.
HOÀ THƯỢNG DUY LỰC 
KHAI THỊ BAN ĐẦU TẠI HOA KỲ
Xuất Bản tại Saigon, Việt Nam 2004
ML
01
02
03
04
05
06
07
08
09
09
-Dụng công sai - muốn là sở cầu
-Tự tâm là bẩm sanh- Tu để làm chi
-Gạt bỏ ý thức
-Nhà có đèn dụ tánh biết
-Lục Diệu Môn
-A La Hán - chấp có và không
-Bố Đại Hòa Thượng
-Phá công án
-Không sợ chết
-Viên Ngộ - Đại Thông Trí Thắng Phật
-Thúc đẩy để tinh tấn
-Thấy mất tất cả
-Năm xưa nghèo
-Tổ sư thiền và Như lai thiền
-Hiểu giáo lý
-Bắc Câu Lưu châu- Tình thức 
-Thông minh từ cảnh
-Bạch tượng đeo chuổi ngọc
-Các tướng đều thường trụ
-Số lượng chúng sanh chẳng biết
-Lửa tắt - Định nghiệp
-Thằng chết- Niệm Phật 
-Không nói chỗ nào ăn chay
-Bát Quan Trai và người Tòng Lâm
-Sao biết mình kiến tánh
-Muốn xuất gia - Xuất gia dễ ngộ 
-Dành cho người khờ ngốc
-Chẳng chấp lý bỏ sự
-Nhân khổ quả phước - Diệt tận định
-Đạo lợi hành vô tận
Hỏi:
 Làm sao mình phát hiện được dụng công sai lạc?

Đáp:
 Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền nói “sơ tham phải có lão tham hướng dẫn”, là sợ lọt vào lối tẻ mà tự mình không biết, trong đó có 10 điều kiện; điều thứ nhất là phá ngã chấp “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ”, nếu thực hành điều thứ nhất mới bảo đảm. 
 Vì phá được ngã chấp thì không thể lọt vào tà ma, không bị nhập ma; bị nhập ma là do có ta, nếu ta còn không có thì ma nhập chỗ nào! Ma nhập là thừa cơ hội mình cầu, ham thích hoặc sợ. Không đắc, không cầu, không sợ nên ma không có dịp để nhập.

Hỏi:
 Mình muốn kiến tánh là có sở cầu phải không?

Đáp:
 Trong lúc tham thiền không được muốn kiến tánh, đến khi kiến tánh mới biết không có Phật để thành, gọi là vô tu vô chứng. Không phải tu mới thành, không chứng mới đắc; bây giờ đã thành sẵn, đắc sẵn. Cho nên, tin tự tâm là tin như vậy. Tôi đã nói có hai điều kiện là tin tự tâm và khởi nghi tình. Mặc dù, tin pháp môn 100 % mà chưa tin tự tâm cũng không được, vì chỉ có được phân nửa.
 Tôi hỏi cô: Phật Thích Ca nói “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, vậy cô tin mình có Phật tánh không?
 Cô ấy đáp: Có.
 Tôi hỏi: Phật tánh có thể giảm bớt không?
 Cô ấy nói: giảm bớt.
 Tôi nói: nếu Phật tánh có thể giảm bớt thì Phật tánh cũng bị luân hồi, nên thành Phật vô dụng; do đó Phật tánh không thể giảm bớt. Phật tánh có thể gián đoạn không? Nếu Phật tánh có thể gián đoạn thì Phật tánh sanh diệt. Phật tánh bị che mờ là do chấp của vọng tâm, Phật nói là vô thỉ (không có sự bắt đầu), cũng là nghĩa vô sanh (không có sự sanh khởi), nên người chứng quả ngộ pháp vô sanh. 
 Nói con gà có trước trứng gà được không? Không được, vì không có trứng gà làm sao có con gà! Trứng gà có bắt đầu được không? Không được, tại không có con gà làm sao sanh ra trứng gà! Con gà không thể bắt đầu và trứng gà cũng không thể bắt đầu, gọi là vô thỉ cũng gọi là vô sanh. Tất cả đều như vậy, chứ không phải chỉ con gà và trứng gà thôi! 
 Con người do cha mẹ sanh gọi là nhân duyên, tức thần thức với cha mẹ làm nhân duyên sanh ra thân mình. Mình truy cứu sự bắt đầu con người, như cha mẹ thì có ông bà nội và ông bà ngoại, ông bà nội cũng có cha mẹ nữa… tính từng đời không hạn chế, truy cứu cha mẹ đầu tiên được không? Không.
 Giả thiết muôn tỷ kiếp trước có cha mẹ đầu tiên, cha mẹ đầu tiên có cha mẹ không? Nếu có cha mẹ thì chưa phải đầu tiên, vậy cha mẹ đầu tiên từ đâu ra? Khoa học nói là con khỉ tiến hóa, con khỉ do con nào tiến hóa? Do con chó, con chó do con nào tiến hóa? Do con mèo… hỏi hết động vật đến con cuối cùng, con nào tiến hóa? Không nói được, vì không có bắt đầu.
 Có người nói trước kia là do phân tử, điện tử từ từ tiến hóa hình thành. Tôi xin hỏi, bào thai của con người có 10 tháng sanh ra, 1 tháng có hình 1 tháng, 2 tháng có hình 2 tháng… đến 10 tháng sanh ra đủ thân thể con người. Nhưng tính từ điện tử đến thành con người không thể nói là 10 tháng. Tôi giả thiết là 1 triệu năm phải chia 1 triệu cấp, tức là cấp thứ nhất là điện tử, cấp thứ 1 triệu là con người. Bây giờ mình chỉ thấy cấp thứ nhất và cấp 1 triệu, mấy cấp kia không ai thấy.
 Có người nói ông sống mấy chục năm làm sao thấy được 1 triệu cấp? Tôi nói khỏi cần, bây giờ sống 3 năm cũng thấy được. Tại sao? Vì gần đến 1 triệu, thiếu 3 năm được 1 triệu thì mình phải thấy, bởi thiếu 3 năm biến thành con người hay thiếu 1 năm thì mình cũng thấy chứ! Nhưng đâu có ai thấy? Còn bào thai 10 tháng mà ai cũng thấy. Cho nên, lý thuyết đó không thể thành lập. 
 Con khỉ tiến hóa và điện tử đều không thể thành lập sự bắt đầu, vì không đủ lý do nên Phật nói là vô thỉ. Tuy nói do nhân duyên sanh, nhưng Phật phủ định nhân duyên. Tại sao? Vì nhân duyên cũng phải có nhân đầu tiên. Như con gà và trứng gà làm nhân duyên với nhau, nhưng nhân đầu tiên không có, nên nhà khoa học cho là tự nhiên.
 Sự thật, chứng tỏ tự nhiên không được, không thể tự nhiên ở trong hư không sanh ra con gà và trứng gà. Phật nói trong kinh Lăng Nghiêm “không phải nhân duyên, cũng không phải tự nhiên”. Thực tế nói không được, phải tự mình tu chứng ngộ mới biết được; tức là ở trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh, bây giờ còn đang chiêm bao thì tất cả đều là chuyện chiêm bao.
 Tin tự tâm là tin mình có Phật tánh, tin Phật tánh không thể giảm bớt thì thần thông, trí huệ bằng Phật Thích Ca, không có kém hơn Phật Thích Ca một chút. Tại sao? Vì không thể giảm bớt, nếu kém hơn Phật Thích Ca một chút thì có thể giảm bớt. Nhưng mình đã tin không thể giảm bớt, mà không thể gián đoạn vậy bây giờ đang làm Phật, chứ không phải tu rồi mới thành Phật. Nếu không phải làm Phật thì có gián đoạn, chư Phật chư Tổ đều chứng tỏ bây giờ mình có năng lực đầy đủ. 
 Trong kinh Lăng Nghiêm chứng tỏ tánh thấy không mất, là dùng thực tế trước mắt; chứ không phải đem những sự đoán mò để dạy người ta. Phật không thể nói được thực tế, nhưng chứng tỏ hiểu biết của mình là không phải thực tế.

