c
c
C
MỤC LỤC
Lời Nói Ðầu
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN
101 Tiểu Sử Tác Gỉa
102 Duyên Khởi
103 Cụ duyên
104 Trách dục
105 Xả cái
106 Ðiều hòa
107 Hành phương tiện
108 Chánh tu
109 Tướng thiện căn khai phát
110 Hiểu biết ma sư
111 Trị bệnh
112 Chứng quả
TỌA THIỀN TAM-MUỘI
201 Lời dịch gia
202 Tổng Khởi
203 Khảo Sát Tâm Bệnh
Tuỳ Bệnh Ðối Trị
204 Pháp môn trị đa dục
205 Pháp môn trị nóng giận
206 Pháp môn trị ngu si
207 Pháp môn trị lo nghĩ
208 Pháp môn trị đẳng phần
209 Tướng Tu Chứng
Tứ thiền
Tứ không
Tứ vô lượng tâm
Ngũ thông
Tứ niệm chỉ
Tứ đế
Tứ gia hạnh
Tứ quả Thanh văn
Quả Bích Chi Phật
210 Bồ Tát Tu Ngũ Pháp
Bồ-tát niệm Phật tam-muội
Bồ-tát quán Bất tịnh tam-muội
Bồ-tát quán Từ tam-muội
Bồ-tát quán nhân duyên tam-muội
Bồ-tát quán A-na-ban-na
211Tổng Kết
LỤC DIỆU PHÁP MÔN
301 Lời dịch giả
302 Sơ dẫn
303 đối các pháp Thiền
304 thứ lớp cùng sanh
305 Tùy tiện nghi 
306 Tùy đối trị 
307 Lục diệu môn nhiếp nhau
308 Lục diệu môn chung và riêng
309 Lục diệu môn triển chuyển
310 Quán tâm Lục diệu môn
311 Viên quán Lục diệu môn
312 Tướng chứng của Lục diệu môn
c
c

 

c
THIỀN CĂN BẢN
Ðại Sư Trí Khải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch - Nhà Xuất Bản Tri Thức

Phần thứ nhất
PHÁP YẾU TU TẬP 
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN


X. CHỨNG QUẢ

Nếu hành giả khi tu Chỉ, Quán như thế, biết rõ tất cả pháp đều do tâm sanh, nhân duyên hư giả không thật, nên là không; vì biết không, nên không thấy có tướng danh tự của tất cả pháp, thế là thể nhập chân thật. Khi ấy, trên không thấy có Phật quả đáng cầu, dưới không thấy có chúng sanh đáng độ. Ấy gọi là quán từ Giả nhập Không, làquán Nhị đế, là tuệ nhãn, là nhất thế trí. Nếu trụ nơi quán này tức là sa vào quả vị Thanh văn, Bích Chi Phật. Cho nên trong kinh nói: "Các vị Thanh văn v.v... tự than rằng : Chúng ta nếu nghe cõi Phật thanh tịnh, giáo hóa chúng sanh, tâm không vui mừng. Vì sao ? Vì tất cả pháp thảy đều rỗng lặng, không sanh không diệt, không lớn không nhỏ, vô lậu vô vi, suy nghĩ như thế nên không vui mừng". Phải biết người thấy được pháp vô vi mà vào chánh vị, người ấy trọn không thể phát ba thứ tâm bồ-đề , vì sức định nhiều mà không thấy Phật tánh. 

Nếu Bồ-tát vì tất cả chúng sanh thành tựu tất cả Phật pháp thì không nên chấp giữ vô vi tự tịch diệt, khi ấy nên tu quán từ Không nhập Giả. Nghĩa là phải thật quán tâm tánh tuy không, nhưng khi đối duyên liền sanh ra tất cả các pháp cũng như huyễn hóa, tuy không quyết định thật mà vẫn có các tướng thấy, nghe, hiểu, biết v.v... khác nhau. Hành giả khi quán như thế, tuy biết tất cả pháp rốt ráo là rỗng lặng, mà hay ở trong Không tu các hạnh, như gieo giống trong Không; cũng hay phân biệt các căn của chúng sanh tánh dục vô lượng, nên thuyết pháp cũng vô lượng. Nếu chứng được vô ngại biện tài thì hay làm lợi ích chúng sanh khắp lục đạo. Ấy gọi là Phương tiện tùy duyên Chỉ, là quán từ Không nhập Giả, là quán bình đẳng, là pháp nhãn, là Ðạo chủng trí. Trụ trong quán này sức trí tuệ nhiều, tuy thấy được Phật tánh mà không rõ ràng. 

