.
HOÀ THƯỢNG DUY LỰC 
KHAI THỊ BAN ĐẦU TẠI HOA KỲ
Xuất Bản tại Saigon, Việt Nam 2004
ML
01
02
03
04
05
06
07
08
09
05
-Cầu cơ
-Bộ lạc Cogy ngồi 9 năm
-Giống như đại ngã
-Thái cực như Phật giáo
-Phải do nghiệp lực không
-Cùng cái khó, sau hết khó
-Giác ngộ là gì
-An thân lập mạng – Không
-Thái cực quyền 
-Tâm linh và Linh hồn
-Tứ tướng
-Vô ngã - Phương tiện
-Càng biết càng khổ
-Thời gian không có chăng? 
-Vì sao Thầy trở nên tu sĩ
-Cái gì quan trọng nhất
-Tuyệt đối là đối đãi
-Biết của Thượng Đế vô hạn
-Đại nhân bất nhân
-Phẩm Phổ Môn
-Xưa ngộ nhiều hơn nay
-Pháp tu khác để phù hợp
-Sao nay không dùng cơ xảo
-Tịnh độ Đài Loan 
-Thiền thỏa mãn người trí không
-Tìm đến đạo Phật
-Nhìn không được
-Tinh tấn, dãi đãi và vô ký
-Giết hại cho là anh hùng
-Tu hai ba pháp cùng lúc
Hỏi:
Có Bác sĩ người Pháp, trước khi chết nói “chết rồi không còn cái gì, nếu còn cái gì tôi sẽ trở về báo cho con của tôi biết”. Sau khi ông chết được 2 năm, một hôm cầu cơ, người cầm cây bút chì tự động viết một bức thư, chữ giống của Bác sĩ. Hiện tượng ấy như thế nào?

Đáp:
Người đời cho cảnh giới đó là thật, nhưng theo lập trường nhà Phật thì cho những cảnh giới đó là vọng, nó vẫn còn ở trong chiêm bao, không phải ra ngoài chiêm bao. Các nhà khoa học dùng tư tưởng chấp thật, đối với Phật pháp coi họ cũng là vọng.

Hỏi:
Có phải những người bộ lạc Cogy ngồi 9 năm không?

Đáp:
Không phải nhất định họ ngồi 9 năm. Phái đoàn đài BBC là người đời không biết Phật pháp, người bộ lạc không biết tiếng Anh, người thông dịch ở gần đó lại ít tiếp xúc, nên tôi biết lời nói không đủ để dịch. Bộ lạc ấy sống theo thiên nhiên, mà Tâm linh thì ai dịch cho nổi! Vì ngũ giác quan không thể tiếp xúc được, nếu có chỉ được khoảng 70% thôi.
Tổ Đạt Ma ngồi 9 năm, ai cũng biết, cho là phải ngồi 9 năm giống như tổ Đạt Ma! Sự thật không phải quy định như vậy. Tổ đạt Ma ngồi 9 năm là đợi Huệ Khả, chứ không phải là phải ngồi 9 năm, việc ngồi hay không ngồi chẳng có liên quan gì cả.

Hỏi:
Tại sao Bộ lạc không tiếp xúc bên ngoài?

Đáp:
Họ không tiếp xúc bên ngoài là truyền thống của họ. Như Phật ở trong kinh Pháp Hoa nói “Phật nào cũng đều thuyết kinh Pháp Hoa”, chứ không phải chỉ một Phật Thích Ca thuyết kinh Pháp Hoa. Ở vi trần thế giới, danh hiệu Phật Thích Ca khác nhau, cũng đồng thời thuyết kinh Pháp Hoa ở vô lượng vô biên thế giới, tức là không thể dùng tư tưởng người thường để đoán mò việc của người ta.
Người sống theo thiên nhiên không có gì bị trói buộc, tự nhiên tự động và các vật chất cũng như vậy. Tất cả vật chất đều do các nguyên tử hợp lại tổ chức thành, mỗi hạt nguyên tử, chu vi có nhiều điện tử đang xoay. Như trái nho, trái chuối, cái tách, cái bàn… đều như thế; hình thức bề ngoài đủ thứ khác nhau, nhưng tổ chức không khác. Cho nên gọi là Bản tâm bất nhị.
Lấy ánh sáng để ví dụ: Trong nhà đốt 100 cây đèn, có đèn lớn, đèn nhỏ; đèn lớn phát ra ánh sáng mạnh, đèn nhỏ phát ra ánh sáng yếu; nhưng chỉ có một ánh sáng, chứ không có hai ánh sáng, tự nhiên tương đối tự tiêu diệt. Nguồn gốc của tương đối là hữu và vô. Phật pháp phá ngã chấp, muốn thành lập ngã (hữu ngã), phá hết ngã chấp là vô ngã. Hữu ngã và vô ngã là tương đối, khi cùng khắp không gian thì tương đối tiêu diệt.
Tôi thay mặt cây đèn này là ngã (ta), 100 cây đèn muốn thành lập hữu ngã thì phải chỉ ra ánh sáng nào thuộc cây đèn của ta? Chỉ ra được không? Không được. Ngược lại, muốn thành lập vô ngã thì phải chỉ ra ánh sáng nào không phải cây đèn của ta? Cũng chỉ không được. Nên hữu ngã và vô ngã đều không thể thành lập. Vì hữu và vô là tương đối, khi đã cùng khắp thì không còn tương đối. 
Mặc dù, không chỉ ra được, không phải là không có 100 cây đèn, không bớt một cây nào; đèn lớn phát ra ánh sáng lớn, đèn nhỏ phát ra ánh sáng yếu. Mỗi chúng sanh có trí tuệ, ngu si, tuy khác biệt; nhưng mỗi chúng sanh đều cùng một Tâm linh, không có thể hai.

Hỏi:
Vậy có giống như đại ngã không? 

Đáp:
Không giống, vì đại ngã còn có đối đãi; như đại ngã của một nước thì có nước khác để đối đãi, đại ngã của nhân loại thì có chúng sanh để đối đãi, đại ngã chúng sanh hữu tình thì có vô tình để đối đãi. Nói đại ngã là đối với tiểu ngã mà có, tức là đại và tiểu là đối đãi.
 Tâm linh siêu việt số lượng, chẳng có lớn nhỏ. Như “ma ha Bát nhã”, nghĩa chữ ma ha là lớn, nhưng không phải đối với nhỏ cho là lớn. Kim cang Bát nhã, tuy kim cang là cứng, mà không phải đối với mềm cho là cứng. Hành thâm (sâu) Bát nhã, cũng không phải sâu đối với cạn.
Cho nên, kinh Kim Cang nói “vô thân là đại thân”. Không có thân mới là lớn nhất, nếu có thân không thể nói lớn nhất, ở trong này tôi nói là vô cực. 
Theo người đời nói “bằng như số 0” là không có gì hết, nhưng con số 0 tùy theo đơn vị, đơn vị là 1 thì số 0 là 9, 1 thêm số 0 = 10; nếu đơn vị là 10 thì số 0 là 90 (10 + 90 = 100); nếu đơn vị là 100 thì số 0 là 900 (100 + 900 = 1000). Nó phát triển lớn đến vô cực, không có hạn chế, vì là con số.
 Còn rút nhỏ cũng vậy, như 1 đồng thêm 0, 1 thì chỉ còn 1 cắc, thêm số 0 trước nữa thì còn 1 xu (0, 01), nó rút nhỏ đến vô cực. Bài tựa quyển sách ấy, tôi nói là vô cực đó.
Nói hiển tánh và ẩn tánh: không gian là hiển tánh, thời gian là ẩn tánh. Vì ánh sáng trong không gian có thể chứng tỏ tồn tại trong không gian, ánh sáng trong thời gian không thể chứng tỏ tồn tại trong thời gian. Nhưng thời gian luôn luôn ẩn trong không gian, không ai phủ nhận được, mà không thể dùng ngũ giác quan để phát hiện; còn không gian thì ngũ giác quan thấy rõ ràng trống rỗng.

Hỏi:
Vô cực với thái cực khác nhau thế nào?