Hỏi:
 Tự tâm là bẩm sanh, khi cha mẹ sanh ra thì tự nhiên đi theo đứa con ra. Xin Sư Phụ khai thị?

Đáp:
 Đó là sản phẩm của bộ óc, vì vô thỉ vô sanh làm sao có bẩm sanh! Có bẩm sanh thì đã có sanh rồi.
 -Ấy là người ta dùng từ ngữ để tạm nói?
 -Tạm nói cũng là lời nói, lời của Phật cũng là lời nói chứ không phải thực tế, thực tế là tự mình chứng mới được. Phật đã nói “tất cả lời nói đều chẳng nghĩa thật”, nên Phật rất sợ người ta chấp vào nói của Phật. Vì vậy phủ nhận là “ai nói Phật có thuyết pháp là người ấy phỉ báng Phật”.

Hỏi:
 Cái nào của mình cũng bằng Phật, vậy mình tu để làm chi?

Đáp:
 Tu để hiện bằng Phật, tức là hiện cái dùng bằng Phật; Phật có đủ thần thông trí huệ, mình có nhưng không dùng được. Tu là phá ngã chấp của mình, tức “vi kỳ hiện nghiệp”, cái nào mình thích thì không thích, cái nào chê không được chê, cái nào ghét nên không ghét. Mình muốn cái nào phải nghịch lại hiện nghiệp của mình.

Hỏi:
 Căn bản ý thức là khái niệm được hay mất, khái niệm cái này hoặc cái kia; thông thường một người nhìn cảnh bên ngoài chưa có ý thức xen vào, nhưng do thói quen ý thức đưa vào. Vậy phương pháp tham Tổ sư thiền có phải gạt bỏ sự tham gia của ý thức để nhìn sự vật giống như chưa có ý thức xen vào phải không?

Đáp:
 Đó cũng đúng phân nửa, cuộc sống hàng ngày đều dùng ý thức, gọi là nhất niệm vô minh, từ niệm này qua niệm khác. Ý thức ngày đêm hoạt động không ngừng, ban đêm hoạt động biến hiện nhắm mắt chiêm bao, ban ngày hoạt động biến hiện mở mắt chiêm bao, đều do ý thức biến hiện, kinh gọi là do tâm tạo. 
 Ban đêm một mình ý thức biến hiện, gọi là độc đầu ý thức biến hiện, cũng là tâm tạo. Ban ngày hai thức cùng biến hiện cũng là tâm tạo. Tâm tạo không thật nên gọi là chiêm bao, nhưng con người chỉ chấp nhận nhắm mắt chiêm bao, không chấp nhận mở mắt chiêm bao. 
 Tâm có tám thức không phải tám người là chỉ có một người. Tại sao người ta nhìn nhận nhắm mắt chiêm bao là chiêm bao? Vì nhắm mắt chiêm bao ngủ đã tự thức dậy thấy thế giới và thân chiêm bao đều mất, chỉ còn cái thân nằm trên giường tự mình chứng tỏ (Duy thức gọi là tự chứng phần) là chiêm bao.
 Mở mắt chiêm bao không bao giờ tự thức tỉnh, phải tu mới thức tỉnh. Tham thiền đến kiến tánh là trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh. Mình đang chiêm bao dù Phật nói có lý  cũng không tin, như Phật nói trong Tâm Kinh “không có già chết”; ai cũng già chết mà nói không có già chết, làm sao ai tin được! Nhưng khi thức tỉnh mới biết không có già chết. Vô thỉ vô sanh làm sao có già chết! Gọi là ngộ pháp vô sanh, nhưng chưa ngộ là đang chiêm bao phải chịu già chết.
 Người ta nói biết chiêm bao đừng làm việc chiêm bao. Tôi nói “không được”, bây giờ ở nhà chiêm bao, mặc áo chiêm bao, ăn cơm chiêm bao, không làm việc chiêm bao làm sao được! Tất cả đều phải theo chiêm bao mà làm, chứ không thể tránh.
 Ông nói đương niệm là đã nổi niệm rồi, Lục Tổ nói “vô niệm niệm là chánh, hữu niệm niệm là tà; tà chánh đều quét sạch, thanh tịnh đến cùng tột”. Mặc dù, chánh cũng còn phải quét, huống là chấp cái niệm đó, cái niệm đó là tà. 
 Như công án núi sông: ban đầu đem ý mình cho núi sông là thật, tu được lúc biết núi sông là giả, sau tiến thêm một bước không đem ý mình vô là không có núi sông thật hay giả thì núi sông vẫn là núi sông. Những tương đối trong ý niệm mình không nổi lên nữa, cho nên núi sông vẫn là núi sông. Nếu không biết thì thấy câu thứ ba giống như câu thứ nhất, nhưng rất khác xa. Đó là nghĩa ba câu của kinh Kim Cang.
 Nghĩa ba câu nhà Phật là vô sở trụ, vô trụ là thể và dụng của tâm; như Ngũ Tổ giảng “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, Lục Tổ nghe ngộ triệt để. Thí dụ cái tay là tâm của mọi người hoạt bát vạn năng, lấy mặt kiến, cái tách, trái cam… đều được.
 Nếu trụ mặt kiến thì hoạt bát vạn năng của tay bị mất, nên lấy cái tách, trái cam…đều không được. Tay buông mặt kiến thì khôi phục hoạt bát vạn năng của tay, nên lấy cái gì cũng được. Mặt kiến này là pháp có, nếu trụ pháp không, tức tay tự làm nắm tay là trong tay không có gì; nhưng đã có trụ thì cái dụng cũng bị mất, nên lấy thứ gì cũng không được. Vậy cái không này cũng phải quét, mới khôi phục cái dụng của tay. 
 Kinh Kim Cang nói “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”, tức là không trụ có và không, bất cứ cái gì không trụ, cho đến Phật và Bồ tát cũng không trụ thì được sanh cái dụng của tâm; mà dụng của tâm luôn luôn không gián đoạn, vì khắp không gian thời gian. Dụng của tâm gọi là Bát nhã tự động, khỏi cần tác ý dùng; không phải như ông nói phải có cái ý vô trong hiện thực, nếu vậy có sở trụ.

