c
c
C
MỤC LỤC
Lời Nói Ðầu
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN
101 Tiểu Sử Tác Gỉa
102 Duyên Khởi
103 Cụ duyên
104 Trách dục
105 Xả cái
106 Ðiều hòa
107 Hành phương tiện
108 Chánh tu
109 Tướng thiện căn khai phát
110 Hiểu biết ma sư
111 Trị bệnh
112 Chứng quả
TỌA THIỀN TAM-MUỘI
201 Lời dịch gia
202 Tổng Khởi
203 Khảo Sát Tâm Bệnh
Tuỳ Bệnh Ðối Trị
204 Pháp môn trị đa dục
205 Pháp môn trị nóng giận
206 Pháp môn trị ngu si
207 Pháp môn trị lo nghĩ
208 Pháp môn trị đẳng phần
209 Tướng Tu Chứng
Tứ thiền
Tứ không
Tứ vô lượng tâm
Ngũ thông
Tứ niệm chỉ
Tứ đế
Tứ gia hạnh
Tứ quả Thanh văn
Quả Bích Chi Phật
210 Bồ Tát Tu Ngũ Pháp
Bồ-tát niệm Phật tam-muội
Bồ-tát quán Bất tịnh tam-muội
Bồ-tát quán Từ tam-muội
Bồ-tát quán nhân duyên tam-muội
Bồ-tát quán A-na-ban-na
211Tổng Kết
LỤC DIỆU PHÁP MÔN
301 Lời dịch giả
302 Sơ dẫn
303 đối các pháp Thiền
304 thứ lớp cùng sanh
305 Tùy tiện nghi 
306 Tùy đối trị 
307 Lục diệu môn nhiếp nhau
308 Lục diệu môn chung và riêng
309 Lục diệu môn triển chuyển
310 Quán tâm Lục diệu môn
311 Viên quán Lục diệu môn
312 Tướng chứng của Lục diệu môn
c
c

 

c
THIỀN CĂN BẢN
Ðại Sư Trí Khải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch - Nhà Xuất Bản Tri Thức

Phần thứ nhất
PHÁP YẾU TU TẬP 
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN


VI.- CHÁNH TU

Tu Chỉ, Quán có hai thứ : Tu trong khi ngồi thiền và tu trong khi tiếp duyên đối cảnh. 

A.- TU TRONG KHI NGỒI THIỀN : Cả bốn oai nghi đều tu được, nhưng người học đạo trong lúc ngồi tu thù thắng hơn, nên trước cuộc trong phạm vi ngồi để giải rõ Chỉ, Quán. Lược nói có năm ý: 

1.- Tu Chỉ, Quán đối trị tâm thô loạn ban đầu. Nghĩa là hành giả khi mới ngồi thiền vì tâm thô loạn nên phải tu Chỉ, Quán để phá trừ nó. Chỉ nếu không phá được liền nên tu Quán, cho nên nói "Tu Chỉ, Quán đối trị tâm thô loạn ban đầu". Nay nói tu Chỉ, Quán có hai ý: 

a)Tu Chỉ :

Có ba thứ: 

1.- Hệ duyên thủ cảnh chỉ : Là buộc tâm tại chót mũi và giữa rún v.v... khiến tâm không tán loạn. Kinh chép: "Buộc tâm không buông lung, cũng như xích con vượn". 

2.- Chế tâm chỉ : Là tùy tâm vừa khởi liền kềm hãm lại, không cho nó dong ruổi tán loạn. Kinh chép: "Năm căn, tâm là chủ, thế nên các ông phải khéo dứt tâm". 

Hai phần trên thuộc về sự tướng không cần phân biệt rộng. 

3.- Thể chân chỉ : Là tùy tâm khởi niệm tất cả pháp đều biết do nhân duyên sanh, nó không có tự tánh thì tâm không chấp. Nếu tâm không chấp thì vọng niệm dứt, cho nên gọi là Chỉ. Như bài kệ trong kinh: 

Trong hết thảy các pháp,

Nhân duyên sanh không chủ.

Dứt tâm suốt nguồn gốc,

Gọi là vị Sa-môn.

Hành giả khi mới tập ngồi thiền, tùy tâm khởi niệm tất cả pháp vọng niệm tiếp tục không dừng; tuy dùng phương pháp Thể chân chỉ như trên mà vọng niệm không dứt, phải quán trở lại chỗ khởi của tâm: "Quá khứ đã qua, hiện tại chẳng dừng, vị lai chưa đến, cùng tột ba thời trọn không thể được. Pháp đã không thể được thì tâm cũng không thể có; nếu tâm không có thì tất cả pháp đều không".