Đáp:
Thái cực do Đạo giáo (Trang Tử) lập ra, họ cho thái cực là có cực; nhưng sự thật không có cực, vì Đạo giáo có tư tưởng chấp thật thì phải có cực. Thái cực sanh lưỡng nghi là âm dương, tất cả vật chất đều có âm dương, như muốn thành một quả trái cây thì phải có âm dương.
Vô cực của Đạo giáo cũng là vô thỉ vô minh, họ cho là cùng tột, nhưng chưa cùng tột. Phật giáo phá vô thỉ vô minh đạt đến cùng tột, mà nói cùng tột là không có chỗ cùng tột, vì vô thỉ là nghĩa vô sanh (không có sự bắt đầu), làm sao có cùng tột? Phải có sanh khởi mới có cùng tột, tức là có sanh rồi có diệt.
Kinh Dịch là tư tưởng chấp thật, giáo lý nhà Phật phá tư tưởng chấp thật; không có cái gì thật, không có cái gì để lập chân lý. Nếu kiến lập chân lý là hai chân lý, cũng trên đầu mọc thêm cái đầu. Phật giáo không kiến lập chân lý là khác với các tôn giáo có kiến lập chân lý. Nhưng các Pháp sư Phật giáo nói có chân lý, vì họ có sự kiến lập.
Phật đã nói là vô thỉ, người chứng quả là ngộ pháp vô sanh. Vô sanh thì không có thỉ (không có bắt đầu), nếu có sanh thì phải có bắt đầu, nên phải có chung (cuối cùng); có sanh thì phải có diệt, đó là tương đối. Phật pháp không phải vậy, nhưng không phủ định cái gì cả, nó vẫn y như cũ; như nãi chuối vẫn là nãi chuối, chùm nho vẫn là chùm nho; không thể đem ý mình thêm hay bớt vào một chỗ nào, tất cả đều vô thỉ vô chung là Niết bàn sẵn sàng.
Có nhà khoa học nước Anh phát minh tất cả vật chất có năng lượng không sinh diệt, chỉ là chuyển biến. Như oxy hợp lại hyro thành nước, phân tích ra thành oxy và hyro. Đối với Phật pháp cũng vậy, tất cả đều do tâm tạo, nhắm mắt chiêm bao và mở mắt chiêm bao đều là chiêm bao. 
Phật dạy mọi người ở trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh, tức là nhảy ra ngoài chiêm bao thì việc sinh tử được giải quyết xong. Nếu không nhảy ra ngoài mở mắt chiêm bao thì cứ thay đổi hoài, từ thân người chuyển thành thân heo, thân chó, thân chuột… tùy theo nghiệp mà thay đổi.

Hỏi:
Bên Kinh Dịch khuyên người ta trở về thái cực thì cũng giống như Phật giáo, vậy thế nào? 

Đáp:
Những việc ấy là tư tưởng chấp thật mới có như vậy. Còn Phật giáo dạy đừng đem ý mình thêm vô hay bớt ra, gọi là bất tăng bất giảm, bất cấu bất tịnh, không có sự tương đối, không chấp vào một bên. Phật có 84.000 pháp môn để phá chấp vào một bên, mà phá chấp hết rồi, còn nói phá cái không chấp cũng không được; tức còn nói không chấp là chấp, chỗ nói không được thì phải ngộ. 
Ngài Nguyệt Khê có nói 4 giai đoạn: Duy tâm, Duy vật, Tâm vật hợp một, Phi tâm phi vật. Cuốn sách này có thể nói đến Tâm vật hợp một, muốn đến Phi tâm phi vật phải tu đến ngộ mới biết, chứ không thể nói được.
 Triết học tây phương chỉ suy lý, không có kinh nghiệm trực tiếp; Triết học đông phương có kinh nghiệm trực tiếp, nhưng kinh nghiệm đó chấp thật. Chánh pháp phá chấp thật, tức là bản thể như thế nào là như thế ấy thôi, y như cũ. Như ban đầu núi sông, rồi tiến một bước chẳng phải núi sông, cuối cùng núi sông vẫn là núi sông. 
Cuối cùng núi sông vẫn là núi sông thì khác xa với đầu tiên núi sông. Đầu tiên núi sông là chấp thật núi sông, rồi chẳng phải núi sông là phủ nhận núi sông, sau này không còn chấp thật thì núi sông vẫn là núi sông; tức là bản lai diện mục, không phải đầu tiên núi sông và cũng không phải phủ nhận núi sông; nghĩa là không nhìn nhận và không phủ nhận, nó như thế nào là y thế ấy, y như cũ, không có ý mình vô cho là núi sông hay không phải núi sông. Cho nên, nói núi sông vẫn là núi sông.
Nói ra rất đơn giản, mà người ta khó thực hành; người ta gặp cái gì cũng phải có ý mình cho là cái này hợp lý hay không hợp lý, cái này đúng hay không đúng. Nhưng sự thật, không phải đúng hay không đúng, có lý hay không có lý. 
Như cái “không” sẵn sàng không có nghĩa lý gì hết, tại thông minh của con người lập ra đủ thứ nghĩa không rất có lý, diễn ra rất hay. Nhưng nguồn gốc thì không có nghĩa lý. Cái không có nghĩa lý thì không ai sữa đổi được, còn lập ra nghĩa lý thì có sự tranh cải. Vì vậy, Thiền tông chỉ hiện ra bổn lai diện mục. Bổn lai là không thêm, không bớt; vì thêm hay bớt là tư tưởng chấp thật, gọi là vọng.
Chỗ này, các Giảng sư, Pháp sư giảng kinh thuyết pháp Phật giáo, những người còn có tư tưởng chấp thật thì không thể đến chỗ này được. Vì họ chấp thật giáo lý có chân lý, các chân lý đó ghi trong kinh điển. Nhưng tất cả kinh điển Đại thừa liễu nghĩa không có kiến lập chân lý. 
Kinh như ngón tay để chỉ mặt trăng, nếu thấy mặt trăng thì ngón tay là vô dụng; kinh Kim Cang ví dụ như chiếc bè qua sông, qua đến bờ bên kia thì chiếc bè phải bỏ. Không chịu bỏ chiếc bè, mà vác chiếc bè đi chơi làm sao được? Vì sợ người ta chấp thật lời thuyết pháp của Phật, nên khi Phật thuyết pháp xong liền phủ nhận. Như người ta cho là chân lý mà Phật đã bỏ vào thùng rác rồi. 
Nhà khoa học tây phương chỉ biết có nhất nguyên, nhưng họ dùng bộ óc suy cứu tìm hiểu, kết cuộc cũng hiện ra nhị nguyên, vẫn còn trong tương đối. Nhà Phật thì nhất nguyên cũng không được, người ta nói “không thể dùng ngôn truyền, mà chỉ dùng ý hội”. Còn Thiền tông cũng không cho ý hội, nếu dùng ý hội là “con chó đuổi theo cục xương”.

Hỏi: 
Có người ở Việt Nam tu khá cao, rồi sang bên nay vì đời sống vật chất nhiều, nên người ấy không còn tu nữa. Vậy có phải do nghiệp lực không?

Đáp:
Người ấy bị hoàn cảnh lôi kéo, như con nít mới sanh ra có sẵn tập khí kiếp trước, mà kiếp này chưa có, rồi nó lớn lên từ từ nhiểm tập khí kiếp này, chơi các trò chơi bạo động của điện tử, nếu sau này chúng nó nắm chính quyền không biết ra sao? Bây giờ người ta bị giết là phần nhiều do những người trẻ làm ra. Con nít chơi trò chơi bạo động nguy hiểm, lâu ngày trở thành thói quen, vậy khó mà sửa được. 
Hiện nay, các đồ chơi điện tử bạo động nguy hiểm có bán khắp thế giới, vì theo thị hiếu sở thích của con nít; những người sản xuất đồ chơi ấy không cần biết hậu quả ra sao, chỉ cần có tiền nhiều mà thôi. Sự ô nhiễm cũng vậy, các nhà sản xuất chỉ biết có tiền, để lại biết bao nhiêu ô nhiểm cho mọi người phải chịu.

Hỏi:
Khi cùng cực cái khó, rồi sau này cũng hết cái khó phải không?

Đáp:
Theo chu kỳ nó xoay, như điện tử xoay xung quanh nguyên tử; mặt trăng xoay xung quanh quả đất, quả đất xoay xung quanh mặt trời, mặt trời xoay xung quanh ngân hà. Bắn vệ tinh nó cũng xoay quanh, đó là lý chung. Sức của tâm cũng vậy, không bao giờ ngưng xoay. Vì vậy, Pháp Bảo Đàn nói “tất cả các pháp không có tịnh”, tức là tất cả đều đang động.
Trực chỉ nhân tâm là chỉ thẳng tất cả đều ở trong tâm mình, phát hiện tâm mình là kiến tánh thành Phật. Cho nên, không cần lý luận, mới gọi là giáo ngoại biệt truyền, nghĩa là ở ngoài giáo lý đặc biệt truyền pháp môn này. Bất lập văn tự là không qua văn tự lời nói, văn tự lời nói còn không có, làm sao có lý luận? Tức chỉ tâm người là Phật, nhưng người ta khó tin lắm.

Hỏi:
Giác ngộ là gì?