Hỏi:
 Lấy một hình ảnh cụ thể để minh họa, trong cái nhà có đèn sáng dụ cho tánh biết, có sáu cửa sổ dụ cho mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; ngoài có sáu trần, ánh sáng ở trong không ngừng chiếu ra qua sáu cửa sổ. Nhưng do mình chỉ chú ý mở cửa sổ, thực tế là mình trụ vào chỗ đó thì ánh sáng bị hạn chế. Minh họa như thế có đúng phần nào với ý tham Tổ sư thiền không?

Đáp:
 Đó là công án của Tổ sư thiền, nhưng ông đã sửa lại nên không phải. 
 Công án này là: Trong một cái nhà có 6 cửa sổ và đốt một cây đèn, dùng màn che một cửa sổ, còn 5 cửa sổ kia, ánh sáng vẫn chiếu ra ngoài. Nếu dùng màn che hết 6 cửa sổ thì ánh sáng không chiếu ra ngoài, nhưng gió thổi bay màn che làm cho ánh sáng chiếu ra ngoài. 
 Đối với Thiền tông không cần che 6 cửa sổ, chỉ cần tắt cây đèn nên ánh sáng không lọt ra ngoài.

Hỏi:
 Thế nào Lục Diệu Môn của Tiểu thừa?

Đáp:
 Lục Diệu Môn của Tiểu thừa có 6 cấp: 
 1-Sổ Tức Môn là khéo điều hòa thân thể (đếm hơi thở), từ 1 đếm tới 10 để nhiếp loạn tâm. 
 2-Tùy môn là không miễn cưỡng, chỉ tùy theo hơi thở dài hay ngắn, hít vào biết vào, thở ra biết ra, dài ngắn, lạnh ấm đều biết hết. 
 3-Chỉ Môn là ngưng tâm (lắng niệm) được an nhàn sáng suốt, không chút lay động. 
 4-Quán Môn là cần phải quán tâm rõ ràng, biết ngũ ấm là hư vọng, phá tất cả tri kiến điên đảo và chấp ngã…(bây giờ người ta lại lấy Quán Môn ở chỗ này ngược lại, ban đầu cũng có dùng Sổ Tức, lấy Tùy môn chút ít). 
 5-Hoàn Môn là xoay tâm trở lại chiếu tâm năng quán, biết tâm năng quán là hư vọng. 
 6-Tịnh Môn là tâm chẳng chỗ dựa, chẳng trụ, chẳng khởi, chẳng chấp trước. 
 Bây giờ khởi niệm liên tục tìm hiểu, như nhà khoa học tìm hiểu vật chất; còn cái này là tìm hiểu tinh thần (ý thức) càng trói buộc thêm vào sâu luân hồi, mà lại cho ý thức là bản tâm. Tiểu thừa biết cái này là vọng, nên phá được ngã chấp. Y theo 6 môn này tu tập sẽ đạt đến diệu cảnh của Niết bàn Tiểu thừa, nên gọi là Lục Diệu Môn. Đây chính là của Phật dạy, Tiểu thừa được chứng quả ra khỏi phần đoạn sanh tử của khổ luân hồi.
 Tùy theo dục vọng của con người, dùng ý thức biết sâu vào; như khoa học tìm hiểu sâu vào phân tử, nguyên tử, điện tử, cao phân tử. Phật dạy biết nó vọng nên ngưng lại, họ không biết tâm niệm của mình sanh diệt từng sát na; như ngọn đèn đang cháy, ngọn đèn sát na thứ nhất, đến ngọn đèn sát na thứ nhì không phải ngọn đèn sát na thứ nhất, ngọn đèn sát na thứ ba không phải ngọn đèn sát na thứ nhì. Thấy ngọn đèn không sanh diệt, sự thật là nó đang sanh diệt. Tâm niệm của mình đang sanh diệt, sát na niệm trước khác sát na niệm sau, sanh diệt liên tục. 
 Như A La Hán quán được 80 ngàn kiếp trước và 80 ngàn kiếp sau, cũng tùy theo sát na mà biến đổi; tức là sát na này quán, nhân quả sát na này liên tiếp đến 80 ngàn kiếp sau thuộc về sát na này; sát na thứ nhì là khác, có chỗ biến đổi chứ không phải sát na trước mà quán, nó cứ thay đổi hoài. Mặc dù chẳng trụ là bản tánh, để cho nó khởi lên nhưng mình không có ý niệm dính vào nó, cho đó là thật, cho đó là giả, cho đó là vui…

Hỏi: 
 Tại sao họ chứng quả A La Hán?

Đáp:
 Họ chấp Niết bàn Tiểu thừa, trụ nơi này cho là cứu cánh, không chịu tiến lên; kinh Pháp Hoa nói là hóa thành, ở nửa đường cất nhà cho là cuối cùng, không chịu tiến lên bảo sở (quả Phật). Đại thừa có người phá nhân ngã chấp, phá pháp ngã chấp, rồi chấp cái không, Phật cũng quở vậy. Mặc dù, nói đến bảo sở nhưng không có bảo sở, gọi là “bồ đề viên mãn quy vô sở đắc”.

Hỏi:
 Thế nào là chấp có và chấp không?

Đáp:
 Phật nói chấp có là bệnh nhẹ dễ trị, chấp không là bệnh nặng khó trị. Vì chấp có thì dùng cái không phá được, chấp không mà dùng cái có để phá lại khó hơn, cái có là người ta biết không đúng. Bổn lai diện mục không phải không có cái gì, nhưng không dính mắc cái gì, gọi là vô sở trụ. Lục Tổ nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” liền ngộ triệt để.
 Người ta khó chấp nhận, vì không có cái gì để cho nắm bắt; có người nói theo lời Phật dạy, nhưng nghịch lời Phật, vì phải chìu sự ham muốn của chúng sanh, phải có cái gì để cho người ta nắm bắt. Tùy duyên đó khác, tùy duyên có cái bất biến; nếu tùy duyên mà biến thì không được, bổn lai là bất biến; tùy duyên là ứng phó hàng ngày, chứ không phải duyên lôi kéo.
 Tùy duyên bất biến là không có chấp, vì có bất biến không bị duyên lôi kéo. Trong kinh Đại Niết Bàn nói chỉ có thế thế lưu bố tưởng, không có trước tưởng: như người thế gian gọi con ngựa, bực thánh cũng gọi con ngựa. Lời nói của bực thánh giống như lời nói người thế gian là để cho người thế gian biết. Con ngựa không phải thật, nhưng người thế gian chấp con ngựa là thật. 
 Tùy duyên của bực thánh là không chấp trước, chỉ có thế lưu bố tưởng, không có trước tưởng. Người thế gian ở nơi thế lưu bố tưởng sanh ra trước tưởng, chỉ khác chỗ này thôi. Bực thánh tùy theo danh từ của người thế gian mà gọi, khác nhau tâm chấp và tâm không chấp. Không có chấp không phải không có tâm, tức không khởi niệm cho đó thật, cho đó giả, sống một cách thoải mái tự tại, không bị một cái nào dính mắc.
 Có một quan triều đình là người kiến tánh, sống như người thường, mỗi ngày vẫn ăn cơm bình thường, bồng cháu đi chơi. Nhưng trong tâm vị quan ấy tự do tự tại khác hơn người thường, gần lâm chung, từ giả mọi người, rồi ngồi ngay mà tịch (chết).