Hành giả tuy quán tâm không trụ, đều không thể có, mà không phải không có cái hiểu biết niệm khởi liên tục từng sát-na.

Loại quán tâm niệm này do sáu căn bên trong và sáu trần bên ngoài, căn trần đối nhau, cho nên có thức sanh, căn trần chưa đối thì thức hẳn không sanh. Quán sanh như thế, quán diệt cũng vậy. Danh từ sanh diệt chỉ là giả lập, tâm sanh diệt đã diệt thì tịch diệt hiện tiền. Trọn không có chỗ được, ấy gọi là Niết-bàn không tịch, thế là tâm vọng tự dừng vậy. Luận Ðại Thừa Khởi Tín chép: "Nếu tâm dong ruổi tán loạn, liền phải thu nhiếp trụ nơi chánh niệm. Nói chánh niệm, nên biết chỉ có tâm, không có ngoại cảnh; lại nội tâm này cũng không có tự tướng, mỗi niệm không thể có được". Người sơ tâm tu học, tâm chưa có thể dừng trụ, nếu cố ép cho nó trụ, thường hay phát cuồng. Phải như người tập bắn, tập lâu mới bắn trúng. 

b)Tu Quán :

Quán có hai thứ: 

1.Ðối trị quán : Như quán bất tịnh đối trị tham dục, quán từ bi đối trị giận hờn, quán giới phân biệt đối trị chấp ngã, quán sổ tức đối trị loạn động v.v... Ở đây khỏi phải giải thích. 

   2.Chánh quán : Quán các pháp không tướng đều do nhân duyên sanh; nhân duyên không tánh tức là thật tướng. Trước rõ cảnh bị quán tất cả đều không thì tâm năng quán tự nhiên không khởi. Những đoạn văn trước và sau đã bàn nhiều về lý này, xin để tự hiểu. Như bài kệ trong kinh nói: 

Các pháp không bền chắc,

Thường ở trong tâm niệm,

Người thấu đạt lý không,

Tất cả không khởi niệm.

2.- Tu Chỉ, Quán đối trị tâm bệnh trầm, phù : 

Hành giả khi ngồi thiền tâm mê muội không nhớ, hoặc nhiều ngủ gục, khi ấy nên tu Quán để chiếu phá nó. Nếu trong khi ngồi, tâm ấy phù động lăng xăng không yên, khi ấy nên tu Chỉ để chận đứng nó. Ấy là đã lược nói tướng tu Chỉ, Quán đối trị tâm bệnh phù, trầm; nhưng phải khéo biết thuốc và biết tướng bệnh mà đối dùng, mỗi mỗi đừng để mắc phải lỗi đối trị sai lạc.

3.- Tùy tiện nghi tu Chỉ, Quán : 

Hành giả khi tọa thiền, tuy vì đối trị tâm trầm nên tu Quán chiếu, mà tâm vẫn không tỉnh sáng, cũng không có pháp lợi; khi ấy nên thử tu Chỉ mà chận đứng nó. Nếu khi tu Chỉ liền biết thân tâm an tịnh, là biết hợp với tu Chỉ, nên dùng Chỉ để an tâm. Nếu khi tọa thiền, tuy vì đối trị tâm phù động nên tu Chỉ, mà tâm vẫn không an trụ, cũng không có pháp lợi, nên thử tu Quán. Nếu trong khi Quán liền biết thân tâm tỉnh sáng, an ổn lặng lẽ, là biết hợp tu Quán, liền nên dùng Quán để an tâm. Ðó là lược nói tướng tùy tiện nghi tu Chỉ, Quán. Chỉ cần khéo chọn pháp thích hợp mà tu thì tâm thần an ổn, loạn phiền não dứt, chứng được các pháp môn.

