MỤC LỤC
CHƯƠNG I- THIỀN LÀ TRÍ HUỆ CỦA SINH HOẠT
Thanh Tăng Và Mỹ Nữ 
Làm Thế Nào Vẹt Mây Để Thấy Mặt Trời 
Đừng Cho Rằng Mục Hạ Vô Nhân Là “Tinh Thần Tự Tại” 
Khải Thị Thấy Được Từ Một Tiểu Thiền Sinh Dùng Rổ Tre Để Hứng Nước Mưa 
Không Nên Biến Thành Tù Binh Của Thường Thức 
Thiền Là Thuốc Có Công Hiệu Đặc Biệt Để An Định Tâm Thần
Bảo Trì Tâm Thức Khoáng Đạt 
Tỉnh Giác Quán Chiếu Thế Giới Nội Tâm
Không Nông Nỗi Vì Nhân Tình Thế Thái
Làm Sao Để Có Thể Sinh Hoạt Một Cách Tự Tại
CHƯƠNG II - HƯỚNG CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
Sinh Hoạt Trí Huệ Thẳng Thắn Lỗi Lạc 
Không Phải Gió Động Cũng Không Phải Phướn Động Mà Chính Là Tâm Của Nhơn Giả Đang Động 
Hành Động Ngu Muội Của Việc Mài Gạch Làm Kính
Đói Thì Ăn Cơm Buồn Ngủ Thì Ngủ 
Đối Với Vật Xả Bỏ Mà Cảm Thấy Tiếc Nuối Thì Chính Đó Là Một Loại Phiền Não
Trẻ Nít 3 Tuổi Tuy Biết, Ông Già 80 Không Làm Được
Thế Nào Mới Tránh Cho Mèo Khỏi Bị Giết?
Không Nên Miệng Lưỡi, Đa Ngôn Không Sao Khỏi Lỗi
“Hành Vi” Giống Nhau Nhưng Hoàn Toàn Không Thể Biểu Đạt “Ý Tưởng” Như Nhau
Nhận Rõ Bản Lai Diện Mục Của Mình 
Khăng Giữ Giáo Điều, Biến Thành “Cang Phục Tự Dụng” 
Dưỡng Thành (trưởng Dưỡng, Tác Thành) “Phi Thường Thức” Của Siêu Việt Thường Thức 
Bất Sanh Của Phật Tâm 
Đoạn Trừ Lưới Me Của Nhân Sinh 
Diệu Pháp Thoát Ly Tai Nạn 
CHƯƠNG III - LÀM SAO THỂ NGỘ ĐẠO LÝ “ĐƯƠNG HẠ TỨC THỊ” (ĐANG KHI ĐÓ CHÍNH LÀ)
Vì Sao Thiền Sư Cự Tuyệt Ba Lần
Không Nên Cưỡng Cầu Hoàn Mỹ 
Không Phải Là “Lầm Lỗi” Mà Là Vì “Mê Muội” Nên Bị Quở Trách
Chớ Nên Rong Ruỗi Tìm Cầu 
Do Dự, Bất Quyết Thảy Đều Vô Dụng 
Trân Tiếc “Hiện Tại, Ngay Bây Giờ” 
Hiện Tại Không Thể Nhẫn Nại, Vị Lai Chắc Chắn Thọ Báo
Hậu Ký 
.
BƯỚC VÀO THIỀN CẢNH
Tác Giả-HIROSACHIYA - Dịch Giả-Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
 

CHƯƠNG I
THIẾN LÀ TRÍ TUỆ CỦA SINH HOẠT

THANH TĂNG VÀ MỸ NỮ 

     “Cô mộc hàn nham” có nghĩa là: cây gỗ khô, ghềnh đá lạnh. Trong danh tác “Ngã Thị Miêu” của văn học gia Hạ Mục Sấu Thạch đã xuất hiện thành như thế. 

     Con mèo, vai chính trong tác phẩm, trong một đoạn văn khi bình thuật về người chủ Khổ Sa Di của nó, đã phát triển biểu như sau: 

     “Thường ngày, chủ nhân tôi cứ mang bộ mặt biểu lộ cái tình cảm “cô mộc hàn nham” lạnh lùng như gỗ đá, nhưng thật sự tuyệt đối ông không phải là người lãnh đạm với nữ nhân....” 