Đáp:
Giác ngộ nghĩa là Phật (tự giác, giác tha), cũng là nghĩa Bồ tát, Bồ tát dịch ra là giác ngộ hữu tình chúng sanh. Ngày xưa, có người hỏi Phật: Ngài là gì? Phật trả lời: Tôi là là người giác ngộ. Giác ngộ tiếng Ấn Độ gọi là Phật Đà, mà không gọi là người giác ngộ, rồi coi Phật như một thần linh.
Như lai, Niết bàn, giải thoát… đều là những danh từ không có thực tế. Chư Phật chư Tổ là ngộ thực tế, thực tế không thể dùng lời nói để nói, nên ông hỏi, tôi không thể nói được, mà tôi chưa ngộ. Mặc dù, tôi có ngộ hay Phật Thích Ca đã ngộ và bảy ngàn Tổ ghi ở trong Thiền tông đã ngộ cũng không thể nói cho ông biết được. Phật chỉ đường lối thực hành để cho mình đạt đến ngộ, chứ không thể đem cái ngộ nói cho mình biết. Vì không thể nói, nên cần phải ngộ mới được giải thoát.
Giác ngộ là ở trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh là rời khỏi chiêm bao. Nếu chưa thức tỉnh thì ở trong chiêm bao luân hồi mãi, có hiểu điều gì là hiểu theo bộ óc; ngộ là Tâm linh tự hiện, Tâm linh tự hiểu; chứ không phải bộ óc là năng hiểu, rồi có Phật tánh là sở hiểu để làm tương đối. 
Tâm linh hiện lên là không có năng hiểu sở hiểu, không có năng biết và không có sở biết. Như chữ “kiến tánh”, nếu giải theo mặt chữ thì không đúng; không có năng kiến để kiến Phật tánh, nếu có năng kiến để kiến Phật tánh làm sở kiến thì có năng sở đối đãi, nên không phải là kiến tánh.
Không thể nói được chỗ ngộ, nếu nói được thì không phải ngộ; khi ngộ triệt để đồng như chưa ngộ. Tại sao? Tại cái ngộ là do cái mê, có mê rồi mới có ngộ; đến chừng ngộ thì hết mê, hết mê không còn ngộ. Cho nên, Thiền  tông nói “ngộ rồi đồng như chưa ngộ”, nếu còn ôm cái ngộ thì Thiền  tông gọi là tiểu ngộ, chưa phải triệt ngộ, tức là còn đi giữa đường.
Cao Phong Diệu ngộ nhưng chưa triệt để, gặp Thầy hỏi: Ban ngày ồn ào làm chủ được không?
Cao Phong Diệu đáp: được.
Thầy hỏi: ban đêm ngủ, làm chủ được không?
Cao Phong Diệu đáp: được.
Thầy hỏi: ngủ mê không có chiêm bao, vậy chủ ở đâu?
Cao Phong Diệu không trả lời được.
Thầy nói: từ đây về sau, không cần làm gì, ông mệt thì ngủ, đói thì ăn; khi ngủ thức dậy, rồi hỏi “hồi nảy, ngủ quên không có chiêm bao, chủ ở đâu?” 
Như vậy, ông phải tham thêm 5 năm, cùng ngủ chung một phòng, nghe tiếng gối cây rớt xuống đất, ông ngộ triệt để (mạt hậu lao quan). Ngộ triệt để là cảnh giới ngộ trùng quan tan rã, không còn ngộ nữa.

Hỏi:
“Chỗ nào ông an thân lập mạng?” như thế nào?

Đáp:
Nếu có chỗ an thân lập mạng là không phải. Cách tham thiền: Có trời có đất, nên ông có ở đây thì ông biết, mà chưa có trời đất vậy ông biết không? – Không biết. Không biết là tham thiền được rồi. Hỏi câu câu thoại để kích thích không hiểu không biết, nhìn xem chỗ không biết đó là gì, muốn biết chỗ không biết mà biết không nổi, gọi là nghi tình. Nhìn và hỏi đồng thời.

Hỏi:
Mọi thứ đều là “không” thì như thế nào?

Đáp:
Con số 0 không phải là không, tất cả dùng đều phải nhờ nó; không phải như tư tưởng người ta là không có gì, nó muốn lớn bao nhiêu hay rút nhỏ bao nhiêu đều được. Không phải nghĩ cho chúng tôi chán đời yểm thế vào cửa “không” là chẳng có gì. Sự thật, “không” là hiển bày cái dụng, có dụng là không phải là tiêu cực.
Chính Tâm linh của mình sẵn có cái “không” gọi là Tánh không, Như lai, Niết bàn, Bát nhã… Bát nhã là dụng của “không” này, tất cả đều phải nhờ “không” mà dùng. Không phải dùng trí huệ của bộ óc để suy nghĩ, tìm hiểu rồi mới dùng; còn trí huệ Bát nhã là tự động dùng.

Hỏi:
Trong quyển sách này có nói về Thái cực quyền, vậy như thế nào?

Đáp:
Không nói rõ vế Thái cực quyền, nhưng cũng có ý trong đó. Vì Thái cực quyền để trị bệnh giống như Khí công, nhưng nó thấp hơn Khí công một chút. Vận động của Thái cực quyền, như tay đưa lên đầu thì tâm hướng đến đó. Khí công nói là khí, Thái cực quyền luyện đến cực thì cũng được phát ra khí. Mặc dù, đi quyền rất chậm, nhưng hơi rất mạnh có thể đẩy làm té người.
Đạo giáo nói ”tinh, khí, thần”, tức là tinh hóa khí, khí hóa thần. Tinh của Đạo giáo nói là tập trung ý chí của bộ óc, luyện lâu rồi phát ra làn sóng tin tức có thể trị bệnh, có thể biến đổi vật chất gọi là khí, khí tiến thêm gọi là thần. Nhưng thần của họ giống như thần thông, mà không bằng thần thông của A-la-hán. Thần thông của Đạo giáo ở phạm vi rất nhỏ trong không gian thời gian. 
Thần thông của A-la-hán về không gian là 1 đại thiên thế giới, về thời gian là 8 muôn kiếp trước và 8 muôn kiếp sau. 
Thần thông của Đạo giáo chỉ có 1 kiếp trước và 1 kiếp sau về thời gian, về không gian thì ở trong phạm vi Nam Thiệm Bộ Châu. Vì họ luyện tinh thần của bộ óc giữ được sinh mạng được mấy ngàn năm, có thể đến 10.000 năm, rồi cũng phải chết. Còn A-la-hán muốn giữ hoài không chết và muốn chết cũng được, tại chết là thể xác chứ Tâm linh không chết.

Hỏi:
Tâm linh và Linh hồn là như thế nào?

Đáp:
Phật giáo phủ nhận Linh hồn, vì Linh hồn tùy theo thể xác mà biến đổi; như con nít chết, Linh hồn là con nít; người lớn chết, Linh hồn là người lớn; người già chết, Linh hồn là người già. Còn Tâm linh không phân biệt lớn nhỏ già trẻ, tất cả đều là một. Mọi người chỉ biết danh từ Tâm linh, mà bản thể Tâm linh không có hình tướng, số lượng.
Tại sao gọi là Phật tánh? Vì Tâm linh có tánh giác ngộ nên đặt tên là Phật tánh. Tâm linh cùng khắp không gian, chẳng có khứ lai nên gọi là Như lai. Tâm linh cùng khắp thời gian, không có gián đoạn, không có sinh diệt gọi là Niết bàn. Tất cả danh từ Bát nhã, vô sanh, bồ đề… đều là biệt danh của Tâm linh, cũng là cái dụng của Tâm linh, chứ không phải có nghĩa khác.
Tất cả chúng sanh đều cùng một bản thể, tuy nói là một nhưng không kiến lập một. Nếu có một thì phải có hai có ba, như hư không không thể nói là một, vì ở ngoài hư không không có hư không nữa, nên không thể nói là một. Thời gian cũng vậy, như ánh sáng đèn thì cảm nhận được, nhưng Tâm linh thì không cảm nhận. 
Bây giờ, ở trong chánh điện này đốt 100 cây đèn, mỗi cây đèn khác nhau, đèn lớn phát ra ánh sáng mạnh, đèn nhỏ phát ra ánh sáng yếu. Nhưng 100 cây đèn cùng chung một ánh sáng, vì mình dùng lời nói là một ánh sáng, không thể hai ánh sáng. Tại nó cùng khắp thì sự tương đối tự tiêu diệt.
Tương đối là gì? Tương đối là hữu và vô. Tất cả xẩy ra phiền não là do cái ngã, Phật giáo là phá ngã chấp. Chấp thân này là hữu ngã, khi phá được gọi là vô ngã. Cùng khắp thì hữu ngã vô ngã đều không thể thành lập. 
Tại sao? Như tôi thay mặt ánh sáng đèn này là của ta, 100 cây đèn, mỗi mỗi đều phát ra ánh sáng. Nếu muốn thành lập có ta (hữu ngã) thì chỉ ra ánh cây đèn nào của ta? Chỉ ra không được. Vậy muốn thành lập hữu ngã không thể được.
Muốn thành lập vô ngã phải chỉ ra chỗ nào không phải ánh sáng đèn của ta? Chỉ ra không được. Theo khoa học, tất cả ánh sáng đều cùng khắp không gian. 
Năm tôi đi Úc, có Phật tử nói “bây giờ chỉ không được, nhưng sau này khoa học phát minh cái máy, sẽ phân tích ánh sáng của mỗi cây đèn thì chỉ ra được”. Tôi nói không được. Tại sao? 
Như 100 cây đèn, tôi sắp số 1, 2, 3, 4… 100, bày ra 100 cái chén không, cũng sắp 1, 2, 3, 4… 100, đem chén không số 1 sát bên đèn số 1. Nói trong chén không của số 1 chỉ có ánh sáng đèn số 1 được không? Không được. Vì nó đủ 100 ánh sáng của 100 cây đèn, không thiếu một ánh sáng nào. Rồi đem chén không số 1 đến gần chén không số 100, nói là chén không số 1 không có ánh sáng đèn số 1 được không? Không được. Nó cũng đủ 100 ánh sáng, không thiếu cái nào. 
Đừng nói 100 cây đèn ở trong nhà, mà đem chén không để trên mặt trăng, vẫn là 100 ánh sáng của 100 cây đèn. Vì ánh sáng cùng khắp không gian, mặt trăng ở trong không gian. Cho nên, bao nhiêu cây đèn cùng một ánh sáng, chứ không có hai ánh sáng.
Tất cả chúng sanh cùng một Tâm linh, chứ không có hai; vì Tâm linh cùng khắp không gian thời gian, không thể chỉ ra, không thành lập tương đối. 
Nhưng không phải không có 100 cây đèn, 100 cây đèn vẫn y như cũ; đèn lớn phát ra ánh sáng mạnh, đèn nhỏ phát ra ánh sáng yếu; chứ không có thay đổi, không bị mất đèn nào. 
Tất chúng sanh cũng vậy, mỗi mỗi chúng sanh thông minh ngu si, giàu nghèo khác biệt; nhưng Tâm linh vẫn là một, không thể hai được, vì nó cùng khắp.