4.- Ðối trị tế tâm trong định tu Chỉ, Quán :

Nghĩa là hành giả trước dùng Chỉ, Quán đối phá tâm thô loạn, loạn tâm đã dứt, liền được nhập định; vì định tâm vi tế, nên cảm biết như thân rỗng lặng thọ sự khoái lạc, hoặc tâm tiện lợi phát khởi, thụ nhận tâm tế vi này, chấp lý lệch lạc tà vạy. Nếu không biết định tâm để ngăn dứt sự hư dối ấy, ắt sanh tham trước chấp cho là thật. Nếu biết nó là hư dối không thật thì hai thứ phiền não ái kiến không khởi, ấy là tu Chỉ. Nếu tâm đắm trước ái kiến kết nghiệp không dứt, khi ấy nên tu Quán. Quán tâm vi tế trong định, nếu không thấy tâm ấy thì không chấp định kiến; nếu không chấp định kiến thì ái kiến nghiệp phiền não thảy đều diệt sạch, ấy gọi là tu Quán. Ðây là lược nói tướng đối trị tâm vi tế trong định tu Chỉ, Quán. Phân biệt phương pháp Chỉ, Quán cũng đồng như trước duy có phá lỗi định kiến vi tế là khác.

5.- Quân bình định tuệ tu Chỉ, Quán : 

Hành giả trong khi tọa thiền nhân tu Chỉ, hoặc nhân tu Quán được nhập thiền định. Tuy được nhập định mà không có quán tuệ, ấy là si định, không thể đoạn kiết. Hoặc quán tuệ kém ít thì không thể phát khởi được chân tuệ, đoạn các kiết sử, phát các pháp môn. Khi ấy nên tu Quán mà phá dẹp thì định tuệ được quân bình, hay đoạn được kiết sử và chứng các pháp môn. 

Hành giả trong khi tọa thiền nhân Quán, tâm rỗng rang khai ngộ, trí tuệ sáng suốt, mà định tâm kém ít, nên tâm tán động, như ngọn đèn trước gió không chiếu rõ các vật, không thể xuất ly sanh tử. Khi ấy nên tu Chỉ, do tu Chỉ mà tâm được định, như ngọn đèn để trong nhà kín, hay phá được tối tăm và soi vật rõ ràng. Ðó là lược nói quân bình định tuệ tu Chỉ, Quán. Hành giả nếu như thế trong khi ngồi thân ngay thẳng khéo dùng năm ý tu Chỉ, Quán này, thủ hay xả không mất sự thích ứng của nó, là người ấy đã khéo tu Phật pháp, vì khéo tu nên một đời không luống uổng vậy.

B.- TU CHỈ, QUÁN KHI TRẢI DUYÊN, ÐỐI CẢNH :

Thân thường ngồi ngay thẳng tu Chỉ, Quán là phương pháp thù thắng cần yếu để vào đạo, nhưng còn ngại khi thân tiếp duyên đối cảnh. Nếu khi tiếp duyên đối cảnh mà không tu Chỉ, Quán, ấy là tu tâm có gián đoạn, những kiết nghiệp khi xúc cảnh liền sanh khởi, không thể chóng tương ưng với Phật pháp được. Nếu trong tất cả thời đều tu phương tiện Chỉ, Quán thì chắc chắn người ấy thông đạt Phật pháp một cách nhanh chóng. 

Thế nào là tu Chỉ, Quán khi trải duyên ? Nói duyên có sáu thứ : 

1. Ði.2. Ðứng.

3. Ngồi.4. Nằm. 

5. Làm việc.6. Nói năng. 

Thế nào là tu Chỉ, Quán khi đối cảnh ? Nói cảnh là sáu trần : 

1. Mắt đối sắc.2. Tai đối tiếng. 

3. Mũi đối mùi.4. Lưỡi đối vị. 

5. Thân đối xúc.6. Ý đối pháp. 

Hành giả tùy trong mười hai việc này mà tu Chỉ, Quán, gọi là khi trải duyên, đối cảnh tu Chỉ, Quán. 

?Trải duyên tu Chỉ, Quán :

1.Ði : 

Nếu khi đi nên khởi nghĩ thế này : Ta nay vì những việc gì muốn đi ? Nếu bị phiền não sai sử và việc ác, vô ký mà đi thì không nên đi; nếu không phải bị phiền não sai sử, vì việc thiện, lợi ích, đúng pháp thì nên đi. Thế nào trong khi đi tu Chỉ ? Nếu khi đi liền biết nhân sự đi mà có tất cả pháp phiền não thiện, ác v.v... biết rõ tâm và tất cả pháp trong khi đi đều không thể được, thì tâm vọng niệm tự dứt, đó gọi là tu Chỉ. Thế nào là trong khi đi tu Quán ? Nên khởi nghĩ thế này: Do tâm khiến thân động, cho nên có tới lui, gọi là đi. Nhân việc đi này mà có tất cả pháp phiền não thiện, ác v.v... liền phản quán tâm trong khi đi không thấy tướng mạo, phải biết người đi và tất cả pháp trong khi đi rốt ráo rỗng lặng, ấy gọi là tu Quán. 

