c
c
C
MỤC LỤC
Lời Nói Ðầu
TỌA THIỀN CHỈ QUÁN
101 Tiểu Sử Tác Gỉa
102 Duyên Khởi
103 Cụ duyên
104 Trách dục
105 Xả cái
106 Ðiều hòa
107 Hành phương tiện
108 Chánh tu
109 Tướng thiện căn khai phát
110 Hiểu biết ma sư
111 Trị bệnh
112 Chứng quả
TỌA THIỀN TAM-MUỘI
201 Lời dịch gia
202 Tổng Khởi
203 Khảo Sát Tâm Bệnh
204 Pháp môn trị đa dục
TÙY BỆNH ÐỐI TRỊ
205 Pháp môn trị nóng giận
206 Pháp môn trị ngu si
207 Pháp môn trị lo nghĩ
208 Pháp môn trị đẳng phần
209 Tướng Tu Chứng
Tứ thiền
Tứ không
Tứ vô lượng tâm
Ngũ thông
Tứ niệm chỉ
Tứ đế
Tứ gia hạnh
Tứ quả Thanh văn
Quả Bích Chi Phật
210 Bồ Tát Tu Ngũ Pháp
Bồ-tát niệm Phật tam-muội
Bồ-tát quán Bất tịnh tam-muội
Bồ-tát quán Từ tam-muội
Bồ-tát quán nhân duyên tam-muội
Bồ-tát quán A-na-ban-na
211Tổng Kết
LỤC DIỆU PHÁP MÔN
301 Lời dịch giả
302 Sơ dẫn
303 đối các pháp Thiền
304 thứ lớp cùng sanh
305 Tùy tiện nghi 
306 Tùy đối trị 
307 Lục diệu môn nhiếp nhau
308 Lục diệu môn chung và riêng
309 Lục diệu môn triển chuyển
310 Quán tâm Lục diệu môn
311 Viên quán Lục diệu môn
312 Tướng chứng của Lục diệu môn
c
c

 

c
THIỀN CĂN BẢN
Ðại Sư Trí Khải - Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch - Nhà Xuất Bản Tri Thức

Phần thứ hai
TỌA THIỀN TAM-MUỘI
Trứơc thuật SAMGHARAKASA -Dịch Phạn-Hán KUMÀRAJIVA-Dịch Hán - Việt THÍCH THANH TỪ


II. - PHÁP MÔN TRỊ NÓNG GIẬN

Nếu người nhiều nóng giận, phải học pháp môn ba thứ Từ tâm. Hoặc người mới tập hành, người đang tập hành, người tập hành đã lâu. 

- Người mới tập hành nên dạy : Tâm Từ đến những người thân mến. Thế nào tâm Từ đến những người thân, nguyện làm cho họ được vui ? Hành giả nếu được các thứ thân tâm vui thích, như khi lạnh được mặc ấm, khi nóng được mát, đói khát được ăn uống, nghèo túng được của cải, làm nhọc nhằn được nghỉ ngơi v.v. những thứ vui ấy nguyện cho người thân mến cùng được hưởng. Chuyên tâm nhớ Từ không nghĩ gì khác, có nghĩ khác liền thu nhiếp trở lại.

- Người đang tập hành nên dạy : Tâm Từ đến những người không thân không sơ. Thế nào tâm Từ đến những người không thân không sơ, nguyện cho họ được vui ? Hành giả nếu được các thứ thân tâm vui thích, nguyện cho những người không thân không sơ đồng cùng chung hưởng. Chuyên tâm nhớ Từ không nghĩ gì khác, có nghĩ khác liền thu nhiếp trở về. 

- Người tập hành đã lâu nên dạy : Tâm Từ đến những người thù ghét. Thế nào tâm Từ đến những người ấy, nguyện cho họ được vui ? Hành giả nếu được các thứ thân tâm vui thích, nguyện những kẻ thù ghét đồng cùng chung hưởng, sự hưởng này đồng với người thân mến. Ðược bình đẳng nhất tâm, tâm rộng lớn thanh tịnh, người thân, người không thân không sơ, và kẻ thù ghét đều xem như nhau. Rộng đến cả thế giới vô lượng chúng sanh đều khiến được an vui, khắp cả mười phương cùng đồng một tâm bình đẳng rộng lớn thanh tịnh. Xem chúng sanh cả mười phương như xem thân mình, thấy họ rõ ràng trước mắt đồng được thọ hưởng khoái lạc. Khi ấy được Từ Tam-muội. 