Hỏi:
Thế nào là tứ tướng?

Đáp:
Tứ tướng phàm phu gồm có 4 loại: ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng và thọ giả tướng. 
Ngã tướng là thân ngũ uẩn này, rồi hy sinh tiểu ngã (ngã tướng) để hoàn thành đại ngã (nhân tướng) là toàn nhân loại. Nhưng đại ngã của nhân loại chưa phải toàn chúng sanh, vì mỗi chúng sanh đều có Tâm linh, tiến thêm một bước là toàn chúng sanh (đại ngã chúng sanh hơn đại ngã nhân loại). Nhưng vẫn còn cái ngã, vì ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng đều còn ở trong thời gian, còn chấp thật thời gian thì vẫn có ngã vi tế (thọ giả tướng).
Bốn tướng của bậc Thánh đã chứng quả, cũng còn ngã tướng. 
Ngã tướng của bậc Thánh có năng chứng sở chứng. Tiến thêm một bước là ngộ được năng chứng sở chứng không phải thật, nhưng lại có năng ngộ sở ngộ là nhân tướng. Tiến thêm một bước là liễu tri năng chứng sở chứng, năng ngộ sở ngộ đều chẳng phải thật; nhưng còn có năng liễu tri để liễu tri sở tri là năng chứng sở chứng, năng ngộ sở ngộ đó, gọi là chúng sanh tướng. Rồi tiến thêm một bước đến Niết bàn (Niết bàn của Tiểu thừa là tịch diệt), nhưng còn có cảnh tịch diệt để mình chứng, vì Tiểu thừa chấp pháp là có ta chứng Niết bàn, còn trụ nơi Niết bàn, gọi là thọ mạng tướng, kinh Kim Cang gọi là thọ giả tướng.
Đó là ngã tướng rất vi tế, nói đúng là bỏ ngũ uẩn ngã rồi ôm ngã Niết bàn, vậy ngã Niết bàn cũng là ta. Quả Phật thì không có ta chứng, không có năng chứng, không có sở chứng, cuối cùng gọi là vô tu vô chứng, nên nói “ngộ rồi đồng như chưa ngộ”. 
Nếu còn ôm cảnh giới ngộ thì chưa đến mạt hậu lao quan trong Thiền tông, chưa đến cuối cùng vì còn có ngã vi tế, ngã vi tế lớn hơn đại ngã. Bất cứ trụ nơi nào đều không được, bởi vì bản thể là vô trụ. Lục Tổ nói “lấy vô trụ làm gốc”, Duy Ma Cật nói “từ gốc vô trụ lập tất cả pháp”. Gốc vô trụ là Tánh không của Tâm linh.

Hỏi:
Đến vô ngã thì sao?

Đáp:
Nếu không chấp ngã mà chấp vào vô ngã thì còn tương đối với cái ngã. Vừa rồi tôi nói vô ngã cũng không thành lập được, nếu trụ nơi vô ngã là có sở trụ. Vì đối với ngã nên nói vô ngã. Cái ngã không thành lập được, làm sao vô ngã được thành lập? Trong Phật pháp gọi là biên kiến (chấp vào một bên).

Hỏi:
Theo bản thể không có năng sở, nhưng chúng con là phàm phu dùng phương tiện có năng sở, như trì chú có năng sở… Nếu chúng con không dùng phương tiện, làm sao đi đến đạo được?

Đáp:
Phải rồi! Cho nên, Phật Thích Ca thuyết ra 84.000 pháp môn để cho người ta đi từ từ. Nhưng Phật Thích Ca nói ra sợ mọi người chấp là chân lý, nên phủ nhận liền. Vì đó là phương tiện tạm thời, mà bây giờ các Phật học viện, các Pháp sư đều chấp vào lời nói của Phật Thích Ca. Đó là nghịch với ý của Phật Thích Ca, vì vậy Phật chỉ nói là phương tiện.
Duy Ma Cật nói “phương tiện và trí huệ phải đi song song”. Nếu dùng phương tiện mà không có trí huệ thì bị phương tiện trói buộc. Còn dùng trí huệ mà không có phương tiện thì bị trí huệ trói buộc. Bởi vậy, muốn độ chúng sanh phải có phương tiện, nhưng phương tiện và trí huệ đi song song mới được. Tất cả kinh Đại thừa liễu nghĩa đều như thế, chứ không phải chỉ có kinh Duy Ma Cật thôi.

Hỏi:
Chúng con ở trong thế giới phức tạp quá, ngồi đây nhờ băng video biết được mọi thứ ở thế giới, nhưng cái biết ấy càng biết càng khổ. Vậy phải làm thế nào?

Đáp:
Cái khổ là do cái biết và suy nghĩ mà ra. Tôi có nói về nghiệp chướng phiền não: nghiệp chướng phiền não là sở suy nghĩ của tâm, tâm là năng suy nghĩ. Tâm năng suy nghĩ vốn không có nghiệp chướng phiền não, nghiệp chướng phiền não chỉ là sở, mà sở là ở ngoài tâm. Như ta là năng uống nước, nước là sở uống, đâu phải ta! Nhưng người ta chỉ biết tâm là danh từ, chứ thực thể của tâm hoàn toàn không biết.
Ví dụ 2 chân để đi, con đường gai gốc cứt sình là sở đi của 2 chân; 2 chân là của ông, con đường gai gốc cứt sình không phải của ông. Vì 2 chân của ông ham đi con đường đó nên bị gai gốc cứt sình, rồi nói cứt sình đó là của ông. Đâu phải! Nhờ tôi tìm cách rửa sạch cứt sình. Không cần, thúi cách mấy mặc kệ nó, chỉ giữ 2 chân mình đừng giẫm trên con đường đó thì không bị dính cứt sình.
Các phức tạp ấy đừng biết tới, tâm mình đừng suy nghĩ, tâm vốn trong sạch; tại ham suy nghĩ, đem cái sở cho là của mình. Năng mới là của mình, sở là ở ngoài. Cho nên, Bát nhã không cần tác ý, luôn luôn sẵn sàng hiện ra cái dùng. 
Như hư không chẳng có nghĩa lý, nhưng tất cả đều phải nhờ nó hiển bày ra cái dùng. Đem cái không sẵn sàng hạn chế thành cái không của cái tách, cái bàn… rồi giải thích cái không của cái tách khác hơn cái không của cái bàn, giải thích ra rất có lý. 
Cái nhà được cất lên là nhờ cái không sẵn sàng, nếu không có cái không sẵn sàng thì cái nhà làm sao dựng lên? Muốn tạo ra cái tách để dùng phải có cái không sẵn sàng. Nếu tách bể, nhà sụp đối với cái không sẵn sàng không ảnh hưởng, cho đến bom nguyên tử nổ tung làm quả đất tan nát hết, không ảnh hưởng gì đến cái không sẵn sàng.
Mặc dù, tất cả đều nhờ cái không sẵn sàng, mà không dính dáng đến nó. Tất cả vũ trụ vạn vật rất phức tạp đủ thứ dùng, nhưng đều nhờ nó mà dùng. Cho đến ông hỏi chuyện với tôi, tôi giải thích đều phải nhờ cái không này. Nếu không có cái không này thì không thể diễn bày vấn đáp. Vậy cái không này là gì? Là bản thể Tâm linh của mình, mà mình không nhìn nhận.

Hỏi:
Có phải thời gian không có chăng?

Đáp:
Không phải không có, nhưng bộ óc tưởng tượng không nổi. Thí dụ, một ngày 24 tiếng, 1 tiếng chia làm 60 phút, 1 phút chia làm 60 giây, nhà Phật đem 1 giây chia thành 60 sát na. Rồi tôi đem chia thêm 3 lần nữa, 1 sát na chia = 60 A, 1 A chia = 60 B, 1 B chia = 60 C. Khi tôi vừa nói trong hiện tại thì đã qua hết mấy trăm mấy ngàn C rồi. 
Tôi chỉ chia thêm 3 lần, con số biểu thị thời gian đó thấy rõ ràng; thời gian thực tế, bộ óc không thể cảm nhận được. Nếu tôi chia 30 lần, 300 lần, 3.000 lần thì có con số biểu thị thời gian đó, nhưng bộ óc hoàn toàn không biết, bộ óc chỉ biết con số.
  Mình đang ở trong thời gian đó, mà mình không biết. Vậy con số đâu phải thực tế! Bây giờ máy móc tối tân của nhà khoa học phát minh để quay video, chiếu trên tivi cho mình thấy được; tuy thấy được nhưng chưa thật biết được, đó chỉ là đoán mò thôi.

Hỏi:
Vì sao Thầy trở nên tu sĩ?