2.Ðứng : 

Khi đứng nên khởi nghĩ thế này : Ta nay vì những việc gì mà muốn đứng ? Nếu vì các phiền não và việc ác, vô ký mà đứng thì không nên đứng; nếu vì việc thiện, lợi ích thì nên đứng. Thế nào trong khi đứng tu Chỉ ? Nếu khi đứng liền biết nhân đứng mà có tất cả pháp phiền não thiện, ác v.v... biết rõ tâm và tất cả pháp trong khi đứng đều không thể được thì tâm vọng niệm dứt, ấy là tu Chỉ. Thế nào trong khi đứng tu Quán ? Nên khởi nghĩ thế này : Do tâm khiến thân dừng, nên gọi là đứng. Vì nhân đứng mà có tất cả pháp phiền não thiện, ác v.v... phải phản quán tâm trong khi đứng không thấy tướng mạo, nên biết người đứng và tất cả pháp trong khi đứng rốt ráo rỗng lặng, ấy gọi là tu Quán.

3.Ngồi : 

Khi ngồi nên khởi nghĩ thế này : Ta nay vì những việc gì mà muốn ngồi ? Nếu vì phiền não và việc ác, vô ký v.v... thì không nên ngồi; vì việc thiện, lợi ích thì nên ngồi. Thế nào trong khi ngồi tu Chỉ ? Nếu khi ngồi phải biết rõ nhân ngồi nên có tất cả pháp phiền não thiện, ác v.v... mà thật không có một pháp có thể được, thế là tâm vọng niệm không sanh, ấy gọi là tu Chỉ. Thế nào trong khi ngồi tu Quán ? Nên khởi nghĩ thế này : Do tâm nghĩ nên xếp chân ngồi yên, nhân đó có tất cả pháp phiền não thiện, ác v.v... cho nên gọi là ngồi. Phải quán trở lại tâm trong khi ngồi không thấy tướng mạo, nên biết người ngồi và tất cả pháp trong khi ngồi rốt ráo rỗng lặng, ấy gọi là tu Quán.

4.Nằm :

Khi nằm nên khởi nghĩ thế này : Ta nay vì việc gì mà muốn nằm ? Nếu vì việc không lành, phóng túng v.v... thì không nên nằm; nếu vì điều hòa tứ đại mà nằm thì nên nằm như sư tử nằm. Thế nào trong khi nằm tu Chỉ ? Nếu khi nằm ngủ, nghỉ, phải biết rõ vì nhân nằm mà có tất cả pháp phiền não thiện, ác... nhưng thật không có một pháp có thể được, thế là vọng niệm không khởi, ấy gọi là tu Chỉ. Thế nào trong khi nằm tu Quán ? Nên khởi nghĩ thế này : Do sự nhọc nhằn nên sanh mờ mịt, buông lung sáu tình, nhân đó mà có tất cả pháp phiền não thiện, ác v.v... liền phải phản quán tâm trong khi nằm không thấy tướng mạo, nên biết người nằm và tất cả pháp trong khi nằm rốt ráo rỗng lặng, ấy gọi là tu Quán.

5.Làm việc : 

Nếu khi làm việc nên khởi nghĩ thế này : Ta nay vì việc gì mà muốn làm như thế ? Nếu vì việc bất thiện, vô ký v.v... thì không nên làm; nếu vì việc thiện, lợi ích thì nên làm. Thế nào trong khi làm việc tu Chỉ ? Nếu khi làm việc nên biết rõ vì nhân làm việc mà có tất cả pháp thiện, ác v.v... nhưng thật không có một pháp có thể được, thế là vọng niệm không khởi, ấy gọi là tu Chỉ. Thế nào khi làm việc tu Quán ? Nên khởi nghĩ thế này : Do tâm khiến thân chuyển động, tay mới tạo tác các việc, nhân đó mà có tất cả pháp thiện, ác v.v... cho nên gọi là làm. Phản quán tâm trong khi làm việc không có tướng mạo, nên biết người làm và tất cả pháp trong khi làm rốt ráo rỗng lặng, ấy gọi là tu Quán.

