c
c
C
MỤC LỤC
Lời Nói Ðầu
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN
101 Tiểu Sử Tác Gỉa
102 Duyên Khởi
103 Cụ duyên
104 Trách dục
105 Xả cái
106 Ðiều hòa
107 Hành phương tiện
108 Chánh tu
109 Tướng thiện căn khai phát
110 Hiểu biết ma sư
111 Trị bệnh
112 Chứng quả
TỌA THIỀN TAM-MUỘI
201 Lời dịch gia
202 Tổng Khởi
203 Khảo Sát Tâm Bệnh
Tuỳ Bệnh Ðối Trị
204 Pháp môn trị đa dục
205 Pháp môn trị nóng giận
206 Pháp môn trị ngu si
207 Pháp môn trị lo nghĩ
208 Pháp môn trị đẳng phần
209 Tướng Tu Chứng
Tứ thiền
Tứ không
Tứ vô lượng tâm
Ngũ thông
Tứ niệm chỉ
Tứ đế
Tứ gia hạnh
Tứ quả Thanh văn
Quả Bích Chi Phật
210 Bồ Tát Tu Ngũ Pháp
Bồ-tát niệm Phật tam-muội
Bồ-tát quán Bất tịnh tam-muội
Bồ-tát quán Từ tam-muội
Bồ-tát quán nhân duyên tam-muội
Bồ-tát quán A-na-ban-na
211Tổng Kết
LỤC DIỆU PHÁP MÔN
301 Lời dịch giả
302 Sơ dẫn
303 đối các pháp Thiền
304 thứ lớp cùng sanh
305 Tùy tiện nghi 
306 Tùy đối trị 
307 Lục diệu môn nhiếp nhau
308 Lục diệu môn chung và riêng
309 Lục diệu môn triển chuyển
310 Quán tâm Lục diệu môn
311 Viên quán Lục diệu môn
312 Tướng chứng của Lục diệu môn
c
c

 

c
THIỀN CĂN BẢN
Ðại Sư Trí Khải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch - Nhà Xuất Bản Tri Thức

Phần thứ nhất
PHÁP YẾU TU TẬP 
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN


III. XẢ CÁI 
Xả cái tức là bỏ ngũ cái : Tham dục, giận hờn, mê ngủ, diêu động và hối hận, nghi ngờ.
1.Xả tham dục : Trước đã nói đối ngũ trần bên ngoài sanh tham muốn, nay nói chính trong ý căn sanh tham muốn. Nghĩa là khi hành giả ngồi ngay thẳng tu thiền, tâm khởi tham muốn niệm niệm tiếp nối, che đậy thiện tâm không được tăng trưởng, biết rồi liền bỏ. Tại vì sao ? Vì như nàng Thuật-bà-già trong tâm khởi tham dục, còn bị đốt cháy cả thân thể thay ! Huống chi trong tâm sanh lửa tham dục mà không thiêu hết các pháp lành ? Người tham dục cách đạo rất xa. Tại sao ? Vì dục là chỗ trú của bao nhiêu sự não loạn. Nếu trong tâm ôm ấp tham dục thì không do đâu được gần đạo. Như bài kệ Trừ Cái nói :
Người hổ thẹn vào đạo, 
Ôm bát phước chúng sanh,

Tại sao theo trần dục,

Chìm lặn trong ngũ tình ?

Ðã xả ngũ dục lạc,

Bỏ nó không luyến tiếc,

Vì sao lại muốn được ?

Như người ăn đồ mửa.

Các dục khi cầu khổ, 

Khi được nhiều sợ hãi,

Khi mất lại lo rầu,

Tất cả thời không vui.

Họa các dục như thế,

Do đâu xả được nó ?

Ðược vui sâu thiền định,

Liền không bị nó lừa.

2. Xả giận hờn : Giận là cội gốc làm mất Phật pháp, là nhân duyên sa vào ác đạo, là oan gia của pháp an lạc, là bọn giặc dữ của thiện tâm, là tạng phủ của bao nhiêu ác khẩu. Thế nên hành giả khi tọa thiền suy nghĩ người này hiện tại phá hại ta, phá hại gia quyến ta, khen ngợi người thù của ta; suy nghĩ quá khứ, vị lai cũng thế, ấy là chín thứ phiền não. Do đó sanh sân hận, khởi sân hận nên sanh oán thù, do tâm oán thù bèn khởi tâm tàn hại kẻ ấy. Sân hận che đậy tâm như thế, nên gọi là Cái. Phải gấp bỏ nó, không cho tăng trưởng. Như ngài Thích-đề-bà-na dùng bài kệ hỏi Phật :

Vật gì giết an lạc ?