Đáp:
Ngày xưa, tôi thấy bà nội tôi chết thì tôi nghĩ tại sao lại có sự chết? Rồi tới ông già tôi chết, tôi nghĩ là sau này tôi sẽ chết. Vậy việc chết đó mình có giải quyết được không? Đến sau này thấy kinh Phật có thể giải quyết được, tôi mới xuất gia.
Nhưng bây giờ tôi phát hiện được sanh tử vốn không có. Vừa rồi có nói, chủ sinh  mạng là Tâm linh, Tâm linh thì không có sanh tử.
-Thầy bây giờ có cảm thấy an lạc không?
-Tôi không nói an lạc hay không an lạc. Tại sao? Bản thể trống rỗng chẳng có gì hết. Thành ra, tôi đi tới đâu cũng như vậy thôi.

Hỏi:
Không thể nói an lạc hay không an lạc. Vậy Thầy thấy cái gì quan trọng nhất?

Đáp:
Nếu có cái gì quan trọng nhất thì không phải Tổ sư thiền. Theo Tổ sư thiền thì Tổ sư thiền cũng không quan trọng. Nếu có mục đích là có sở trụ, có sở trụ nên bị chướng ngại. Có quan trọng hay không quan trọng là tương đối, Tâm linh bất nhị chẳng có tương đối.
Tôi lấy cái tay dụ cho Tâm linh, Tâm linh là bản thể vô trụ hoạt bát vạn năng. Tay lấy tách, trà, giấy… đều được vì nó không trụ. Nếu tay trụ nơi giấy thì cái dụng của cái tay bị mất, nên lấy thứ gì cũng không được. Muốn lấy được mọi thứ thì không trụ nơi giấy. 
Việc kể trên là pháp có, mà lại tay tự làm nắm tay, trong nắm tay không có gì, tức là trụ nơi pháp không. Nhưng nếu trụ nơi không cũng làm mất cái dụng của tay, nên không lấy được thứ gì. Vậy nắm tay cần phải buông ra để khôi phục cái dụng của tay.
Cho nên, tôi dạy tham thiền phát khởi nghi tình là cây chổi automatic quét sạch tất cả chấp có chấp không thì cái dụng hoạt bát vạn năng của Tự tánh hiện ra.

Hỏi:
Quét tương đối được tuyệt đối, vậy tuyệt đối là đối đãi của tương đối. Như thế là sao?

Đáp:
Nói quét, sự thật khỏi cần quét, vì muốn diễn tả nên phải nói là quét, cái gì vẫn y như cũ. Như công án “núi sông vẫn là núi sông”. Ban đầu chấp thật núi sông, rồi tiến lên một bước nữa là chấp chẳng thật núi sông, rồi cuối cùng núi sông và chẳng núi sông cũng không thật. Nhưng núi sông vẫn là núi sông, chứ không đem ý mình xen vô là thật hay không thật. Vì thật với không thật là đối đãi.

Hỏi: 
Sự hiểu biết con người hữu hạn, mà sự hiểu biết của Thượng Đế vô hạn. Vậy như thế nào?

Đáp:
Thượng Đế là thần nhân tạo, tức là do người ta tạo ra; chứ không phải thật tế thiên thật, theo lý luận trong Thánh kinh rất là ấu trỉ. Bây giờ, Thượng Đế không biết ai tạo ra, nói là tự nhiên thì không đúng. Những cái Thượng Đế tạo ra rất mâu thuẩn, như nói “ai tin ta thì được lên thiên đường, ai không tin ta thì xuống địa ngục”. Những người này ông tạo ra, tại sao không tạo ra những người tin, mà tạo ra nhiều người không tin, lại phạt những người ấy xuống địa ngục, vậy có phải mâu thuẩn không!

Hỏi:
Thế nào là Thiên địa bất nhân tạo như sâu cập?

Đáp:
Người ta hiểu lầm chữ Hán, câu ấy nghĩa là Đại nhân bất nhân. Tại sao Đại nhân bất nhân? Sự thương mến (nhân) cùng khắp mọi chúng sanh, thành ra không có kiến lập cái nhân nữa, người nào cũng bằng nhau, bất nhị rồi đâu thể kiến lập. Cho nên, gọi là Đại nhân bất nhân.
Tất cả vũ trụ đã bằng nhau thì sự tương đối tự tiêu diệt, như tôi đã dùng ánh sáng đèn thí dụ: muốn thành có ngã hay vô ngã đều không được, vì tất cả cùng khắp hư không nên không có sự tương đối. Mặc dù, sự tương đối không còn, không có lý thành lập có ta hay không có ta; nhưng mỗi cây đèn vẫn y như cũ, như 100 cây đèn cùng một ánh sáng, không có hai ánh sáng; đèn lớn phát ra ánh sáng mạnh, đèn nhỏ phát ra ánh sáng yếu.
Phật pháp không thể kiến lập và tiêu diệt, kiến lập là sanh, tiêu diệt là diệt. “Bất sanh bất diệt”, Phật Thích Ca gọi là pháp Bản trụ, vốn là vậy. Nếu thêm ý kiến của mình vô là sanh, như công án “núi sông vẫn là núi sông”, nhiều người không hiểu, kể cả các nhà Phật học giảng kinh thuyết pháp cũng không hiểu. 
Tại sao núi sông vẫn là núi sông? Câu đầu tiên chấp núi sông là thật, tức là ý mình cho núi sông là thật; câu thứ nhì cho núi sông là không thật; câu thứ ba núi sông vẫn là núi sông. Cho thật núi sông là ý của mình vô, chẳng phải núi sông cũng do ý của mình vô; thật hay giả là ý của mình, chứ núi sông không có thật hoặc giả. Núi sông vẫn là núi sông vậy thôi.

Hỏi:
Xin Thầy khai thị phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa?

Đáp:
Người ta in ra có 12 đại nguyện trong phẩm Phổ Môn Quán Thế Âm Bồ Tát. Họ chấp thật có ở Phổ Đà Sơn và có Quán Thế Âm ở ngoài biển trên một chiếc thuyền đi tuần, mà ai xin cầu cứu thì ngài đến cứu. Nếu thật như vậy làm sao cứu nổi? Vì biển gồm có Thái bình dương, Đại tây dương, Ấn Độ dương… đó chỉ là Nam thiệm bộ châu của tiểu thế giới. Tiểu thiên thế giới là 4 đại bộ châu, quả đất này chỉ là 1 đại bộ châu. 
4 quả đất là 1 tiểu thế giới, 4 quả đất X 1.000 = 4.000 quả đất (tiểu thiên thế giới), 4.000 quả đất X 1.000 = 4.000.000 quả đất (trung thiên thế giới), 4.000.000 quả đất X 1.000 = 4.000.000.000 quả đất (đại thiên thế giới), 4.000.000.000 X 4.000.000.000 X 4.000.000.000 = tam thiên đại thiên thế giới.
Nếu Quán Thế Âm chỉ một mình đi tuần ở biển Thái bình dương, làm sao cứu nổi những người ở tam thiên đại thiên thế giới xin cầu cứu? Chỉ có một quả đất cũng không thể cứu nổi, như người ở Ấn Độ dương xin cầu cứu, mà Quán Thế Âm ở Thái bình dương, làm sao cứu được? Vì người xen vô ý trên không biết Phật pháp, họ không biết có tự tánh Quán Thế Âm ở chính mình. Tâm mình có sức dụng bất cứ bao xa ở trên một niệm (qua đường ngầm thời gian không có con số, nên nói tốc độ ánh sáng là thấp nhất).
Nhưng họ không biết Phật pháp, chấp có một Quán Thế Âm ngồi trên thuyền để cứu người. Nếu vậy người ta ở nhà xin cầu cứu, làm sao cứu được? Họ không biết tự tánh Quán Thế Âm tự cứu, cho nên ở chỗ nào cũng tự cứu được. Phật Thích Ca nói “người ta thấy tôi đến rờ đầu họ để an ủi, kỳ thật tôi đâu có đến đó!” Ai cũng có tự tánh Phật mà chẳng tự tin.

Hỏi: 
Ngày xưa người tham học tìm thầy học đạo rất khó, ngày nay có phương tiện đầy đủ, tìm thầy học đạo rất dễ. Tại sao người tu thời xưa ngộ đạo nhiều hơn người tu thời nay?

Đáp:
Vì người học đạo thời nay có trí thức logic quá mạnh, cái gì cũng phải hợp với logic. Nhưng Tâm linh không hợp với logic, mà siêu việt logic; vậy không thể dùng logic để hiện Tâm linh, hiện ra Tâm linh gọi là kiến tánh. 
Logic nghịch với Tâm linh nên làm chướng ngại Tâm linh hiện ra, tức là hiển thịnh ẩn suy. Thời nay, hiển thịnh quá, ẩn phải suy nên khó kiến tánh; thời xưa, ẩn thịnh thì hiển suy nên dễ kiến tánh hơn.

Hỏi:
Phật pháp bất ly thế gian giác, nhưng câu thoại đầu hay công án thích hợp với thời đại nông nghiệp thiếu vật chất của ngày xưa. Ngày nay, là thời đại khoa học tiến bộ thì chúng ta phải có những công án và câu thoại đầu khác, phương pháp tu hành khác để phù hợp trong hoàn cảnh hiện tại. Xin Thầy khai thị?