6.Nói năng : 

Nếu khi nói nên khởi nghĩ thế này : Ta nay vì việc gì muốn nói ? Nếu tùy thuận phiền não luận bàn những việc ác, vô ký v.v... thì không nên nói; nếu vì việc thiện, lợi ích thì nên nói. Thế nào trong khi nói tu Chỉ ? Nếu khi nói liền biết bởi nhân lời nói này mà có tất cả pháp phiền não thiện, ác v.v... biết rõ tâm và tất cả pháp phiền não, thiện, ác v.v. trong khi nói đều không thể được thì tâm vọng niệm liền dứt, ấy gọi là tu Chỉ. Thế nào trong khi nói tu Quán ? Nên khởi nghĩ thế này : Do tâm xét nghĩ kích động hơi thở xông lên cổ họng, môi, lưỡi, răng, ổ gà, cho nên xuất ra những tiếng nói. Bởi nhân tiếng nói này mà có tất cả pháp phiền não thiện, ác v.v... nên gọi là nói. Phản quán tâm trong khi nói không thấy tướng mạo, phải biết người nói và tất cả pháp trong khi nói rốt ráo rỗng lặng, ấy gọi là tu Quán.

Trở lên sáu nghĩa tu tập Chỉ, Quán tùy thời thích hợp mà dùng, mỗi nghĩa đều có ý tu Chỉ, Quán của năm phần trước. Như trước đã nói. 

?Ðối cảnh tu Chỉ, Quán :

1.Khi mắt thấy sắc tu Chỉ, Quán :

Tùy khi thấy sắc, tưởng như thấy trăng đáy nước, không có thật thể. Nếu thấy sắc đáng yêu không khởi lòng tham ái, thấy sắc đáng ghét không sanh tâm giận ghét, thấy sắc không yêu, không ghét, không khởi si mê và loạn tưởng, ấy là tu Chỉ. Thế nào là khi mắt thấy sắc tu Quán? Nên khởi nghĩ thế này : Những hình sắc trông thấy, tướng của nó là không tịch. Tại sao? Vì ở trong căn, trần, không, minh kia, mỗi cái không có tự thấy, cũng không phân biệt, do nhân duyên hòa hợp mới sanh nhãn thức, kế sanh ý thức phân biệt các thứ hình sắc, nhân đó có tất cả pháp phiền não thiện, ác v.v... Phản quán tâm nghĩ tưởng sắc ấy không thấy tướng mạo, nên biết người thấy sắc và tất cả pháp cứu kính không tịch, ấy là tu Quán.

2.Khi tai nghe tiếng tu Chỉ, Quán :

Tùy khi nghe tiếng, nên xét tiếng như âm vang. Nếu nghe tiếng êm tai thích ý không khởi lòng yêu mến, nghe tiếng trái tai nghịch ý không sanh tâm giận hờn, nghe tiếng không thích, không trái chẳng khởi tâm phân biệt, ấy là tu Chỉ. Thế nào trong khi nghe tiếng tu Quán? Nên khởi nghĩ thế này : Những tiếng nghe không thật có, chỉ do căn, trần hòa hợp sanh nhĩ thức, kế sanh ý thức gắng khởi phân biệt, nhân đây có tất cả pháp phiền não thiện, ác v.v... gọi là nghe tiếng. Phản quán tâm nghe tiếng không thấy tướng mạo, nên biết người nghe tiếng và tất cả pháp cứu kính không tịch, ấy là tu Quán. 

3. Khi mũi ngửi mùi tu Chỉ, Quán :

Tùy khi mũi ngửi mùi, biết nó như hơi như khói không thật. Nếu ngửi mùi thơm thích ý không khởi lòng đam mê, ngửi mùi hôi trái ý không khởi tâm ghét giận, ngửi mùi không thơm, không hôi chẳng sanh loạn niệm, ấy là tu Chỉ. Thế nào trong khi ngửi mùi tu Quán? Phải nghĩ thế này: Ta nay ngửi mùi nó hư dối không thật. Tại sao ? Vì căn trần hòa hợp sanh tỹ thức, kế sanh ý thức cố chấp nhận tướng mùi, nhân đó có tất cả pháp phiền não thiện, ác v.v... cho nên gọi là ngửi mùi. Phản quán tâm ngửi mùi không thấy tướng mạo, nên biết ngửi mùi và tất cả pháp cứu kính không tịch, ấy là tu Quán.