Vật gì giết vô ưu ?

Vật gì gốc của độc ?

Nuốt tiêu tất cả thiện ?

Phật đáp : 

Giết sân thì an lạc,

Giết sân thì vô ưu,

Sân là gốc của độc,

Sân diệt tất cả thiện.

Ðã biết sân nguy hiểm như thế, phải chóng tu từ bi, nhẫn nhục để diệt trừ nó cho tâm được thanh tịnh. 

3. Xả mê ngủ : Ngủ hay phá hoại cái vui chân thật nơi tâm đời này và đời sau, cùng cái vui cõi trời và Niết-bàn. Nó rất ác, không có chút thiện. Tại sao ? Vì những phần Cái khác dễ biết nên trừ được, còn khi ngủ như chết, không thể hiểu biết, vì không biết nên khó trừ. Như bài kệ chư Phật, Bồ-tát quở các đệ tử mê ngủ : 

Ông dậy ! Chớ ôm thây thúi nằm,

Những thứ nhớp nhúa tạm gọi người,

Như bệnh nặng, tên cắm vào thân,

Dẫy đầy đau khổ đâu yên ngủ !

Như người bị trói sắp đem giết,

Tai hại kề bên đâu thể ngủ !

Giặc kiết chưa diệt, hại chưa trừ,

Như cùng rắn độc chung nhà ở,

Như vào trận, giữa hai đao bén,

Khi ấy làm sao yên ngủ được ?

Ngủ là đen tối không thể thấy,

Ngày ngày cướp mất ánh sáng ta,

Do ngủ khiến tâm không thấy được,

Hại to như thế đâu yên ngủ ? 

Còn lắm việc như thế để quở trách mê ngủ. Lấy vô thường cảnh giác sự ngủ nghỉ khiến giảm bớt, không che mờ tâm tánh. Nếu tâm mê ngủ quá nặng phải dùng thiền trượng đuổi nó. 

4. Xả diêu động và hối hận : Diêu động có ba thứ : 

a)Thân diêu động : Thân ưa chạy rong đùa giỡn lăng xăng, ít khi ngồi yên. 

b)Miệng diêu động : Ưa ca hát, tranh cãi phải quấy, nói những việc vô ích, nói những việc thế gian. 

c)Tâm diêu động : Tâm tình phóng túng, ý nghĩ lăng xăng, suy nghĩ văn chương, kỹ nghệ thế gian, các điều xét nghĩ xấu ác... Diêu động hay phá tâm của người xuất gia. Người cố nhiếp tâm vẫn không được định, huống chi kẻ tán loạn. Người tâm tán loạn như con voi say mà không câu móc, con lạc đà không dây mũi không thể kềm giữ được. Có bài kệ : 

Ông đã cạo tóc mặc áo nhuộm,

Ôm bình bát vào xóm xin ăn,

Vì sao lại ưa thích diêu động ?

Buông lung ý mất cả lợi lành.

Ðã mất pháp lợi, lại mất cả cái vui ở đời, biết lỗi ấy rồi phải gấp đuổi nó. 

Nếu diêu động không, chưa thành che đậy, phải có hối hận mới thành. Vì sao ? Vì khi diêu động là còn ở ngoài. Trong khi nhập định mới hối hận việc làm trước, lo rầu che đậy cả tâm tánh. 

Hối hận có hai thứ : 

a)Nhân diêu động, sau mới sanh hối hận. 

b) Người đã gây tội trọng thường ôm lòng sợ hãi, mũi tên hối hận cắm sâu vào tim khó mà nhổ ra. Có bài kệ :

Không nên làm mà làm, 

Nên làm mà không làm,

Lửa hối hận thiêu cháy,

Ðời sau đọa ác đạo.

Nếu phạm tội nên hối,

Hối rồi chớ lo phiền,

Như thế tâm an vui,

Không nên thường nhớ mãi.

Nếu có hai thứ hối :

Hoặc nên làm không làm,

Không nên làm lại làm,

Ấy là tướng kẻ ngu.

Vì không tâm hối hận,

Không nên làm lại làm,

Những việc ác đã làm,

Không thể bảo không làm.

