. Phần này sẽ phân biệt lại tướng chứng của Lục diệu môn. Lục diệu môn chứng có bốn thứ :  1/ Thứ lớp chứng. 2/ Hỗ chứng.  3/ Triển chuyển chứng. 4/ Viên đốn chứng.

 

1-Thế nào là thứ lớp chứng ?

Như phần "Qua riêng đối các thiền" thứ nhất trước đã nói và trong phần "Lục diệu môn thứ lớp cùng sanh" đã lược nói thứ lớp chứng tướng, xét kỹ tự biết, ở đây không nói riêng. 

2-Hỗ chứng.

Ðây là y cứ phần thứ ba "Tùy tiện nghi", phần thứ tư "Ðối trị", phần thứ năm "Nhiếp nhau", phần thứ sáu "Quán chung", trong bốn thứ Diệu môn luận chứng tướng. Vì sao ? Bốn thứ Diệu môn này phương tiện tu hành không nhất định thứ lớp, nên chứng cũng lẫn nhau không định. Như hành giả khi Sổ tức phát lộ mười sáu thứ xúc v.v. các món thầm chứng, chìm lặn không nhớ những pháp cấu nhiễm v.v. Thiền này thể là tướng chứng của Sổ tức mà đây không nhất định. 

Hoặc có hành giả ở trong pháp Sổ tức thấy khắp thân các lỗ chân lông thưa rỗng, thấy rõ ba mươi sáu vật trong thân; ấy là trong Sổ tức mà chứng Tùy môn. 

Có hành giả trong khi Sổ tức chứng được định Không, Tịnh, do biết thân tâm lặng lẽ không có duyên niệm, khi nhập định này tuy cạn, sâu có khác, mà đều là tướng không tịch; đó là trong Sổ tức chứng Chỉ môn Thiền định.

Có hành giả chính khi Sổ tức thấy trong, ngoài đều bất tịnh, tử thi sình chương, rục rã và xương trắng v.v. định tâm an ổn; đó là trong Sổ tức chứng được Quán môn Thiền định. 

Có hành giả khi Sổ tức phát trí tuệ, Không, Vô tướng, Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, Tứ đế, Mười hai nhân duyên v.v. xảo tuệ phương tiện, tâm suy xét phát khởi, phá dẹp các pháp, phản bổn hoàn nguyên; đây là trong Sổ tức chứng Hoàn môn Thiền. 

Hành giả khi Sổ tức thân tâm vắng lặng không thấy các pháp, vọng cấu không sanh, phân biệt không khởi, tâm tưởng yên lặng, biết rõ pháp tướng không chỗ nương tựa; ấy là trong Sổ tức chứng Tịnh môn Thiền. 

Ðã nói lược trong Sổ tức lẫn phát tướng Lục môn thiền, hoặc có trước sau không nhất định, không hẳn như ở đây nói. Các pháp Tùy, Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh mỗi mỗi lẫn chứng Thiền tướng cũng như thế. Sở dĩ có lẫn chứng các Thiền là do hai ý : 

1- Vì khi tu các Thiền lẫn nhau tu, nên khi phát cũng tùy lẫn nhau, ý như bốn thứ tướng tu Lục diệu môn trước. 

2- Do thiện căn nghiệp duyên đời trước phát hiện, thế nên lẫn phát không nhất định. Nghĩa như trong "Tọa Thiền nội phương tiện nghiệm thiện ác căn tánh" có nói rộng. 

3- Thế nào là Lục diệu môn triển chuyển chứng tướng ? 

Ðây chính y "Lục diệu môn triển chuyển" thứ bảytu mà phát hiện. Nói chứng tướng có hai thứ : 

a) Chứng triển chuyển giải. 

b) Chứng triển chuyển hạnh. 

a) Thế nào gọi là chứng triển chuyển giải phát tướng? Hành giả trong Sổ tức xảo tuệ triển chuyển tu tập, khi ấy hoặc chứng thâm thiền định, hoặc chứng thiển định. Ở trong các định này rỗng suốt tâm tuệ khai phát, lần lượt hiểu biết lý giải không ngăn ngại, không do tâm niệm, thầm lặng triển chuyển hiểu biết các pháp môn. 

Triển chuyển có hai thứ : 

1/ Tổng tướng triển chuyển, 

2/ Biệt tướng. 

Tổng tướng lại có hai : 

Giải chân tổng tướng. 

Giải tục tổng tướng. 

Biệt tướng cũng có hai : 

Giải chân biệt tướng. 

Giải tục biệt tướng. 