Hỏi:
 Xin Sư Phụ kể về Bố Đại Hòa Thượng?

Đáp:
 Bố Đại Hòa Thượng là người kiến tánh, hành vi của Ngài là muốn cho người khác kiến tánh; chứ không phải Ngài cho bánh kẹo mấy đứa bé và cùng đùa giởn, đó là người ta thêm vô. Ngài có túi vải đựng đồ dùng hàng ngày, gặp ở đâu thì ngủ ở đó.
 Có Tăng kiến tánh muốn thử Ngài có phải là kiến tánh không! Tăng đi trước Ngài, Ngài đánh nhẹ vào vai Tăng, Tăng ngó lại; Ngài nói: xin một đồng xu?
 Tăng nói: nói được, cho một đồng xu.
 Ngài bỏ túi vải xuống đất và khoanh tay đứng đó. Chỉ vậy là Tăng biết Ngài đã kiến tánh.

 -Tăng khác hỏi: thế nào là túi vải?
 Ngài bỏ túi vải xuống đất, rồi đứng đó.
 Tăng hỏi: thế nào là việc trong túi vải?
 Ngài mang túi vải đi.

Hỏi: 
 Ngài Cao Phong Diệu không phải thấu công án, mà phá công án phải không?

Đáp:
 Mục đích khán công án giống như khán thoại đầu, chỉ là kích thích niệm không hiểu không biết; rồi nhìn chỗ không hiểu không biết. Muôn ngàn công án là mục đích kích thích niệm không hiểu không biết, chứ không phải các công án có tác dụng khác nhau. 
 Thầy của Cao Phong Diệu hỏi Cao Phong Diệu “Không chiêm bao, không suy nghĩ, vậy chủ ở đâu?” Lúc đó Ngài mới phá được Trùng quan, chưa đến cuối cùng là Mạt hậu lao quan.
 Các vị kiến tánh danh tiếng, người ta tin; nhưng đệ tử không chịu tin. Lúc đó ba anh em Viên Ngộ cho mình là kiến tánh, thầy là Pháp Viễn không chịu ấn chứng. Ba anh em Viên Ngộ giận bỏ đi nơi khác. Pháp Viễn nói “các vị bệnh nặng sẽ biết đến tôi”. Nếu thật ngộ thì sanh tử giải quyết được, nhưng các vị chưa giải quyết; nên gặp bệnh nặng rồi dùng cái ngộ của mình đối trị không nổi. Khi hết bệnh trở về, Pháp Viễn biết trước sẽ trở về.

Hỏi:
 Có phải các Thiền sư không sợ chết chăng?

Đáp:
 Không sợ chết rất dễ! Các dũng sĩ đi chiến trận không sợ chết, nhưng các người đó không được giải thoát. Những người cảm tử làm tai hại cho người ta, như người Nhật Bản lái máy bay cấm vào Hàng không mẫu hạm.

Hỏi:
 Tại sao ba anh em Viên Ngộ không đối phó được sanh tử?

Đáp: 
 Vì họ bệnh gần chết, nhưng đem cái ngộ của mình dùng không được. Thiền là cái tâm, tất cả do tâm tạo. Ba anh em Viên Ngộ trở về, mà Pháp Viễn đã biết trước. Viên Ngộ về trước, còn hai người kia về sau. Viên Ngộ trong một tháng kiến tánh triệt để.

Hỏi: 
 Đại Thông Trí Thắng Phật 10 kiếp ngồi đạo tràng, Phật pháp chẳng hiện tiền, mà chẳng thành Phật đạo?

Đáp:
 Đại Thông Trí Thắng Phật là Bích chi phật, tức là tu thừa Duyên giác (Trung thừa). Vị này chấp ngồi, chỉ ngộ ở giữa đường (hóa thành), chưa thành Phật, nhưng chứng được quả Bích chi phật.

Hỏi:
 Tham Tổ sư thiền có cái gì thúc đẩy để cho mình tinh tấn? 

Đáp:
 Không có cái gì đem ý mình để thúc đẩy cho tinh tấn, chỉ cần đừng nổi lên một niệm nào là đủ rồi. Ngài Trung Phong nói “ngoài nghi tình, nếu có một niệm nào nổi lên là tâm trộm cắp”. Người trí thức muốn có sở hữu, muốn có trí huệ để nhìn biết thế giới này. Nói vô sở hữu là người ta đã phản đối, như thực tế là vậy, họ không chịu nhìn nhận thực tế. 
 Tổ Ấn Am thăng tòa nói “người tham thiền rất kỵ dùng tâm sai lầm”:
 -Minh tâm kiến tánh là dùng tâm sai lầm.
 -Thành Phật thành Tổ là dùng tâm sai lầm.
 -Xem kinh, giảng giáo là dùng tâm sai lầm.
 -Đi, đứng, ngồi, nằm là dùng tâm sai lầm.
 -Ăn cháo, ăn cơm là dùng tâm sai lầm.
 -Đại tiện, tiểu tiện là dùng tâm sai lầm.
 -Nhứt động, nhứt tịnh, nhứt vãng, nhứt lai là dùng tâm sai lầm.
 -Lại còn có một chỗ là dùng tâm sai lầm, ta không dám nói trắng ra. Tại sao? Vì “nhứt tự nhập công môn, cửu ngưu sa bất xuất” (nói về hình phạt của chính phủ: một chữ ghi vào công môn, chín con trâu kéo không ra).
 Bất cứ cái gì đều dùng tâm sai lầm, là tâm trộm cắp của ngài Trung Phong nói. Vì vốn vô sở hữu, nếu có sở hữu thì sai lầm. Như nói “minh tâm kiến tánh” là sai lầm, có nổi lên tâm gì đều là sai lầm. Đến chỗ nhứt tâm không khởi lên vẫn còn vô thỉ vô minh (thoại đầu), nhưng công phu đến thoại đầu sắp kiến tánh; không nổi niệm gì (vô tâm), nếu còn ngồi chỗ đó đối với kiến tánh cũng còn rất xa. Đến chỗ này không còn đường đi, ngài Lai Quả nói “đến thoại đầu, không muốn kiến tánh cũng không được”.

Hỏi:
 Bổng nhiên người thấy mất tất cả, sau đó tìm lại bình thường. Vậy có phải là vô ký không chăng?

Đáp:
 Không phải, đó là cảnh giới của vọng tâm; ý niệm nào nổi lên đều là dùng tâm sai lầm.

Hỏi: 
Năm xưa nghèo chưa phải thật nghèo,
Năm nay nghèo mới thật là nghèo.
Năm xưa nghèo không đất cắm dùi,
Năm nay nghèo đất dùi đều không.
    Kính xin Thầy khai thị?

