MỤC LỤC
CHƯƠNG I- THIỀN LÀ TRÍ HUỆ CỦA SINH HOẠT
Thanh Tăng Và Mỹ Nữ 
Làm Thế Nào Vẹt Mây Để Thấy Mặt Trời 
Đừng Cho Rằng Mục Hạ Vô Nhân Là “Tinh Thần Tự Tại” 
Khải Thị Thấy Được Từ Một Tiểu Thiền Sinh Dùng Rổ Tre Để Hứng Nước Mưa 
Không Nên Biến Thành Tù Binh Của Thường Thức 
Thiền Là Thuốc Có Công Hiệu Đặc Biệt Để An Định Tâm Thần
Bảo Trì Tâm Thức Khoáng Đạt 
Tỉnh Giác Quán Chiếu Thế Giới Nội Tâm
Không Nông Nỗi Vì Nhân Tình Thế Thái
Làm Sao Để Có Thể Sinh Hoạt Một Cách Tự Tại
CHƯƠNG II - HƯỚNG CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
Sinh Hoạt Trí Huệ Thẳng Thắn Lỗi Lạc 
Không Phải Gió Động Cũng Không Phải Phướn Động Mà Chính Là Tâm Của Nhơn Giả Đang Động 
Hành Động Ngu Muội Của Việc Mài Gạch Làm Kính
Đói Thì Ăn Cơm Buồn Ngủ Thì Ngủ 
Đối Với Vật Xả Bỏ Mà Cảm Thấy Tiếc Nuối Thì Chính Đó Là Một Loại Phiền Não
Trẻ Nít 3 Tuổi Tuy Biết, Ông Già 80 Không Làm Được
Thế Nào Mới Tránh Cho Mèo Khỏi Bị Giết?
Không Nên Miệng Lưỡi, Đa Ngôn Không Sao Khỏi Lỗi
“Hành Vi” Giống Nhau Nhưng Hoàn Toàn Không Thể Biểu Đạt “Ý Tưởng” Như Nhau
Nhận Rõ Bản Lai Diện Mục Của Mình 
Khăng Giữ Giáo Điều, Biến Thành “Cang Phục Tự Dụng” 
Dưỡng Thành (trưởng Dưỡng, Tác Thành) “Phi Thường Thức” Của Siêu Việt Thường Thức 
Bất Sanh Của Phật Tâm 
Đoạn Trừ Lưới Me Của Nhân Sinh 
Diệu Pháp Thoát Ly Tai Nạn 
CHƯƠNG III - LÀM SAO THỂ NGỘ ĐẠO LÝ “ĐƯƠNG HẠ TỨC THỊ” (ĐANG KHI ĐÓ CHÍNH LÀ)
Vì Sao Thiền Sư Cự Tuyệt Ba Lần
Không Nên Cưỡng Cầu Hoàn Mỹ 
Không Phải Là “Lầm Lỗi” Mà Là Vì “Mê Muội” Nên Bị Quở Trách
Chớ Nên Rong Ruỗi Tìm Cầu 
Do Dự, Bất Quyết Thảy Đều Vô Dụng 
Trân Tiếc “Hiện Tại, Ngay Bây Giờ” 
Hiện Tại Không Thể Nhẫn Nại, Vị Lai Chắc Chắn Thọ Báo
Hậu Ký 
.
BƯỚC VÀO THIỀN CẢNH
Tác Giả-HIROSACHIYA - Dịch Giả-Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
 

CHƯƠNG I
THIẾN LÀ TRÍ TUỆ CỦA SINH HOẠT
 

THIỀN LÀ THUỐC CÓ CÔNG HIỆU 
ĐẶC BIỆT ĐỂ AN ĐỊNH TÂM THẦN 

     Có lẽ độc giả sẽ nghi ngờ về những lời nói của tôi, nhưng tôi cũng chẳng phải là ngữ bất kinh nhân. Tôi nghĩ rằng muốn dùng nhận xét của tôi để giải thích về thiền, thì tốt hơn nên dùng quan điểm của Phật giáo nguyên thuỷ sẽ chính xác hơn. 

     Cái gọi là “Thiền”, kỳ thực không phải là chiến lợi phẩn của Phật giáo. 

     Chữ “Thiền”, nguyên là tiếng Ấn Độ. Phạn ngữ của Ấn Độ gọi là dhyana, tiếng palì thì đọc là jhàna, âm Hán ngữ dịch là “Thiền Na’ hoặc “Thiền” 

     Ngoài ra cũng còn gọi là “Thiền định”, lấy cái ý để dịch là “Định”, cộng thêm dịch âm chữ “Thiền” gộp lại thành “Thiền định”. Ý thiền (Thiền định) là một phương pháp điều phục tán loạn, và là một phương thức chuyên nhứt làm cho an định. Cho nên cũng có người phiên dịch chữ “Thiền” là “Tịnh lự”. 