Đáp:
Tôi đã nói, sau đời nhà Tống ở Trung Quốc, dạy thoại đầu hay công án là bất đắc dĩ. Trước đời nhà Tống không dùng công án hay thoại đầu để dạy người, mà dùng các cơ xảo để dạy người. 
Như Phật Thích Ca có cơ xảo “niêm hoa thị chúng”… cơ xảo của chư Tổ là: người tham học vào cửa, Lâm Tế liền hét; người tham học vừa vào cửa, Đức Sơn liền đánh… với niêm hoa thị chúng không khác. 
Vì Truyền Đăng Lục ra đời nên người ta biết hết, thành ra chư Tổ không thể dùng cơ xảo được, bất đắc dĩ dạy tham công án, tham thoại đầu. 

Hỏi: 
Sao thời nay không dùng cơ xảo khác?

Đáp:
Cơ xảo đã dùng không được, mà nói cơ xảo gì nữa! Trước đó, 5 phái có mỗi cơ xảo đặc biệt, đến chừng cơ xảo dùng không được thì 5 phái dùng chung công án và thoại đầu, không có gì khác. Vì dùng cơ xảo chửi mắng, đánh đập… dùng cách nào, nhưng người ta không phát lên nghi tình. Đâu phải như người Nhật Bản cho thoại đầu, công án là pháp cố định, rồi nghiên cứu pháp đó sửa đổi như khoa học tiến bộ! Không có tiến bộ được, mà chỉ có thụt lui.

Hỏi: 
Bây giờ, người Đài Loan tu Tịnh độ nhiều, vậy theo Thầy nghĩ sao?

Đáp:
Bây giờ nói tu Tịnh độ nhưng không phải Tịnh độ, chỉ là gắn cái tên mà thôi. Họ chỉ tụng kinh gõ mõ cho là Tịnh độ. Tụng kinh, gõ mõ đâu phải Tịnh độ? Rồi cho niệm Phật là Tịnh độ! Tịnh độ có tín, nguyện, hạnh và cũng có thiền, nhưng người ta không biết. Thật tướng niệm Phật là thiền, trì danh niệm Phật đến nhất tâm bất loạn cũng là thiền.
Có người không biết Tịnh độ có thiền, mà lại phỉ báng thiền; rồi cho mình không phải thiền. Cho nên, ở Việt Nam, tôi giảng các trường Phật học Tăng Ni sinh nghe ngơ ngác. Tịnh độ là thiền, mà lại nói là thiền tịnh song tu! Cứ cho mình không phải thiền, Tổ sư thiền mới là thiền; thành ra phải thiền tịnh song tu!
Những người ấy làm bậy, Tịnh độ còn không biết, làm sao biết đến thiền được! Vì vậy, bây giờ rất khó nói. Tăng Ni sinh trường Phật học có hỏi điều gì thì tôi giải đáp điều ấy, hỏi Tịnh độ thì tôi dạy Tịnh độ, hỏi Chỉ quán thiền thì tôi dạy Chỉ quán thiền, không phải bắt buộc người ta tu Tổ sư thiền.

Hỏi:
Tổ sư thiền có thỏa mãn cho người trí thức không?

Đáp:
Tổ sư thiền không thỏa mãn cho người trí thức, mà lại quét sạch trí thức.
-Rốt ráo nhất là ở chỗ nào?
-Rốt ráo nhất như tôi đã giải thích về Tánh không của Tâm linh không có nghĩa lý, rồi con người mới đặt ra nghĩa lý; cũng như cái “không” của tách, dĩa, nhà… họ giải ra nghĩa lý rất đúng. Nhưng cái “không” sẵn sàng chẳng có nghĩa lý.

Hỏi:
Những người không tin tưởng đạo của mình, rồi tìm đến đạo Phật đáp ứng các thắc mắc. Theo ý Thầy thế nào?

Đáp:
Người theo đạo Phật bây giờ rất là phức tạp, vì mỗi người dùng chủ quan của mình để giải thích Phật giáo đều nghịch ý của Phật Thích Ca. Phật Thích Ca không kiến lập lý, lời Phật vừa nói ra là tự mình liền phủ nhận. Nhưng bây giờ các nhà Phật học cho là lời Phật Thích Ca là chân lý, nếu như vậy giống như ngoại đạo. Các đạo khác kiến lập chân lý.

Hỏi:
Tại sao con “nhìn” không được?