Bồ-tát tuy thành tựu hai pháp quán trên, đó gọi là Quán môn phương tiện, không phải là chánh quán. Kinh chép : "Hai thứ trước là đạo phương tiện, nhân hai thứ quán Không, Giả ấy được vào quán Trung đạo đệ nhất nghĩa, song chiếu cả hai đế, tâm thường vắng lặng, tự nhiên trôi vào biển Ðại Giác. Nếu Bồ-tát muốn ở trong một niệm đầy đủ tất cả Phật pháp nên tu : "Chỉ dứt hai bên phân biệt" (Tức nhị biên phân biệt Chỉ) thực hành chánh quán Trung đạo. 

Thế nào là Chánh quán ? Nếu thấu hiểu tâm tánh không phải Chân, không phải Giả, dứt tâm duyên Chân, Giả gọi là Chánh thật quán, tâm tánh không phải Không, không phải Giả, mà không phá hoại pháp Không, Giả. Nếu hay chiếu liễu như thế thì ở nơi tâm tánh thông đạt được Trung đạo, viên chiếu cả Nhị đế . Nếu hay tự tâm thấy được Trung đạo, Nhị đế, thì thấy Trung đạo, Nhị đế của tất cả pháp, mà không chấp Trung đạo, Nhị đế. Bởi vì quyết định tánh không thể có, ấy gọi là chánh quán Trung đạo. Như bài kệ Trung Luận nói : 

Nhân duyên sanh các pháp,

Ta nói tức là không,

Cũng gọi là giả danh,

Cũng gọi nghĩa Trung đạo.

Sưu tầm ý bài kệ này, không những đầy đủ phân biệt tướng Trung quán, cũng gồm nói chỉ thú hai thứ quán môn phương tiện trước. Phải biết chánh quán Trung đạo tức là Phật nhãn, Nhất thế chủng trí. Nếu trụ nơi quán này thì sức định và tuệ đồng đẳng, thấy Phật tánh rõ ràng, an trụ trong Ðại thừa, bước đi bằng phẳng nhanh như gió, tự nhiên vào trong biển Ðại Giác. Thực hành hạnh Như Lai, vào nhà Như Lai, mặc y Như Lai, ngồi tòa Như Lai, dùng đồ trang nghiêm của Như Lai mà tự trang nghiêm. Ðược sáu căn thanh tịnh, vào cảnh giới của Phật, đối với tất cả pháp không nhiễm trước, tất cả Phật pháp đều được hiện tiền, thành tựu niệm Phật tam-muội. An trụ trong định Thủ Lăng Nghiêm, thế là phổ hiện sắc thân tam-muội, khắp vào cõi Phật trong mười phương, dạy bảo chúng sanh trang nghiêm tất cả cõi Phật, cúng dường mười phương chư Phật, thọ trì pháp tạng của chư Phật, đầy đủ tất cả hạnh ba-la-mật, ngộ nhập vị Ðại Bồ-tát, cùng với ngài Văn Thù, Phổ Hiền kết bạn. Thường trụ trong thân pháp tánh, vì chư Phật khen ngợi thọ ký, ấy là trang nghiêm Ðâu Suất Ðà Thiên, thị hiện giáng thần trong thai mẹ, xuất gia, đến đạo tràng, hàng phục ma oán, thành Chánh giác, chuyển pháp luân, vào Niết-bàn. Ở các cõi nuớc khắp mười phương làm viên mãn tất cả Phật sự, đầy đủ hai thân Chân và Ứng ... ấy là Sơ phát tâm Bồ-tát. 

Trong kinh Hoa Nghiêm nói : "Khi Sơ phát tâm liền thành Chánh giác, thông suốt tánh chân thật của các pháp, được tuệ thân không phải do người khác mà ngộ". Cũng nói: "Sơ phát tâm Bồ-tát được một thân Như Lai làm vô lượng thân". Cũng nói : "Sơ phát tâm Bồ-tát tức là Phật". Kinh Niết-bàn nói : "Sơ phát tâm và cứu kính tâm hai cái không khác, hai tâm như thế, tâm trước là khó". Kinh Ðại Phẩm nói : "Tu-bồ-đề ! Có Ðại Bồ-tát mới sơ phát tâm liền tọa đạo tràng, chuyển bánh xe chánh pháp, phải biết Bồ-tát ấy như Phật vậy". Trong kinh Pháp Hoa nàng Long Nữ dâng hạt châu làm chứng, những kinh như thế đều nói sơ phát tâm làm đủ tất cả Phật pháp, như kinh Ðại Phẩm nói "Chữ A" (1), kinh Pháp Hoa nói "Khiến chúng sanh khai Phật tri kiến", kinh Niết-bàn nói "Thấy Phật tánh cho nên trụ Ðại Niết-bàn". Ðã lược nói tướng Sơ phát tâm nhân tu Chỉ, Quán được chứng quả. 