- Người thân mến, người không thân không sơ nguyện cho vui là được, còn kẻ thù ghét hung ác tại sao lại thương xót nguyện được vui ? 

- Nên ban vui cho những người ấy. Vì sao ? Người ấy còn bao nhiêu việc tốt là nhân của pháp thanh tịnh, tại sao ta nay lại do một cái thù nhỏ mà bỏ quên những cái tốt kia ! Lại suy nghĩ : Người kia thời quá khứ biết đâu không phải là thân quyến của ta, nay không thể do một chút sân mà sanh thù ghét. Ta phải nhịn họ, đó là thiện lợi của ta. Hoặc nghĩ : Ta thực hành pháp nhân đức, hàm chứa hoằng truyền sức từ bi vô lượng không thể để cho nó tiêu mất. Lại nghĩ : Nếu không có kẻ thù ghét thì làm sao thành tựu nhân Sanh nhẫn. Sanh nhẫn là do kẻ oán thù ban cho, như vậy kẻ oán thù là người thân thiện của ta. Hơn nữa, quả báo của sân là tối trọng, trong các thứ ác nó là bậc trên hết, do sân mới tàn hại người, vật, nó là cái độc mà không thể kềm chế được, tuy muốn đốt người mà kỳ thật là thiêu mình. Nên tự suy nghĩ : Bên ngoài mặc chiếc áo pháp, bên trong thực hành hạnh nhẫn nhục gọi là Sa môn, thì đâu có thể nghe tiếng nói xấu liền thay đổi sắc diện, buông lung tâm tệ ác. Lại nghĩ : Thân ngũ ấm này là cái rừng đau khổ, là mục tiêu chịu đựng những điều tai ác, thì những cái khổ não tai ác đến làm gì tránh khỏi. Như gai nhọn đâm vào thân, khổ não vô lượng, các thứ thù oán rất nhiều không thể diệt hết, phải tự bảo vệ bằng cách mang đôi giày nhẫn nhục. NhưPhật dạy : 

Lấy sân trả sân,

Sân trở hại đó,

Sân mà không trả,

Hay phá quân to.

Hay không sân hận,

Là pháp Ðại nhân,

Tiểu nhân sân hận,

Khó động như núi.

Sân là độc dữ,

Tàn hại rất nhiều,

Không thể hại người,

Trở về tự hại.

Sân là tối lớn,

Có mắt không thấy,

Sân là bụi nhớp, 

Ô uế tịnh tâm.

Sân độc nhưthế,

Phải mau trừ diệt,

Rắn độc trong nhà,

Không đuổi hại người.

Sân hận như thế,

Rất nhiều vô lượng,

Thường tập Từ tâm,

Trừ diệt sân hận.

Như trên là môn Từ tam-muội.

 

 
 
 
 
 
[

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

chương i phật giáo thời hùng vương Chạm น ทานชาดก tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được chẠVitamin C có thể giúp giảm nguy cơ đột Lý giải những cái hắt hơi 無我 bao tử Vĩnh Phúc Lễ giỗ Tổ Khương Tăng Hội 赞观音文 Có phải cái chết đã nhẹ tựa lông Chùa Xuân ngá phận 隨佛祖 Hành thiền Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Đi tìm nơi an táng của thi hào Viêm xoang khó hiểu nếu chưa biết 願力的故事 Vì sao thai phụ nên hấp thu đủ axit Văn tức Chiếc xe chở Hòa thượng Thích Quảng Vì sao ngày càng có nhiều người mắc ung vac Vì sao nên kiểm tra huyết áp vào buổi Bệnh Mẹ ơi Vui chơi ngoài trời tốt cho thị lực Vi khuẩn vùng miệng tiết lộ nguy cơ ung nguoi thay dau tien Chùa niệm phật vi nam dien vien lu luong vy dong vai duc phat thich Tuyệt ngon món đồ uống từ sấu bao sÃƒÆ Tưởng niệm Thánh tử đạo Thích nữ trở thượng đăng trÃ Æ Tức TÃ Æ âu cáo Tư liệu đặc biệt về quê ngoại nhà