Đáp:
Cô có nhìn thấy cái này cái kia được không?
-Con nhìn cảm thấy đau đầu quá!
-Vậy là tốt, vì công phu có tiến bộ. Còn nói nhìn không được như thế nào? Tức là nhìn không thấy gì phải không? Nhìn không thấy gì là đúng rồi. Đến khi thấy là thấy tánh (kiến tánh), bây giờ có thấy gì thì không đúng.
-Con cứ nghĩ là hành sai phải không?
-Tại do có nghĩ, tham thiền không cho nghĩ; không cho chấp cái gì cả, lời của Phật cũng không cho chấp. Lời của Phật nói ra liền phủ nhận, tự nói không có nói. Nói vậy hoài, mà nói đến đâu lại chấp đến đó; cái khó là do có chấp, phàm tất cả nói được là không phải. Lời nói của Phật và Tổ đều vậy. Chỗ thực tế không thể nói, phải ngộ mới được; lời nói là tẩy trừ các chướng ngại, để cho mình dễ kiến tánh.
Lời nói cao tột nhất trong Đại Trí Độ luận của ngài Long Thọ phân tích đến mức cuối cùng:
Hỏi: Tại sao không nói hư không rộng lớn vô biên nhận tất cả vật, mà lại nói vô sở hữu nên dung nạp tất cả vật? 
Đáp: Hư không vô sỡ hữu nên mới dung nạp tất cả chúng sanh, Đại thừa, mà vô sở hữu cũng không có. Trước mắt thấy hư không chẳng có gì, nhưng tất cả vạn vật đều ở trong đó. Vì vô sở hữu được thọ nhận tất cả.
Pháp tâm tâm số không có hình chất, tại sao không thọ nhận tất cả? Pháp tâm tâm số có tướng giác tri, chẳng phải có tướng thọ nhận; mà lại không có chỗ trụ trong, ngoài, gần, xa… chỉ do tướng phân biệt mới biết có khái niệm của tâm. 
Sắc pháp có chỗ trụ, vì sắc có chỗ nên biết có hư không. Tại sao? Do sắc không thọ nhận vật chất nữa, như cái bàn không thọ nhận thêm cái bàn, vì chỗ đó cái bàn đã chiếm. Biết hư không có thọ nhận vật, như hư không thọ nhận cái bàn. Cho nên, sắc trái ngược với hư không, mới biết hư không có thọ nhận. Cũng như có vô minh (không sáng) thì biết có sáng, hư không chẳng có tướng khác nữa.
Pháp tâm tâm số lại có nghĩa chẳng thọ nhận, mặc dù không có hình tướng thì đồng với hư không. Nhưng tâm có tà kiến thì chẳng thọ nhận chánh kiến, tâm chánh kiến chẳng thọ nhận tà kiến; vì có chẳng thọ, còn hư không chẳng phải vậy! Mà cái gì cũng đều thọ nhận hết. 
Pháp tâm tâm số thì sanh diệt có thể đoạn dứt, hư không chẳng có tướng sanh diệt nên không đoạn dứt. Tuy pháp tâm tâm số không hình tướng giống như hư không, nhưng lại khác hư không. Cho nên, nói hư không thọ nhận tất cả.
Hỏi: Tại sao không nói hư không vô lượng vô biên thọ nhận tất cả vật, mà lại nói vô sở hữu (không có hư không) thọ nhận tất cả vật?
Đáp: Hư không chẳng có tự tướng, tại sao? Phải đợi vật thể có sắc tướng rồi nói hư không mới hiện hư không. Nếu hư không chẳng có tự tướng thì chẳng có hư không. Đã chẳng có hư không, sao lại nói hư không vô lượng vô biên!
Hỏi: Vậy ông nói có tướng thọ nhận tức là hư không, tại sao nói là chẳng có?
Đáp: Tướng thọ nhận không có tướng vật chất, tức là vật chất chẳng thể đến, gọi là hư không. Nếu có sắc thì không phải hư không, nên nói chẳng có hư không. Nếu thật hư không lúc chưa có sắc thì có hư không, nếu chưa có sắc thì có hư không là vô tướng.
Tại sao? Vì có sắc mới biết có hư không, có hư không là vì có sắc. Nếu trước có sắc sau mới có hư không thì hư không được làm ra. Làm được không phải là thường, bởi vì thành rồi phải diệt. Nếu có pháp thì bất khả đắc, vì hư không là vô tướng nên nói chẳng có hư không.
Hỏi: Nếu hư không là thường có, vì sắc nên tướng hư không hiện ra rồi chứng tỏ có hư không ư?
Đáp: Nếu hư không trước đã vô tướng thì sau cũng là vô tướng. Nếu hư không trước đã hữu tướng thì tại sao tướng ấy không có sở tướng (tức là chẳng có tướng sở hữu của hư không)? Nếu trước vô tướng, tướng cũng không có sở tướng, tướng chẳng có sở trụ. Nếu lìa tướng chẳng có tướng, vì tướng chẳng có chỗ trụ. Nếu tướng chẳng có chỗ trụ thì sở tướng chẳng có, nên tướng cũng chẳng có; lìa tướng và sở tướng đâu có pháp nào gọi là hư không! 
Cho nên, hư không chẳng gọi là tướng, chẳng gọi là sở tướng, chẳng gọi là pháp, chẳng gọi là phi pháp, chẳng gọi là có, chẳng gọi là không có, chấm dứt tất cả ngôn ngữ, tịch diệt như vô dư Niết bàn, tất cả các pháp cũng như thế.
Lấy hư không để dụ cho tất cả pháp đều như vậy, chỗ này làm cho người ta khó tin. Mình thấy hư không thì trống rỗng, không có cái gì còn dễ nhận. Ngoài hư không, tất cả các pháp cũng như thế, tức là dùng hư không để thí dụ cũng như hư không vậy. 
Hỏi: Nếu tất cả pháp như thế tức là hư không, tại sao dùng hư không để thí dụ?
Đáp: Nhân quả của các pháp đều là hư dối, vì vô minh mới có. Vô minh đó lừa dối chúng sanh thì chúng sanh ở nơi pháp đó sanh ra chấp trước, mà chẳng phải ở nơi hư không sanh ra chấp trước. Pháp lục trần hư dối lừa gạt tâm chúng sanh, hư không cũng là hư dối, nhưng chẳng có lừa gạt, nên không ai bị hư không lừa gạt. Tâm của chúng sanh bị sự vật hư dối lừa gạt, như ngon, dỡ, yêu, ghét… Cho nên, lấy hư không làm thí dụ.
Dùng việc thô hiện tiền để phá việc vi tế, như hư không bởi sắc mới có giả danh là hư không, chẳng phải pháp nhất định. Chúng sanh cũng như thế, chúng sanh do ngũ uẩn hợp mới có cũng là giả danh, chẳng phải pháp nhất định. 
Đại thừa pháp cũng như vậy, bởi chúng sanh Tánh không, nên chẳng có Phật và chẳng có Bồ tát, vì chúng sanh chấp có nên có Phật có Bồ tát. Nếu không có Phật, không có Bồ tát thì không có Đại thừa để độ chúng sanh. Do đó, Đại thừa dung nạp vô lượng vô biên a tăng kỳ chúng sanh. Nếu thật có pháp thì không thể dung nạp vô lượng vô biên chư Phật và chúng sanh.
Hỏi: Nếu thật chẳng có hư không, tại sao dung nạp vô lượng vô biên a tăng kỳ chúng sanh?
Đáp: Do nghĩa này nên Phật thuyết Đại thừa vốn chẳng có, bởi vì hư không chẳng có thì Đại thừa cũng chẳng có, a tăng kỳ cũng không có, vô lượng cũng không có, vô biên cũng không có, tất cả pháp cũng không có, như thế mới được dung nạp.
Nói tiếng a tăng kỳ, a là tiếng Hán dịch là vô, tăng kỳ dịch là số; chúng sanh các pháp mỗi mỗi đều không được đến bờ, nên gọi là vô số. Dùng số để đo lường mười phương hư không xa gần, chẳng thể được. Phân biệt sáu ba la mật, mỗi bố thí, mỗi mỗi trì giới… đều không có số, thì Đại thừa, Tối thượng thừa cũng không có số, ấy gọi là vô số.
Mà lại có người nói số ban đầu là 1, 1 thêm 1 là 2; như thế 1 là tất cả, chẳng có số khác. Nếu tất cả đều là 1 tức là vô số vậy.  Cũng có người nói tất cả pháp hòa hợp nên mới có tên gọi. Cũng như chiếc xe do trục, vành xe, vỏ xe… hòa hợp thành tên gọi là chiếc xe, thật thì chẳng có pháp nhất định.
 Một pháp chẳng có thì nhiều pháp cũng chẳng có, vì trước một sau mới nhiều. Lại nữa, dùng số để đếm sự vật, vất chẳng có thì số cũng chắng có. Nói vô lượng (không thể đo lường) như dùng đấu để lường gạo, dùng trí huệ để đo lường các pháp cũng như thế.
Các pháp tánh không, nên vô số, vô số nên vô lượng, vô lượng nên vô biên, chẳng có thật trí (Tâm Kinh nói: vô trí diệc vô đắc), như thế làm sao có tướng nhất định của các pháp để đo lường! Vì vô lượng nên vô biên, lượng là tổng tướng, biên là biệt tướng; lượng là bắt đầu, biên là cuối cùng. Bắt đầu không có làm sao có cuối cùng? 
Cho nên, ta cho đến kẻ biết kẻ thấy vốn chẳng có thì thực tế cũng chẳng có; thực tế chẳng có nên vô số cũng chẳng có, vô số chẳng có nên vô lượng cũng chẳng có, vô lượng chẳng có nên vô biên cũng chẳng có; vô biên chẳng có nên tất cả các pháp cũng chẳng có. Do đó, tất cả pháp rốt ráo thanh tịnh, ấy là pháp Đại thừa dung nạp tất cả vậy.
Chúng sanh và pháp, hai thứ làm nhân với nhau, nếu chẳng có chúng sanh thì chẳng có pháp; nếu chẳng có pháp thì chẳng có chúng sanh (cũng như trứng gà và con gà). Trước nói tổng tướng tất cả pháp không, sau nói biệt tướng mỗi mỗi các pháp đều không, thực tế là diệu pháp sau cùng. Cái này đã chẳng có thì cái kia làm sao có! Từ cái tánh bất khả tư nghì cho đến tánh Niết bàn cũng đều như thế.
Dùng lời nói chỉ đến chỗ này thôi, vì vậy cuốn Tâm Linh Và khoa Học có thể nói được Tâm vật hợp một, còn Phi tâm phi vật phải tự tu chứng mới được, không thể dùng lời nói. Chỗ này là dùng lời nói đến chỗ cùng tột. Đây là lời của ngài Long Thọ giải thích Bát nhã trong Đại Trí Độ luận. 
Theo nghĩa này thì đại trí cũng chẳng có, nhưng “chẳng có” này là dùng lời nói để diễn tả, luôn cả “chẳng có” cũng chẳng có. Nếu chẳng có cũng chẳng có thì không phải thiệt chẳng có. Thật chẳng có thì có cái chẳng có.
Dân Vô Tận viết một bức thư hỏi Thiền sư Báo Ân: Sớ Thamh Lương của Hiền Thủ  tông giải thích quyển thư 3 nói: tà kiến ở Ấn Độ có 4 thứ, Đạo nho Trung Quốc cũng có 4 thứ tà kiến, Lão Trang cũng vậy. 
Lão Trang nói “lấy tự nhiên làm nhân sanh ra vạn vật” tức là tà nhân. Kinh Dịch nói “Thái cực sanh Lưỡng nghi”, Thái cực làm nhân cũng là tà nhân. Nếu nói một âm một dương gọi là Đạo sanh vạn vật cũng là tà nhân. Nếu cho một hư vô tức là vô nhân. Nghi thuyết tự nhiên của Lão Tử và thuyết tự nhiên ngoại đạo Ấn Độ khác nhau:
Thường vô dục để quán cái diệu, thường hữu dục để quán cái khiếu (năng khiếu). Nếu vô dục không phải là tài, khiếu là tinh hoa của tài. Vô dục là thường, mà có khiếu đã nhập Đạo, tại sao gọi là tà nhân?
Trung Phong giải thích: Dịch nói một âm một dương gọi là Đạo, âm dương không thể đoán biết được gọi là thành, thành đối với vạn vật gọi là diệu. Mặc dù, tịch nhiên chẳng động, nhưng cảm ứng thông thiên hạ, mà tại sao bây giờ lại phá âm dương, biến dịch âm dương cho là tà nhân? Mà lại quét luôn thần chẳng thể suy lường thì có thuyết gì, xin trả lời ở tờ giấy sau, để đoạn dứt cái nghi của tôi?
Thiền sư Báo Ân trả lời: Ngoại đạo ở Ấn Độ có rất nhiều, nhưng tóm lại không ra ngoài 4 thứ kiến (tứ cú: hữu kiến, vô kiến, diệc hữu diệc vô kiến, phi hữu phi vô kiến) thì không từ một tâm làm đạo, đạo đó không phải một tâm; cho nên nói là ngoại đạo. Nếu mà từ một tâm thì tâm không có 4 tướng này. Không lấy các pháp làm tâm thì tâm tùy theo tri kiến có khác biệt, vì vậy gọi là tà kiến.
Cũng như nói hữu thì có vô, bởi vì vô cũng là hữu. Nếu nói là vô không có thì hữu cũng không có. Như chấp lấy vô là chân lý thì hữu cũng là vô. Nếu có vô thì sanh ra kiến chấp hữu, nếu không hữu thì sanh ra kiến chấp vô; nên cũng hữu cũng vô hay chẳng phải hữu chẳng phải vô, cũng đều như vậy. Không lìa hết tri kiến thì không sáng tỏ tự tâm, không sáng tỏ tự tâm thì không biết rõ chánh đạo. Nên Kinh nói “dùng lời nói để thuyết pháp, người trí nhỏ vọng phân biệt”. Vì không rõ tự tâm, làm sao biết rõ chánh đạo?
Lại nói, có tri kiến tức là có bản, có tri kiến gì cao siêu nhất đều là có bản. Có bản là không phải tri kiến Phật, xa lìa tất cả kiến mới được thấy Phật, gọi là tri kiến Phật. Nếu theo mà quán thì tà chánh không khác nhau. Tri kiến cao nhất không phải do ngộ, ngộ thì không có tất cả tri kiến. 
Nói tam giới duy tâm, tâm sanh thì pháp sanh, tâm diệt thì pháp diệt, cùng vạn hữu chẳng phải là có. Tất cả tập hợp lại cứu kính tịch diệt cũng chẳng phải là vô. Như nói, phi vô cũng phi phi vô, phi hữu cũng phi phi hữu; tức là 4 thứ chấp (tứ cú) đều quét hết thì tất cả lỗi lầm tiêu sạch, lý tự nhiên, lý nhân duyên đều hý luận không đúng, đều là hư vô, giả danh, không chân thật.
Lời nói dù khác, nhưng không phải là khác. Cho nên người Trung Quốc nói tam giáo là một tâm, nhưng lại khác. Còn đạo chân thật không thể dùng lời để nói phải ngộ mới biết. Vì vậy, tri kiến với ngộ cách xa. Kinh Lăng Nghiêm nói “tri kiến lập tri là căn bản vô minh, không có tri kiến gọi là Niết bàn”. Nhưng bây giờ các nhà tri thức và Pháp sư thuyết pháp Phật cũng đều chấp tri kiến.
Vì vậy muốn hoằng dương Tổ sư thiền không phải dễ! Có muốn phổ biến cũng không được, nên tôi nhấn mạnh khí công, rồi cuối cùng nói khí công chỉ biết một chút xíu trong Tâm linh thôi. Muốn biết toàn diện Tâm linh chỉ có tham Tổ sư thiền, chứ không có cách nào hết. Vì khí công mà người ta dễ tin, đến khi khí công giải quyết không được, phải tìm đến Tổ sư thiền. Còn bây giờ không thể bắt buộc người ta tu Tổ sư thiền.
Những người gặp Tổ sư thiền là kiếp trước họ đã có tu rồi, tức đã có gieo thiện căn vô lượng kiếp trước. Kinh Kim Cang nói “Chẳng phải nơi một đức Phật, hai đức Phật… mà vô lượng vô biên đức Phật gieo trồng thiện căn, mới có được một niệm tin trong sạch”. 
Cho nên, được niệm tin trong sạch đâu phải dễ! Được niệm tin đó có thể được giải thoát, những người ấy chịu tu theo đến cuối cùng giải thoát. Còn không có lòng tin, lúc ban đầu có hứng thì tu, sau hết hứng thú lại bỏ.