     Theo truyền thuyết, đó là một phong tục tập quán từ ngàn xưa của Ấn Độ. Dựa vào suy đoán của các chuyên gia học giả, thì trước khi dân tộc Nhã Lợi An xâm nhập Ấn Độ (3), dân nguyên quán của Ấn Độ đã có phong tục tập quán này. Từ các di vật văn minh cổ dưới sông Ấn Độ được ngành khảo cổ khai quật, đã phát hiện những hình tượng người đàn ông ngồi thiền, do đó có thể tin tưởng rằng suy đoán đó là chính xác. 

     Vì thế, không riêng Phật giáo, các tôn giáo khác ở Ấn Độ cũng đã sử dụng phương thức thiền định để tu hành. Trong gia đoạn tu hành của đức Thích Tôn, ngài đã từng tập ngồi thiền với hai vị khổ hạnh tăng, nghĩa là toạ thiền đã có trước khi ngài khai ngộ, chuyện Bồ Đè Ca việc ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Đề cùng là việc ai cũng biết. Từ đó, chúng ta biết rằng trong thời đại Phật Giáo nguyên thuỷ, ngồi thiền là phương thức tu hành của mọi hành giả thuộc các tôn giáo Ấn Độ chứ chẳng phải chỉ chuyên biệt của Phật giáo đồ. 

     Đã biết thế, tại sao mỗi khi đề cập đến “Thiền” (hoặc ngồi thiền) thì bị cho là pháp riêng của Phật giáo đồ? Đây là một vấn đề hết sức thú vị. 

     Thực ra, vì do có điển cố. 

     Phật giáo nguyên thuỷ, đã đem pháp môn tu hành chia ra làm giới, định, huệ, gọi là tam học. Ba loại pháp môn này lấy hoạt động của tâm thức chia ra làm 3 lực vực “Tri, Tình, Ý”, rồi phân biệt từng thứ của ba lãnh vực, và tu hành thêm để đạt đến cảnh giới tối cao. Ý nghĩa đó xin được nêu rõ dưới đây: 

     Giới học – Ý – Pháp môn tu hành của chỉa ác tu thiện. 

     Định học – Tình -- Bỏ hết tạp niệm, pháp môn tu hành của thống nhất tâm thức 

     Huệ học – Tri -- Đoạn trừ phiền não, pháp môn tu hành của triệt ngộ thế gian chân tượng. 

     Ba loại công phu tu hành này nếu thiếu một thì không thể được, nó tương phụ tương thành, nhưng chẳng qua vì phương tiện đối với chúng sanh mà nó được chia làm ba. 

     Nhưng, cái gọi là thiền trong Phật giáo Trung Quốc (Thiền định, thiền toạ), thông thường không chỉ nói về “Định học trong tam học”, mà còn bao hàm cả sự thống hợp của cả tam học. Có thể nói, thiền không những bao hàm việc mở mang trí huệ và công phu toạ thiền, mà hơn thế nữa, sự đi đứng ngồi nằm thường ngày đều cũng có thể tu thiền như nhau. Người đã hoàn thành lý luận này để làm nguyên lý phát biểu, chính là Lục Tổ Huệ Năng đời Đường. Vì thế ở Trung Quốc, có thể nói “Thiền tức là Phật giáo”. 
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

song Loạn yoga ý nghĩa của cầu nguyện tính nhân bản của luật nhân quả nghi thức tụng kinh a di đà việt nghĩa Chiếc thực hành cho và nhận mỗi ngày yếu nghĩa sâu xa của kinh địa tạng 人鬼和 vãn o giá trả lời những câu hỏi của cư sĩ hư 大法寺 愛西市 Thơ y nghia cua cong duc va phuc duc ht tinh khong khang dinh ngai khong he noi nam cao pho hoa thuong thich quang buu Hải vi sao phat giao duoc bau chon la ton giao tot vì sao phật giáo được bầu chọn là æ ä½ å luÃƒÆ n biệt viễn chin hay kheo cham soc cai tam 鼎卦 tây phương yếu quyết 2 Mộng 佛教中华文化 để trở thành người phật tử chân vượt qua nỗi cô đơn 与佛文化有关的字词常见 Vai trò của người truyền đạo Cái khi triết Phà phat thống pháp khí tu tập trong phật giáo quảng ngữ của hòa thượng la hánh quế Tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ di hoc người trẻ hân hoan trong đám cưới tuy but hoa sen giua cho nhat ky hanh huong 5