Đáp:
 Đây là công án của Hương Nghiêm, Ngài thông suốt giáo lý; người ta hỏi một đáp mười, ở dưới thiền hội của Bá Trượng. Quy Sơn và sư huynh đệ đều kiến tánh, nhưng Ngài chưa kiến tánh. Khi Bá Trượng tịch, Quy Sơn ra hoằng pháp, Hương Nghiêm làm đệ tử và theo học.
 Một hôm, Quy Sơn muốn giúp Hương Nghiêm, hỏi: khi cha mẹ chưa sanh, hãy nói một câu thử xem?
 Hương Nghiêm không trả lời được, xin Quy Sơn nói trắng ra cho hiểu.
 Quy sơn nói: Tôi không phải làm khó, nhưng sau này ông hiểu rồi chửi mắng tôi.
 Hương Nghiêm đem tất cả kinh sách đốt hết, từ giả Quy Sơn hành cước đến một ngôi chùa hoang; cất một cái cốc ở đó, tự mình trồng trọt nuôi sống. Qua mấy năm, nghi câu hỏi của Quy Sơn; đang nhổ cỏ, gặp miểng ngói rồi lượm liệng trúng cây tre kêu “cóc”; Ngài nghe liền ngộ, lúc ấy mới biết ý Quy Sơn không nói trắng ra. Nếu nói trắng ra, làm sao có ngày nay ngộ! Biết ơn vô hạn, mà hướng về Quy Sơn lễ bái làm pháp tử.
 Bài kệ trên của Hương Nghiêm truyền đến, Quy Sơn nói Hương nghiêm đã ngộ.
 Ngưỡng Sơn đến Hương Nghiêm khám xét hỏi: nghe nói sư đệ ngộ rồi, có cái gì trình ra xem?
 Hương Nghiêm nói bài kệ:
Năm xưa nghèo chưa phải thật nghèo,
Năm nay nghèo mới thật là nghèo.
Năm xưa nghèo không đất cắm dùi,
Năm nay nghèo đất dùi đều không.
 Ngưỡng Sơn nói: Sư đệ ngộ Như lai thiền, chứ chưa ngộ Tổ sư thiền. Bây giờ còn cái gì nói ra thử xem?
 Hương Nghiêm nói bài kệ khác:
Ta có một cơ nháy mắt nhìn y,
Nếu mà chưa hội đừng gọi Sa di.
 Ngưỡng Sơn ấn khả “cung hỷ”, mừng cho sư đệ ngộ được Tổ sư thiền.

Hỏi:
 Thế nào Tổ sư thiền và Như lai thiền?

Đáp:
 Tổ sư thiền không lập giáo lý, Như lai thiền có lập giáo lý; có giáo lý thì có thể giải thích, như bài kệ “năm xưa nghèo…” Bài kệ “ta có một cơ…” không có giáo lý, nên không thể giải thích. Tam thừa đều có giáo lý, và có pháp thiền để thực hành giáo lý. Tổ sư thiền không có giáo lý, chỉ có thực hành; tức là tham công án, tham thoại đầu. Cho nên nói thiền có 4 thừa, giáo lý chỉ có 3 thừa.

Hỏi:
 Hiểu giáo lý rồi tu Tổ sư thiền, giống như nương theo ngón tay để nhìn mặt trăng. Xin Thầy khai thị?

Đáp:
 Tôi gặp những người hiểu giáo lý lọt vào tà đạo nhiều hơn, vì họ chấp hiểu biết của mình, họ hiểu sai lầm. Không những lọt vào sai lầm, mà còn hoằng dương tà đạo. Ngài Trí Giả nói “học Phật pháp thành ngoài đạo”, tiêu diệt Phật pháp là do những người này, gọi là con trùng ăn thịt sư tử. Từ điển Phật Học ghi ngài Trí Giả ngộ Thiên thai tông, có giải thích 3 thứ ngoại đạo:
 1-Chánh thức ngoại đạo (tu thành sống muôn ngàn năm, có thể sanh cõi trời).
 2-Gắn bản Phật giáo mà hành ngoại đạo (những người đó dầu cho tu thành, cũng phải xuống địa ngục).
 3-Học Phật pháp thành ngoại đạo (hiểu lầm ý Phật, đem ý mình thay thế cho ý Phật để dạy người; tự mình vẫn còn không biết cho là thông suốt, giảng kinh thuyết pháp. Những người ấy tiêu diệt Phật pháp, Phật thọ ký là con trùng ăn thịt sư tử. Bởi vì, sư tử chết mà các con thú khác không dám đến gần để ăn thịt, phải đợi sư tử chết thúi sanh ra con trùng ăn thịt của nó. Cho nên, nói những người học Phật pháp trở thành ngoại đạo tiêu diệt Phật pháp).

Hỏi:
 Tại sao sanh về Bắc Câu Lưu châu thì chướng ngại kiến tánh?

Đáp:
 Vì chỗ này phước nghiệp của mỗi người bằng nhau, sanh ra tự lớn, quần áo, ăn uống đều tự nhiên; người nào cũng sống 1.000 năm, họ khỏi cần lo gì hết; muốn cái gì được cái nấy, muốn ăn thì đồ ăn trước mặt, ăn xong rồi tự dọn dẹp.

Hỏi: 
 Tham Thiền Phổ Thuyết nói “người thích vật hoặc theo tình cảm, xưng hô lễ phép ấy là tình; lời nói, vấn đáp kiến giải hiểu biết ấy là thức. Chính tình thức làm cho thiền đường suy tệ”. Xin Sư Phụ khai thị?

Đáp:
 Cuộc sống hàng ngày, tất cả đều dùng tình thức. Kinh Lăng Nghiêm nói “tình nhiều chừng nào đọa xuống nhiều chừng nấy”, tình chỉ có đọa, không có lên; tưởng có cái đọa, có cái lên. Như thiền quán tưởng thì lên, tưởng bậy bạ thì đọa. Thức là phân biệt, tánh của mình muốn cái tốt chê cái xấu. Như bây giờ vì phân biệt mà xẩy ra chiến tranh đổ máu.
 Cọp đối với con nó có tình thương mẹ con, nhưng phân biệt không phải con của nó, thì xé thịt cho con nó ăn. Người có kiến giải cao, nhưng ác hơn cọp không biết bao nhiêu lần. Cọp đói mới ăn thịt loại khác, con người chưa đói lại muốn hại người khác, vì muốn cho mình có nhiều tiền; do tiền mà anh em cha mẹ cũng hại được. 
 Cọp không bao giờ giết hại đồng loại, vì lợi ích nên con người giết hại đồng loại; có khi giết một cách thê thảm, đó là do kiến giải mà ra. Bởi kiến giải, họ tổ chức chính trị ra lịnh giết biết bao nhiêu triệu người.

Hỏi:
 Tại sao thông minh từ cảnh được?

Đáp:
 Cảnh sanh tâm, tâm sanh cảnh. Bây giờ, nhà khoa học thông minh nghiên cứu cảnh, phát hiện cảnh chưa phát hiện, cho mình hiểu biết nhiều hơn, thông minh hơn, nên người ta gọi là nhà khoa học.

Hỏi:
 “Người hành đạo đời đời kiếp kiếp, trừ cái tu huệ phương tiện này ra, tất cả đều là hành vi nghiệp. Cho nên, nói tu phước chẳng tu huệ như bạch tượng đeo chuổi ngọc”. Kính xin Sư Phụ khai thị? 