Hỏi: 
Trên đường tu hành, khi tinh tấn, lúc dãi đãi và lọt vào vô ký. Việc ấy như thế nào?

Đáp:
Kinh Lăng Nghiêm nói “tri giác là chúng sanh”. Trong thế giới hiện hữu, mình cho cọp, beo, sư tử là ác thú; nhưng chúng nó không bao giờ giết hại đồng loại, chúng nó khi đói mới giết hại loại khác để làm lương thực, còn khi chúng nó không đói không bao giờ giết hại. Con người bình thường giết hại loại khác, như cá và súc vật… thành thói quen giết hại đồng loại. Con người hiểu biết cao rộng nên tâm độc, theo Phật pháp nói là do ngã chấp.
Bây giờ, thế giới không bao giờ ngưng chiến tranh, do hiểu biết của mình rồi lập ra chủ trương riêng; tức là dùng bộ óc làm chủ, bộ óc phải qua ngũ giác quan (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân). Mắt muốn xem cái đẹp, tai thích nghe tiếng khen, mũi ưa ngửi mùi thơm, lưỡi ham nếm đồ ngon và thân khoái xúc êm dịu. Tất cả đều theo dục vọng của mình để thỏa mãn là do hiểu của bộ óc. Khi thỏa mãn không được rồi sanh giết hại, nếu có thỏa mãn nhiều cũng giết hại.
Phật muốn chấm dứt cái chủ quyền của bộ óc, để cho Phật tánh làm chủ dẹp tất cả mấy cái kia. Theo ông hỏi là cái tri kiến, Phật muốn giải quyết cái chủ đề; tức là đem chủ quyền bộ óc giao cho Phật tánh làm chủ, Phật tánh chỉ có thiện. Mình tu mục đích cuối cùng đạt đến kiến tánh thành Phật là để Phật tánh làm chủ. 
Những người không có mục đích như đây, hoặc vì có hứng thú, lúc có hứng thú thì siêng năng, hết hứng thú thì dãi đãi; có khi bị ngoại cảnh lôi kéo làm cho dãi đãi. Sự thật việc này có thể sửa đổi, nên Phật dạy tu tập dần dần. Phật thuyết 84.000 pháp môn cho mình chọn thích hợp tu tập dần dần, chứ không phải làm được liền.
Nhưng người ta không chịu, nhất là Tổ sư thiền; người ta tu Tịnh độ mấy chục năm không thấy gì mà chẳng ai hỏi, còn người tu Tổ sư thiền được vài ngày, có người hỏi “có thấy gì không?” Người ta có ý bài xích phỉ báng. Hiện nay, tôi hoằng dương Tổ sư thiền, thấy rất khó. Nhưng tôi tận sức hoằng pháp, người nào chịu theo được lợi ích, người nào không chịu theo thì mất lợi ích.
Vấn đề sanh tử là của chính mình, đâu phải của người khác! Tôi dạy người giải thoát sanh tử để được tư do tự tại. Muốn đạt đến tự do tự tại phải triệt chủ quyền của bộ óc. Nếu bộ óc làm chủ thì không bao giờ được tự do tự tại. 
Nhưng mà bây giờ nhân loại lấy bộ óc làm chủ. Nhà chính trị chủ trương theo bộ óc giết chết biết bao nhiêu triệu người, họ không thấy động tâm gì hết; mà xúi những người đi giết rồi cho là anh hùng, tăng chức. Chỉ có ông Vệ không cho bộ hạ nổ súng, như vậy ở Trung Quốc biết được là xử tử liền.

Hỏi:
Một người qua hành động giết hại cho là anh hùng, vậy sự giết hại, họ có tội không?

Đáp:
Có tội.  Người có quyền sai khiến bị tội nặng nhất, người chấp hành đi làm chịu tội nhẹ. Như ông Vệ không chấp hành cũng sống vậy, mà tất cả lính không bị chết; các lính bạn của ông đi đánh gặc chết hết một phân nửa, vì không bắn người ta chết thì người ta không bắn lại mình chết.
Chư Phật, Tổ nói “người khác lừa gạt mình thì cái hại nhỏ, mà chính mình lừa gạt mình thì cái hại lớn”. Tất cả đều do chính mình lừa gạt sanh ra cái hại, tức là do bộ óc gọi là vô minh.
Một người Mỹ hỏi tôi: có tin một Thánh nào hay tin mình? 
Tôi trả lời: tất cả đều không tin, luôn cả chính mình cũng không tin.
Người ấy nghe tôi giải đáp bớt đi phiền não.

Hỏi:
Có Phật tử tu hai, ba pháp môn cùng một lúc; khi tham thoại đầu thì họ sẽ đi về đâu?

Đáp:
Tùy cái nghiệp kéo đi, nghiệp nào nặng thì thọ sanh về nơi đó. Như làm ác nhiều sanh nơi ác đạo, làm thiện nhiều sanh nơi thiện đạo. Làm thiện có 3 bậc: làm thiện bậc thượng thì sanh cõi trời, làm thiện bậc trung thì sanh cõi người, làm thiện bậc hạ thì sanh cõi a tu la. Làm ác có 3 bậc: làm ác bậc thượng thì đọa xuống địa ngục, làm ác bậc trung thì đọa nơi ngạ quỷ, làm ác bậc hạ thì đọa vào loài súc sanh.
Làm thiện nhiều chừng nào thì tuổi cao chừng nấy để hưởng phước, làm ác nhiều chừng nào thì tuổi thọ dài chừng nấy để chịu quả báo khổ. Thọ mạng dài nhất là địa ngục. Mình chưa ở trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh thì tùy nghiệp xoay chuyển.
 
 

ML
01
02
03
04
05
06
07
08
09
Xem Thêm: 
Duy Lực Ngữ Lục Quyển Thượng
Duy Lực Ngữ Lục Quyển Hạ
Khai Thị Thiền Thất Tại Chùa Tam Bảo, HT. Duy Lực
Giảng Kinh Lăng Nghiêm, HT. Thích Duy Lực
c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

phật tử trẻ nhận giải thưởng vì 天眼通 意味 Đắk Lắk Tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Già cÃn hoà Tâm Thói bệnh cúc 4 tổ ưu đa upagupta 浄土宗 仏壇 Trẻ mắc chứng hoảng sợ khi ngủ dễ giå nhị lể giẠsuối nhan nho ve thi si bui giang va nhung Niệm Củ sen xào tương tt nguoi ban tot de Bốn năm Thầy về chốn chơn thường người bạn tốt đề bí quyết dạy con thông minh của người rộng Nửa suc Cổ giÃƒÆ binh shambhala Thức Dịch giả cuốn sách nổi tiếng Đức hòa thượng thích bửu lai tịnh nhớ lắm gẠp ma đại giới thiệu tóm lược luận a ÐÐÐ Nhất xiển đề thành Phậtđến việc hay nhin sau vao cuoc song nhu no dang la Háºnh lòng thổ