4. Khi lưỡi nếm vị tu Chỉ, Quán :

Tùy lưỡi nếm vị liền nghĩ như trong mộng được thức ăn. Nếu được vị ngon không khởi lòng tham đắm, được vị dở không khởi tâm giận ghét, vị không ngon không dở chẳng khởi ý phân biệt, đó là tu Chỉ. Thế nào trong khi lưỡi nếm vị tu Quán? Nên xét thế này : Ta nay nếm các vị thật không thể được. Tại sao? Vì sáu vị trong, ngoài tánh nó không có phân biệt, nhân hòa hợp với thiệt căn bên trong mà sanh thiệt thức, kế sanh ý thức cố gắng chấp nhận tướng vị, nhân đó mới có tất cả pháp phiền não thiện, ác v.v... Phản quán thức duyên vị không thấy tướng mạo, nên biết người nếm vị và tất cả pháp cứu kính không tịch, ấy làtu Quán.

5. Khi thân xúc chạm tu Chỉ, Quán :

Tùy khi xúc chạm liền biết nó như bóng huyễn hóa không thật. Nếu xúc chạm cái vui thích ý không khởi tham trước, xúc chạm cái khổ trái ý không khởi tâm ghét giận, xúc chạm cái không vui, không khổ chẳng khởi nhớ tưởng phân biệt, ấy là tu Chỉ. Thế nào khi xúc chạm tu Quán ? Nên khởi nghĩ thế này : Chạm những cái nhẹ, nặng, lạnh, nóng, trơn, nhám v.v... gọi là xúc; đầu mình sáu phần gọi là thân; tánh xúc đã hư giả, thân cũng không thật, do nhân duyên hòa hợp liền sanh thân thức, kế sanh ý thức nhớ tưởng phân biệt tướng khổ, vui v.v... gọi là xúc. Phản quán tâm duyên xúc này không thấy tướng mạo, phải biết người xúc chạm và tất cả pháp cứu kính không tịch, ấy là tu Quán.

6. Khi trong ý biết pháp tu Chỉ, Quán :

Như trong đoạn dạy sơ tọa thiền đã nói rõ. Từ trước y sáu căn tu Chỉ, Quán, tùy ý thích dùng mà áp dụng, mỗi mỗi đều có đủ năm ý ở trước, trong đó đã phân biệt rộng, ở đây không cần biện giải lại. Hành giả nếu hay trong tất cả chỗ đi, đứng, ngồi, nằm, thấy, nghe, hiểu, biết v.v... mà tu Chỉ, Quán, là người ấy chân thật tu theo Ðại thừa. Như kinh Ðại Phẩm chép : "Phật bảo ông Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát khi đi thì biết đi, khi ngồi thì biết ngồi, cho đến mặc y Tăng-già-lê, nhìn, chợp mắt... đều nhất tâm, ra vào đều trong thiền định, chính người ấy là Bồ-tát Ðại thừa". 

Lại nữa, nếu người hay như thế trong tất cả chỗ tu hạnh Ðại thừa, người ấy ở thế gian là bậc tối thắng, tối thượng không có ai bì kịp. Trong bộ Thích Luận, kệ nói: 

Yên ngồi trong rừng vắng,

Lặng lẽ diệt các ác,

Ðạm bạc được nhất tâm,

Vui đây trời khó bì.

Người cầu lợi thế gian,

Giường, nệm, áo, quần đẹp,

Vui này không an ổn,

Cầu lợi không chán nhàm.

Áo nhuộm ở chỗ vắng,

Ðộng tịnh tâm thường nhất,

Tự lấy trí tuệ sáng,

Quán thật tướng các pháp.

Trong tất cả các pháp,

Thảy đều do quán nhập,

Tâm giải tuệ lóng lặng,

Ba cõi khôn so kè.

 

 
 
 
 
 
[

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

sắp chết Thiền người giàu có và cái bát mẻ Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú hẠTừ loi phat day ve tinh yeu nam nu yeu cung phai hoc sự lang ngam ky quan phat giaoco xua bac nhat the ái cam nhan ve tinh do tong à Þ tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được テ dạo quanh những ngôi chùa cổ và đẹp Nghệ thuật giao tiếp trong kinh điển chí 轉識為智 テス của Không trái tim biết trở về với nguồn Già phật 無量義經 tu dung 真言宗金毘羅権現法要 quán 泰卦 tính hoạ Tập hít thở để ngăn ngừa huyết áp trinh cong son gieo yeu thuong trống korea phat phap VÃÆ Æ thất học phat giao thiền tập của hệ phái khất sĩ ngày than lợi ích của việc xuất gia gieo duyên bún Cà trắng và đậu om cà chua tÕng tung