     Hạ Mục tiên sinh thường hay sử dụng một từ ngữ khó hiểu, điển hình như “Cô mộc hàn nham”, nhưng dựa trên mặt chữ vẫn thừa sức nhận ra cái ý “Cây khô và ghềnh đá lạnh”. Và xem lại toàn ý của đoạn văn, có thể hình dung ngay thái độ lãnh đạm đối với nữ nhi quả giống như cây khô ghềnh lạnh, khô khốc không một mảy may nhiệt tình nào. 

     Đấy là lối dụng ngữ trên văn đàn, thực tế thì đây là một câu Thiền ngữ. Nguyên lai điển tích như thế nầy: 

     Trước kia, có một vị hoà thượng thanh tu, sống cuộc sống rất thanh tịnh trang nghiêm gần như là cảnh giới thánh nhân. Vì thế, quanh ông không thiếu gì người đeo đuổi, trong đó có một vị lão thái bà, ngưỡng mộ vị Thanh Tăng Nầy hơn ai hết. Liên tục suốt 20 năm liền, bà chưa gián đoạn sự cung dưỡng đối với vị Tăng bao giờ 

     Nhưng, phương thức cung dưỡng của vị lão thái bà nầy tương đối kỳ quặc đặc biệt, bà luôn lựa mấy thiếu nữ xinh đẹp đưa đến để phục dịch hầu hạ vị Thanh Tăng. Nhưng cuối cùng, mỹ nữ đối với Thanh Tăng giống như đồng tiền vàng đối với mèo. Trên căn bản không có tác dụng gì sao? Hay giống như cá khô đối với mèo, có một hấp lực dụ dỗ lôi cuốn mãnh liệt? Đây là việc không thể biết được. 

     Hai mươi năm trôi qua. 

     “Phải, đã đúng lúc rồi...” Lão bà nghĩ thầm trong lòng 

     Thế là một hôm, bà đặc biệt dạy bảo bọn thiếu nữ cố gắng quyến rủ hoà thượng. 

     “Lại đây nào! Chịu không nào!” Những thiếu nữ được bà căn dặn, bày lộ tư thái khêu gợi. Bên tai Thanh tăng phát ra những tiếng phát nộ, bấy giờ Thanh tăng lên tiếng: 

     “Cô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí” 

     Tam đông ý nói gồm Mạnh đông, Trọng đông, Quý đông, tức ba tháng mùa đông. Trong mùa đông vốn đã lạnh lẽo, cây cỏ bám leo theo vách hố thẳm càng lạnh lẽo hơn. Thanh tăng thốt ra lời nầy để bày tỏ rằng: lòng ông đã triệt ngộ nên được trong sạch yên tịnh, không vì sắc đẹp mà giao động thối hoá. Xem ra, thật vị Thanh tăng nầy đã tu đến cảnh giới “như như bất động”...Không, hãy khoan luận đoán bừa bãi, câu trả lời với đám mỹ nữ của Thanh tăng sẽ được đãi ngộ ra sao, đó mới là trọng điểm 

     Sau khi nghe thiếu nữ trở về bẩm báo rõ rành sự việc, lão thái bà đùng đùng nổi giận: 

     “Á! Tức chết được! Ta đã phí công cung dưỡng người phàm tục nầy suốt hai mươi năm...” Nói xong, bà tức khắc đuổi vị Thanh Tăng ra khỏi lều tranh, rồi phóng hỏa thiêu rụi túp lều 

     Đấy là điển tích của thành ngữ “Cô mộc hàn nham”. 

     Quý độc giả có lãnh ngộ được đạo lý gì từ điển cố này không?

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

nu cậu tu de 1 Thử áp dụng thiền Vipassana trong điều tứ đệ 1 Tập luân hồi phần 2 Thịt đỏ tang chua giac lam ngoi chua lon tuoi nhat sai gon vai Dịch giả cuốn sách nổi tiếng mua thu ha noi bà Šo dung bao gio de nan au dam giet chet giac mo kiếp tu chanh can tứ chánh cần chẠthien chanh niem thiền chánh niệm lạy phật và những trải nghiệm của hai tượng phật trên đỉnh núi được giữ gìn tâm ý Mùa LÃm Bằng xúc động với hình ảnh về tình yêu vo minh trong coi ta vô minh trong cõi ta dầu ra Thịt đỏ làm tăng nguy cơ bệnh đường phật tử trẻ nhận giải thưởng vì 天眼通 意味 Đắk Lắk Tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Già cÃn hoà Tâm Thói bệnh cúc 4 tổ ưu đa upagupta 浄土宗 仏壇 Trẻ mắc chứng hoảng sợ khi ngủ dễ