Đáp:
 Huệ không phải trí huệ bộ óc của thế gian, huệ là tự tánh sẵn có; bây giờ nói tu huệ là nói theo thế gian, kỳ thật tu là hiện trí huệ sẵn có, không phải do tu được trí huệ đó. Những người tu phước được phước báo, phước báo hết đọa theo nghiệp.
 Tiền thân voi trắng tu phước không tu huệ, nên đầu thai thành voi trắng không có trí huệ; nhưng được nhà vua thương mến, cho người chăm sóc kỹ lưỡng. 

Hỏi:
 Đoạn văn trong Tham Thiền Phổ Thuyết “Thường trụ thật là khó làm. Như chỗ rạp hát rất là vui vẻ hấp dẫn, ở mười ngày hai mươi ngày còn lưu luyến, chứ ở lâu thì chẳng chịu nổi. Sao vậy? Chỗ không vừa ý, khó trụ là lẽ đương nhiên, tại sao chỗ vừa lòng mà cũng chẳng thường trụ? Trong đó có cái việc kỳ đặc mà phàm chẳng thể hiểu, Thánh chẳng thể hội. Kỳ đặc ra sao? Một niệm ban đầu của chúng ta y vào gốc vô trụ mà sanh huyễn trụ, như chẳng thể thường trụ là chẳng phải hiện tại chẳng thường trụ. 
 Thế giới có tướng thành, trụ, hoại, không; con người có tướng sanh, già, bệnh, chết; tâm có tướng sanh, trụ, dị, diệt, đều chẳng phải tướng thường trụ. Mọi người đều theo tướng này sanh, theo tướng này diệt, chẳng thể nào chạy ra khỏi tướng này một bước. Cho nên nói: ‘Pháp đó trụ ngôi pháp, tướng thế gian thường trụ’. Ngộ được tướng này, tất cả các tướng đều thường trụ”. Kính xin Sư Phụ khai thị? 

Đáp:
 Thường trụ ở đây nói là Tự tánh, Tự tánh thì bất động (như như bất động). Kinh Lăng Nghiêm nói “tất cả có lay động nên biến đổi”, có biến đổi phải chết mất. Cái nào không lay động thì không biến đổi, nên không chết mất (thường trụ). Thường trụ này là Tự tánh không thay đổi (không lay động), nhưng tất cả lay động là cái dùng của nó. 
 Như Lục Tổ nói “chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, mà tâm của ông động”. Nói tâm của ông động, không phải tâm có động nhưng là cái dùng của tâm, làm cho phướn động, làm cho gió động. Khoa học bây giờ cũng chứng tỏ, họ không nói là năng lượng của tâm.
 Tánh con người ham thích, tương đối là chán nản; như nghe nói tuồng hát hay liền đi coi, coi hai ba lần là chán nản; bảo đi coi nữa thì không muốn đi, nhưng lần đầu rất ham thích. Thường trụ này là bản tâm của mình, tánh vốn là vậy.
 Tự tâm là như như bất động, nói theo lời thế gian là thường trụ. Nhưng cái dụng vô trụ, nếu cái dụng mà trụ thành chấp, bản thể vô trụ. Như tấm gương không động, dụng chiếu soi, người nam đến hiện hình người nam, người nữ đến hiện hình người nữ… bất cứ gì đến cũng hiện. Hiện là cái dụng của tấm gương, nhưng nó chỉ có một mặt, mặt sau không dùng được.
 Cho nên, hình dung bản tâm là Đại viên cảnh trí, là cái gương tròn; tức chiếu soi hết mười phương, không chỗ nào thiếu sót nhưng chẳng động. Ngài Long Thọ giải thích hư không vô sở hữu, tất cả đều ở trong vô sở hữu và hiển bày cái dùng. Vô sở hữu không động, nhưng tất cả đều động; mà trụ cái động nào, gọi là vô trụ. Nếu trụ một cái động nào là chướng ngại cái dùng.
 Nếu theo tướng thế gian thì sanh diệt, không có thường trụ; nhưng trụ theo ngôi pháp là thường trụ, như giấy trụ nơi ngôi pháp giấy, đem giấy đốt thì ngôi pháp giấy mất, thành ngôi pháp tro trụ ngôi pháp tro. Tùy theo pháp sanh trụ nơi pháp sanh, pháp diệt trụ nơi pháp diệt; tức là không đem ý mình vô trong pháp đó, tất cả đều y như cũ; không đem ý mình cho thật hay giả, không xen ý mình vô là vô trụ. Pháp nào trụ theo pháp đó gọi là thường trụ.
 Có người dịch là “tướng thế gian thường còn” thì sai nghĩa. “Thường trụ” không thể dịch là “thường còn” được, nghĩa thấy giống nhưng ý lại khác. Nếu “thường trụ” dịch là “thường còn” thì “chẳng trụ” phải dịch là “chẳng còn”, vậy “chẳng còn” không thể được. Cho nên, thường trụ chẳng phải chẳng còn, chẳng trụ chẳng phải chẳng còn.

Hỏi:
 Tại sao số lượng chúng sanh chẳng thể biết?

Đáp:
 Vì không có ngã, nên không kiến lập đơn vị; do đó Phật nói vô thỉ vô sanh. Nếu có đơn vị thì bây giờ hết chúng sanh, tất cả đều thành Phật. Kinh nói một đại kiếp có một chúng sanh thành Phật, nếu chúng sanh có đơn vị thì Phật cũng có đơn vị; chúng sanh bớt một ngàn thì Phật tăng thêm một ngàn. Chúng sanh có số lượng, còn thời gian không có số lượng. Một đại kiếp trước bớt hết một ngàn chúng sanh, một đại kiếp trước nữa bớt hết một ngàn chúng sanh nữa… dần dần chúng sanh sẽ hết.
 Vì chúng sanh không có số lượng, nên Phật cũng không tăng thêm, chúng sanh cũng không bớt, tận cùng vị lai cũng bao nhiêu chúng sanh đó. Tại sao? Vì chúng sanh chẳng phải chúng sanh, Phật chẳng phải Phật. Do tâm chấp thành chúng sanh, hết tâm chấp gọi là Phật. Nhưng chấp và không chấp là hư vọng. Bát Nhã Tâm Kinh nói “vô lão tử diệc vô lão tử tận”, không có già chết, cũng không có hết già chết; tức là không có sanh tử thì không có Niết bàn. 
 Nhưng bây giờ thấy sanh tử rõ ràng, do tâm mình hoạt động. Như thân mình xoay thấy căn nhà xoay, tâm ngưng hoạt động thì sanh tử hết, thân ngưng xoay nên căn nhà hết xoay. Xoay dụ cho luân hồi, ngưng xoay dụ cho Niết bàn. Căn nhà vốn không có xoay, mà nói là căn nhà ngưng xoay! 
 Tâm như như bất động, vì vọng chấp thành cái tình; chỉ là tình chấp, không phải sự thật; tức ở trong chiêm bao. Lúc thức tỉnh chiêm bao thì việc chiêm bao hết, bản thể vẫn y như cũ. Khi chiêm bao mà bản thể không thêm, lúc thức tỉnh rồi bản thể không bớt. Do chiêm bao thấy mọi vật, thức tỉnh không còn thấy nữa.

Hỏi:
 Có người hỏi đức Phật: người chứng quả A La Hán rồi sẽ đi về đâu? 
 Đức Phật đáp: ví như một đốm lửa tắt rồi sẽ đi về đâu?
 Kính xin Thầy khai thị?