Ở trong một pháp tổng tướng triển chuyển lý giải tất cả pháp. Biệt tướng cũng như vậy. 

b) Thế nào là tướng chứng triển chuyển hạnh ? Hành giả như chỗ mình hiểu, tâm không trái với lời nói, tâm khẩu tương ưng, pháp môn hiện tiền, tâm hạnh kiên cố, thầm lặng tăng trưởng không do niệm lực, các công đức thiện tự sanh, các pháp ác tự dứt; tổng tướng, biệt tướng đều như trước nói, chỉ có tương ưng và nhập cảnh giới các pháp môn hiển bày có khác. Ðây là lược nói chứng triển chuyển hạnh. Trong một môn Sổ tức đủ cả hai thứ chứng triển chuyển. Các môn Tùy, Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh cũng như thế. Vì lược nói không đầy đủ hết, tự phải khéo suy nghĩ nhận ý so sánh các pháp môn khác. 

Lục diệu môn chứng triển chuyển tức là được triền đà-la-ni, gọi là vô ngại biện tài, xảo tuệ phương tiện ngăn các ác không cho sanh khởi, gìn giữ các công đức không cho rơi mất. Trụ pháp môn này quyết định không bao lâu sẽ vào vị Bồ-tát, thành tựu Vô Thượng Chánh ÐẳngChánh Giác. 

4- Thế nào gọi là viên chứng Lục diệu môn?

Hành giả nhân pháp "Quán tâm" thứ tám, "Viên quán" thứ chín, dùng hai pháp Lục diệu môn làm phương tiện, khi quán thành tựu liền phát hiện viên chứng. Chứng có hai thứ : 

a) Giải chứng : Xảo tuệ vô lậu không do tâm niệm tự nhiên viên chứng. Vì biết cả pháp giới, gọi là giải chứng. 

b) Hội chứng : Diệu tuệ sáng suốt khai phát soi sáng cả pháp giới, thông đạt không ngại. 

Chứng tướng có hai thứ : 

1/ Tương tợ chứng tướng : Như trong Kinh Pháp Hoa nói sáu căn thanh tịnh. 

2/ Chân thật chứng tướng : Như trong Kinh Hoa Nghiêm nói tướng sơ phát tâm viên mãn công đức trí tuệ. 

Thế nào là Lục diệu môn tương tợ viên chứng ? Nhưtrong kinh Pháp Hoa nói trong nhãn căn thanh tịnh hay một thời đếm hết số lượng phàm, thánh, sắc, tâm v.v. khắp cả mười phương, cho nên gọi là Sổ môn. Tất cả sắc pháp tùy thuận nhãn căn, nhãn căn không trái với sắc pháp, cùng tùy thuận nhau, gọi là Tùy môn. Khi thấy như thế, nhãn căn và thức vắng lặng không động gọi là Chỉ môn. Không dùng nhị tướng (tổng tướng, biệt tướng) thấy các cõi Phật thông đạt vô ngại, khôn khéo phân biệt chiếu rõ pháp tánh, gọi là Quán môn. Quay về cảnh giới nhãn căn thông đạt cảnh giới các căn nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý thảy đều minh liễu không ngại vì không có tướng một, khác, gọi là Hoàn môn. Tuy rõ ràng thông đạt thấy những việc như thế mà không khởi vọng tưởng phân biệt, biết bản tánh thường tịnh, không pháp có thể nhiễm ô, không trụ, không trước, không khởi yêu mến pháp, gọi là Tịnh môn. Ðây là lược nói tướng chứng tương tợ của Lục diệu môn trong nhãn căn thanh tịnh, ngoài ra năm căn khác cũng như thế, như trong Kinh Pháp Hoa có nói rộng. 

Thế nào là Lục diệu môn chân thật viên chứng ? Có hai thứ : 1/ Biệt đối.2/ Thông đối. 

1- Biệt đối : Hàng Thập trụ là Sổ môn. Thập hạnh là Tùy môn. Thập hồi hướng là Chỉ môn. Thập địa là Quán môn. Ðẳng giác là Hoàn môn. Diệu giác là Tịnh môn. 

2- Thông đối : Có ba thứ chứng : a) Sơ chứng. b) Trung chứng. c)Cứu kính chứng. 

a)Sơ chứng. 