5. Xả nghi ngờ : Do nghi che đậy tâm, đối trong chánh pháp không khởi lòng tin. Vì không tín tâm, nên ở trong Phật pháp không được chi cả. Ví như người vào núi vàng, mà không có tay nên không thể lấy được. Nhưng nghi rất nhiều tai hại, không riêng gì chướng định. Nay nói về chướng định, nghi có ba thứ :

a)Nghi mình : Nghĩ rằng ta là kẻ ngu tối, tội chướng nặng nề, không phải như những bậc kia ! Tự khởi nghi như thế pháp thiền định không thể phát sanh. Nếu muốn tu thiền định, chớ có khinh mình, vì căn lành nhiều đời trước đâu thể lường được. 

b)Nghi thầy : Nghi thầy ấy tướng mạo, oai nghi như thế, chính còn chưa có đạo đức thì làm sao dạy ta được ? Khởi nghi mạn như thế, tức là chướng ngại định. Muốn trừ được bệnh này, như trong các luận Ma-ha-diễn dạy : "Ví như trong đãy da thúi mà có đựng vàng, vì ham vàng ta không thể bỏ cái đãy thúi. Người tu cũng như thế, thầy tuy chưa hoàn toàn thanh tịnh, vẫn tưởng như Phật".

c)Nghi pháp : Người đời phần nhiều hay chấp điều mình nghĩ trước là phải, nên sau khi thọ giáo pháp không thể liền sanh tâm tin kính phụng hành. Nếu tâm dụ dự thì pháp không thể nhiễm tâm. Vì sao ? Vì nghi làm chướng ngại, như trong bài kệ nói : 

Như người trước ngả ba,

Nghi ngờ không biết lối,

Trong các pháp thật tướng,

Nghi cũng lại như vậy.

Vì nghi không cần cầu,

Thật tướng của các pháp,

Thấy nghi từ si sanh,

Là ác trong các ác.

Trong pháp lành và ác,

Sanh tử và Niết-bàn,

Quyết định thật có pháp,

Ở trong chớ sanh nghi.

Ông nếu ôm lòng nghi,

Chết bị chúa ngục trói,

Như sư tử chụp nai,

Không thể nào thoát khỏi.

Ở đời tuy có nghi,

Phải tùy hỷ pháp lành,

Ví như thấy ngảba,

Ðường tốt, lợi nên đi.

Lòng tin hay vào được Phật pháp. Nếu người không tin, tuy ở trong Phật pháp, mà hoàn toàn không được gì cả. Những việc như thế, đủ biết nghi là tai hại, hãy gấp bỏ nó. 

Có người hỏi : "Những việc ác nhiều như bụi không thể tính hết, tại sao ở đây chỉ dạy bỏ năm điều mà thôi ?". Ðáp : Trong năm điều này gồm cả tam độc và đẳng phần(1). Bốn thứ này làm căn bản, nhiếp cả tám muôn bốn ngàn trần lao. Ðó là : 

1.Tham muốn thuộc tham độc. 

2.Giận hờn thuộc sân độc. 

3.Mê ngủ và nghi thuộc si độc. 

4.Diêu động và hối hận thuộc đẳng phần. 

Chúng hiệp thành bốn phần phiền não. Trong mỗi phần có hai muôn một ngàn. Họp bốn phần là tám muôn bốn ngàn. Thế nên, trừ ngũ cái là trừ tất cả pháp ác. Người tu nên lấy những việc như thế trừ bỏ ngũ cái. Ngũ cái bỏ rồi, ví như người mang nặng được gỡ bỏ, như bệnh được lành,như người đói được đến nước giàu có, như bị giặc bao vây được cứu thoát, yên ổn không lo sợ. Người tu cũng vậy, trừ được ngũ cái rồi, tâm yên ổn, mát mẻ an vui. Như mặt trời, mặt trăng bị năm việc che tối : khói, bụi, mây, mù, nhật nguyệt thực, nên không thể chiếu sáng, tâm người bị ngũ cái cũng như thế.

 

(1)Ðẳng phần : Trong tâm có cả tham, sân, si ngang bằng nhau, không cái nào nặng cái nào nhẹ.
 

 
 
 
 
 
[

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

giÕ học cách yêu thương để có nhân duyên bạn nhé Tuá Thử thất 惡曜意思 vô niệm vô sanh Trung Cách sử dụng đậu đen chữa bệnh Giá nu chui lẠng hủ 首座 Tiêu Bình minh quê loi di ngon cua bo tat thich quang duc truoc ngay hành giả khất sĩ an cư như thế nào Trá tá di Chuyến Ngọn lửa ô nhiễm môi trường Bà Rịa Vũng Tàu Tang lễ cố Ni sư Già ý nghĩa việc xuất gia Ä phat DÃƒÆ hoà xóa cai cÃy phan Rau củ quả giúp cai thuốc lá hiệu quả Kinh PhÃÆp thêm 12 duong nhan qua anh huong den cuoc doi moi cac khai niem ve linh hon tim hieu y phuc phat giao nguyen thuy nam tong ngôi nhà bên sông Bí quyết giảm nguy cơ đột quỵ lần sá t binh yen den binh yen di tien