Kế nói Hậu tâm chứng quả. Cảnh giới của Hậu tâm chứng không thể biết, nay suy theo giáo lý để rõ, trọn không rời hai pháp Chỉ và Quán. Tại sao ? Kinh Pháp Hoa nói : "Ân cần khen ngợi trí tuệ của chư Phật là nghĩa Quán". Ðây là đứng về Quán để rõ quả. Kinh Niết-bàn luận rộng về "Một trăm câu giải thoát" để giải thích Ðại Niết-bàn. Niết-bàn nghĩa là Chỉ. Ðó là đứng về Chỉ để rõ quả. Cho nên nói Ðại Niết-bàn là Thường tịch định. Ðịnh tức là nghĩa Chỉ. Trong kinh Pháp Hoa tuy đứng về mặt Quán để rõ quả, nhưng cũng nhiếp Chỉ. Cho nên nói : Nhẫn đến tướng cứu kính Niết-bàn Thường tịch diệt trọn qui về Không. Trong kinh Niết-bàn tuy đứng về mặt Chỉ để rõ quả, nhưng cũng gồm Quán. Bởi vì lấy ba đức làm Ðại Niết-bàn. Hai bộ kinh lớn này tuy văn có hiện, có ẩn khác nhau, nhưng đều đứng về hai môn Chỉ, Quán biện chỗ cứu kính của nó, gồm căn cứ hai pháp Ðịnh, Tuệ để rõ quả vị cùng tột.

Hành giả phải biết quả ban đầu, bậc giữa, rốt sau đều không thể nghĩ bàn. Cho nên bản tân dịch kinh Kim Quang Minh nói : "Như Lai lúc ban đầu không thể nghĩ bàn, Như Lai khoảng giữa bao nhiêu thứ trang nghiêm. Như Lai rốt sau thường không thể phá hoại". Ðó là ước về hai tâm tu Chỉ, Quán để biện kết quả của nó. Bài kệ trong kinh Ban Châu Tam-muội chép :

Chư Phật từ tâm được giải thoát,

Tâm ấy thanh tịnh gọi không nhớp,

Năm đạo sạch sẽ chẳng nhuốm màu,

Học được pháp này thành Ðại đạo.

Thệ nguyện tu hành phải trừ tam chướng và ngũ cái. Nếu như không trừ, tuy siêng năng dụng công trọn không lợi ích.

]

 

(1)Trong kinh Ðại Phẩm ví sơ phát tâm là "Chữ A", cứu kính là "Chữ Trà".
 

 
 
 
 
 
[

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Tôi may mắn kỷ Steve Jobs một Phật tử đã làm thay tùy theo quan niệm của mỗi người Äà nhung buc anh lay dong trai tim cua nhung nguoi Tàu Giá từ bi căn cứ trên sinh học và lý trí y nghia cua hanh lẽ 9 công dụng tuyệt vời của các gặp họa do nói không đúng lúc hã æ cà chua thiền cà ri chay chuyen tam tham thanh tam nguyen LÃ sen 4 niem vui cua nguoi tu tai gia Nhìn vào móng tay có thể biết tình gioi luat la mang mach cua phat phap Chuyến Mát hãy sống như ngày mai ta không còn được nuong Ăn gì tốt cho não bộ cận Xíu mại thuần chay Đại dịch cô đơn ở người cao Có Giảm cân hiệu quả bằng thực hải trang thien Nghiến răng Dấu hiệu của stress Đổ xô ăn chay trong mùa Vu lan thẩm Chùa Huệ Đức Chay 1970 宗教法人解散認証申請 司法書士提出 Quảng song voi hai chu 4 yeu to chan chanh dinh huong cho cuoc doi ban Hình như xuân về khi chấp tác hay làm phật sự có phải Lợi ích mới của Thiền định nghin nam mot thuo ly chua kim tien