Có Bồ-tát nhập Sơ môn cũng gọi là sơ phát tâm trụ, được tuệ chân vô sanh pháp nhẫn. Khi ấy hay ở trong một tâm niệm đếm hết các tâm hạnh của chư Phật, Bồ-tát, Thanh văn, Duyên giác và vô lượng pháp môn khắp thế giới như số vi trần không thể kể nói, gọi là Sổ môn. Hay ở trong một tâm niệm tùy thuận những sự nghiệp khắp pháp giới, gọi là Tùy môn. Hay ở trong một tâm niệm nhập trăm, ngàn Tam-muội và tất cả Tam-muội, hư vọng và tập nhiễm đều dứt sạch, gọi là Chỉ môn. Hay ở trong một tâm niệm biết rõ tất cả pháp tướng, đầy đủ các thứ trí tuệ quán chiếu, gọi là Quán môn. Hay ở trong một tâm niệm thông đạt các pháp rõ ràng rành mạch, thần thông chuyển biến hàng phục chúng sanh, phản bổn hoàn nguyên, gọi là Hoàn môn. Hay ở trong một tâm niệm thành tựu sự nghiệp như trên đã nói mà tâm không nhiễm trước, không bị các pháp làm nhiễm ô, cũng hay làm thành tựu cõi Phật, khiến chúng sanh nhập Tam thừa Tịnh đạo, gọi là Tịnh môn. Sơ tâm Bồ-tát vào pháp môn này như trong Kinh nói "cũng gọi là Phật, đã được Bát-nhã chánh tuệ, nghe Như Lai tạng, hiển chân Pháp thân, đủ Thủ lăng nghiêm, thấy rõ Phật tánh, trụ đại Niết-bàn, nhập Pháp Hoa Tam-muội bất tư nghì nhất thật cảnh giới". Như trong Kinh Hoa Nghiêm có nói rộng, đó là Sơ trụ chứng bất khả tư nghì Lục diệu môn.

b)Trung chứng.

Các bậc Cửu trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Ðẳng giác đều gọi là Trung chứng bất khả tư nghì Lục diệu môn. 

c)Cứu kính chứng.

Hậu tâm Bồ-tát nhập cứu kính môn được tuệ nhất niệm tương ưng Diệu giác hiện tiền, chiếu cùng tột pháp giới, nói sáu thứ pháp môn cứu kính thông đạt, công dụng khắp đủ không có chỗ khuyết giảm, tức là cứu kính viên mãn Lục diệu môn vậy. 

Phân biệt tướng chứng của các pháp Sổ, Tùy, Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh ý không khác trước, chỉ có khác ở chỗ viên cực. Cho nên Kinh Anh Lạc chép : "Bậc Tam Hiền Thập Thánh cùng đi con đường nhẫn, chỉ có Phật là một người đến cùng tột". Kinh Pháp Hoa nói : "Chỉ có Phật với Phật mới hay cùng tột thật tướng của các pháp". 

Ðó là căn cứ sự tu hành dạy đạo mà nói như thế, nếu lấy lý mà luận thì pháp giới viên thông, pháp môn của chư Phật, Bồ-tát chứng trước sau không hai. Cho nên Kinh Ðại Phẩm nói : "Ban đầu chữ A (sơ phát tâm), sau chữ Trà (cứu kính tâm) ý vẫn không khác". Kinh Niết-bàn nói : "Sơ tâm và cứu kính tâm không khác, như thế hai tâm, tâm trước là khó". Kinh Hoa Nghiêm nói : "Từ Sơ địa đã đầy đủ tất cả công đức của các địa". Kinh Pháp Hoa nói : "Như thế gốc, ngọn rốt ráo là đồng ".


Hết

 
 
 
 
[

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

dung doi con lon moi day phat phap khoang cach giua ly thuyet va thuc hanh lan dau tien mot truong pho thong tham du ngủ Cà phê giúp giảm viêm nhiễm và nguy cơ Hồn xuân trong cánh mai vàng 水天需 phat A Di Da hoa thuong thich hue hung van de phuc hoi viec tho dai gioi ty kheo ni trong Viết cho em mùa Phật đản tinh xa ngoc trung tinh nghiep dao trang an cu Cà phê giúp giảm nguy cơ tiểu đường Ăn chống gãy xương Tại sao nên kết hợp Đông Y trong bệnh bardo loi cua trai tim len Hiến tặng trong Phật giáo phong Má³ y tho mac giang tu bai so 1301 den so Chùa Nhổn buddha lắng nghe công án thiền trong hai ca Nguyễn Sinh Sắc Một tín đồ Phật Viết dâng lên Phật bảo Chè long nhãn hạt sen tinh hoa ẩm Thuốc lá và những căn bệnh ung thư gây Lạm dụng caffeine có thể gây ra lo lắng Ni Chú dược sư hoa than cua lat ma yeshe Nấu mì Quảng chay Đậu hũ cay xốt nấm 天地八陽神咒經 詞典 nữ dưới góc nhìn phật giáo loai quên Người ngũ vị tân và những điều cấm kỵ đã bao giờ bạn thấy cuộc đời này thich moi ngay con duoc song xin dung lang phi thoi gian tá³ Những câu chuyện về loài hoa vạn thọ ha tinh dai le vu lan bao hieu chua nhieu long TuÃƒÆ thừa