Đáp:
 Bản tâm cùng khắp hư không, nếu có chỗ trở về thì không cùng khắp. Bây giờ, nhà khoa học cũng chứng tỏ ánh sáng cùng khắp hư không. Nếu cùng khắp hư không, cây đèn tắt rồi ánh sáng đi về đâu! Làm sao có chỗ về!

Hỏi: 
 “Chúng sanh không có duyên thì không thể độ, định nghiệp chúng sanh không thể chuyển”. Kính xin Thầy khai thị?

Đáp: 
 Phải rồi, không phải tuyệt đối. Sau khi kết duyên độ được, không có duyên tạm không độ được. Định nghiệp chỉ một lúc nào thôi, chứ không phải vĩnh viễn. Như định nghiệp kiếp này, nhưng kiếp sau lại khác. Từng sát na khác nhau, tâm mình thay đổi nên nghiệp cũng thay đổi.
 A La Hán chỉ biết 8 muôn kiếp sau, biết cái nghiệp sát na này kéo dài 8 muôn kiếp sau, sát na kéo dài 8 muôn kiếp sau đã thành khác, có cái vẫn còn y vậy, có cái do tâm biến đổi. Như sát na trước còn ác, sát na sửa lại thiện thì nghiệp đã biến đổi rồi. Các vị ấy thấy suốt 8 muôn kiếp trước, mà căn cứ sát na hiện nay chứ sát na sau không được.

Hỏi:
 Đoạn văn trong Tham Thiền Phổ Thuyết nói: 
 “Như người đời ngày đêm dụng tâm bận rộn công việc gia đình, chẳng từng nói đến tâm thì đâu thể được sự thôi nghĩ của nó. Người học đạo hàng ngày bị vọng lôi đi, khởi rồi lại dừng mà chẳng biết chỗ dừng, dừng rồi lại khởi mà chẳng biết chỗ khởi, vì chưa kịp để ý đến chỗ này.
 Phải biết vọng không có nguyên nhân, như sóng đuổi theo nhau, gió dừng thì sóng lặng, khi biển yên sóng lặng quay đầu lại tức là giác. Người trong ngoài lay động, biết rồi lại mất, thấy rồi lại dời, làm sắc làm không, hoặc ẩn hoặc hiển, man mác chẳng thật, nói chung đều là vọng. Đã biết được vọng ắt phải biết chân, nay cho nhiều tâm là vọng, một tâm là chân, đã kiến lập một tâm, ắt phải trừ vọng.
 Phương pháp trừ vọng quý ở tham thiền. Hằng ngày có thiền thì tự có thể thôi vọng. Người xưa nói: “Cuồng tâm ngưng nghỉ, ngưng nghỉ tức Bồ đề”. Cổ nhân ngay dưới chữ Bồ đề quở là “thằng chết”, đến đây một tâm cũng bất khả đắc. Đã là Bồ đề, tại sao nói là “thằng chết”?
 Kính xin Sư Phụ khai thị?

Đáp:
 “Thằng chết” thí dụ tâm ngưng hoạt động, tức bộ óc ngưng hoạt động không còn vọng tưởng. Tâm vốn không thể chết, vì tồn tại vĩnh viễn. Không những bản tâm tồn tại vĩnh viễn, mà cái dụng của bản tâm (tánh thấy, tánh nghe, tánh biết…) đều tồn tại vĩnh viễn (kinh Lăng Nghiêm chứng tỏ).

Hỏi:
 “Nhân niệm Phật là cảm quả vãng sanh Tây Phương”. Kính xin Sư Phụ khai thị?

Đáp:
 Niệm Phật phải đúng  tông chỉ Tịnh độ mới được vãng sanh Tây Phương, tham thiền cũng phải đúng  tông chỉ, nếu không đúng sẽ lọt vào tà ma. Tu theo pháp môn nào, phải đúng theo tông chỉ của pháp môn đó, nếu không đúng thì không được. 

Hỏi:
 Tu Tịnh độ phải phát đại nguyện, tin cõi Phật A Di Đà và nguyện về cõi Ngài. Nhưng cuộc sống này còn trong tình trong thức, nên vẫn còn phân biệt. Trong kinh Di Đà không nói chỗ nào ăn chay?

Đáp:
 Không phải nói ăn chay, mà nói về nhân quả là nhân nào quả nấy “ăn cục thịt trả cục thịt, giết một mạng trả lại một mạng”. Cho nên, tiểu nguyện trái với nhân quả, không được vãng sanh. Tiểu nguyện chỉ cầu một mình vãng sanh, đại nguyện là cầu tất cả chúng sanh được vãng sanh. Phải thực hành đại nguyện của mình phát, nếu chỉ miệng nói tâm nghĩ là nguyện suông, nguyện giả thì không được vãng sanh.

Hỏi:
 Thọ Bát Quan Trai cảm quả đạo tràng rồi phải không?

Đáp:
 Không phải, Tòng Lâm thì khác, Tòng Lâm tựu chúng nhiều chuyên tham Tổ sư thiền. Trung Quốc có Tòng Lâm lớn dung nạp 3.000 ngàn người. Thầy của tôi tu tại Phước Kiến, ở đó có 200 Tỳ kheo tu trong Thiền đường nhỏ. Tất cả người tham thiền ăn uống, ngủ nghỉ… đều ở trong Thiền đường, trong đó có nhiều bộ phận như: bệnh viện, tòa án…
 Thọ Bát Quan Trai là cái cầu nối đưa đến xuất gia, thực tập xuất gia một ngày một đêm là gieo nhân xuất gia, để sau này có duyên xuất gia.

Hỏi: 
 Thọ Bát Quan Trai và người ở Tòng Lâm khác nhau như thế nào?

Đáp:
 Thọ Bát Quan Trai thuộc về bên Giáo môn, họ chưa thể giải thoát. Ở Tòng Lâm tham thiền giải thoát ngay chỗ đó. Đả thiền thất ở Tòng Lâm có 10 thất liên tiếp và thêm ngày đầu ngày cuối, tổng cộng 72 ngày. Nhiều vị Tổ trong thất thứ nhất kiến tánh, có người thất thứ nhì kiến tánh, có người thất thứ ba kiến tánh, có người thất thứ tư kiến tánh. Vua Ung Chính thất thứ nhì kiến tánh, nhưng kiến tánh vẫn làm vua.

Hỏi:
 Làm sao biết mình kiến tánh?

Đáp:
 Kiến tánh gọi là chánh biến tri, tức khắp không gian thời gian, không có cái nào mà không biết. Nói về thời gian, ngủ mê bộ óc không biết, chết giấc không biết, chết rồi không biết. Còn cái biết Phật tánh (chánh biến tri), chết giấc cũng biết, chết rồi cũng biết. Nếu chết rồi không biết thì có gián đoạn, không cùng khắp thời gian. Không những kiếp này, mà những kiếp trước kiếp sau đều biết, vì cùng khắp thời gian. Kiến tánh thì mình tự biết, bản thể vốn là vậy; bản thể hiện lên, vì bản thể khắp không gian thời gian; không gian thời gian đều ở trong đó.

Hỏi:
 Thọ Bát Quan Trai là trồng nhân xuất gia, vậy Phật có muốn cho mọi người xuất gia không?

Đáp:
 Đức Phật không phải muốn mọi người xuất gia, mà muốn mọi người kiến tánh. Cho nên Tòng Lâm khỏi cần xuất gia vẫn kiến tánh, cư sĩ, ông vua, thừa tướng, bà già bán rong ngoài đường đều có thể kiến tánh.
 Lục Tổ kiến tánh lúc còn cư sĩ, sau 15 năm mới xuất gia; vì để có hình tướng oai nghi dễ hoằng pháp nên Lục Tổ xuất gia. Trong Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền có 3 bé gái không phải người xuất gia mà kiến tánh, lại còn con nít (Long Nữ 8 tuổi, cô họ Trịnh 13 tuổi, cô họ Tô 15 tuổi).

Hỏi:
 Có phải xuất gia dễ ngộ hơn không?

Đáp:
 Lục Tổ nói “thân tại gia mà tâm xuất gia, hơn thân xuất gia mà tâm tại gia”. Không phải xuất gia hay tại gia, do tại tâm. Cho nên, nói “đạo do tâm ngộ bất tại tọa” (đạo do tâm ngộ, chẳng ở chỗ ngồi). Xuất gia không tu đàng hoàng bị mắc nợ thí chủ, xét theo giới luật có nhiều người mắc nợ phải đọa địa ngục, từ địa ngục ra còn phải trả nợ cho thí chủ.

Hỏi:
 Tham thiền dành cho người khờ ngốc phải không?

Đáp:
 Không phải, người thông suốt giáo lý cũng kiến tánh, người khờ ngốc cũng kiến tánh; hai người ấy có khả năng kiến tánh bằng nhau.

Hỏi:
 Sao tham thiền thấy như khờ ngốc?

Đáp:
 Ấy là công phu của người ta đến mức đó, bên ngoài người ta thấy như khờ ngốc; nhưng sự thật không phải, vì công phu đó cao.

Hỏi:
 Đoạn văn trong Tham Thiền Phổ Thuyết nói “Điều thiết yếu là chẳng nên chấp lý mà bỏ sự, Thiền tông quở là kẻ vác bảng, cũng chẳng nên chấp dụng hoặc nguyên thể bị mắng là kẻ đột phá. Thiên về tánh là chỉ chứng nhị thừa, thiên về tướng thành phàm phu; cần phải tánh tướng song hành, sự lý vô ngại mới được pháp thể trang nghiêm vậy”. Kính xin Sư Phụ khai thị?

Đáp:
 Đó đem giải thích là vậy. Tự tánh, Phật tánh đều là bản tánh của tâm. Đem tướng chia ra làm 4 cấp: ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng. Đến khi kiến tánh không còn phân biệt tánh và tướng, gọi là thật tướng. Kinh Viên Giác giải thích có 2 thứ 4 tướng:
 Bốn tướng của phàm phu: Chấp thân này là ngã tướng, tiến lên tất cả nhân loại là nhân tướng, tiến lên nữa là chúng sanh tướng, nhưng còn chấp tất cả trong thời gian là thật, gọi là thọ giả tướng.
 Bốn tướng của bực thánh đã chứng quả: Chấp cái ngộ của mình chứng gọi là ngã tướng; tiến lên một bước biết cái ngộ đó không có ngã (chứng tỏ không thành lập cái ngã), nhưng có năng chứng sở chứng, thuộc về nhân tướng; tiến lên một bước nữa, liễu tri ngã tướng nhân tướng không thể thành lập, nhưng có năng liễu tri sở liễu tri, nên gọi là chúng sanh tướng; rồi tiến lên một bước nữa là chứng Niết bàn không có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, nhưng ôm Niết bàn cho là ta chứng, gọi là thọ giả tướng.
 Cái của Phật là Bồ đề viên mãn quy vô sở đắc, không có đắc, không có chứng, luôn cả Niết bàn cũng không có. Vừa rồi nói, hư không vô sở hữu, nếu còn sở hữu thì không được. Mặc dù, cái sở hữu là Niết bàn cũng không được, cái sở hữu đó là Phật cũng không được. Nếu có sở hữu thì còn có tướng là chướng ngại. Vì thật tướng là vô tướng, nếu có tướng không phải là thật tướng.

Hỏi:
 Tại sao tu nhân khổ hạnh cảm quả phước đức?

Đáp:
 Phật không có chủ trương khổ hạnh, nên người chấp khổ hạnh là còn cái ngã; muốn dùng khổ hạnh mài giũa cái ngã. Nhưng cái nhân là ngã, không phải bôi xóa cái ngã.

Hỏi:
 Huệ trì nhập định trong bọng hơn 700 năm, vậy Ngài có biết gì không?

Đáp:
 Ngài nhập định hơn 700 năm, theo cảm giác của Ngài biết có một chút xíu. Cho nên, ngài hỏi “sư huynh của tôi có khỏe không?” Người ta tính ra là Ngài nhập định hơn 700 năm.

Hỏi:
 Diệt tận định là sao?

Đáp:
 Diệt tận định của cõi trời cao nhất, còn có ngã chấp chưa ra khỏi luân hồi. Diệt tận định của A La Hán phá được nhân ngã chấp, ra khỏi lục đạo luân hồi. Giáo môn giải thích là dứt được phần đoạn sanh tử, nhưng chưa dứt được biến dịch sanh tử. A La Hán còn có sở đắc, phải cần tiến lên đến Diệu giác (quả Phật) được vô sở đắc.

Hỏi:
 “Phải biết tự mình hành đạo là công nhỏ, khuyên người hành đạo là công to, thế nên cái đạo lợi hành vô tận”. Kính xin Sư Phụ khai thị?

Đáp:
 Phải rồi, tự mình là cái ngã; Bồ tát hành đạo quên mình vì người khác.
 

ML
01
02
03
04
05
06
07
08
09
Xem Thêm: 
Duy Lực Ngữ Lục Quyển Thượng
Duy Lực Ngữ Lục Quyển Hạ
Khai Thị Thiền Thất Tại Chùa Tam Bảo, HT. Duy Lực
Giảng Kinh Lăng Nghiêm, HT. Thích Duy Lực
c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

trẻ lam giau nhu the nao de khong mat phuoc bau the doi Ä Ã u co me 佛教 临终关怀 giàu có đạt Ð Ñ Ñ Rộn bo cuoc vui chong tan 22 nghi TÃ Æ đi đi em giữ gìn sức khỏe cho mắt của bạn Một ngày Thở và cười Cảm trên nền nhạc Contemplation Một ngày Thở và cười Khánh Hòa Lễ húy kỵ Tổ khai sơn chùa Nụ cười của người đàn ông khuyết những điều trẻ cần được dạy từ học 心经全文下载 Kiên Giang Tưởng niệm 4 vị sư liệt sĩ chớ Ăn uống thế nào để sống thọ hơn cõng TrÃƒÆ chênh Vu lan Tản mạn về mẹ những câu hỏi từ trái tim thé Thich thiên thuan virus dinh luat can ban trong doi song nở Có tấm Thế Bă c Ninh Lễ giỗ Quốc sư Vạn Hạnh vÃÆ Công GiÃi Tưởng cúc