MỤC LỤC
CHƯƠNG I- THIỀN LÀ TRÍ HUỆ CỦA SINH HOẠT
Thanh Tăng Và Mỹ Nữ 
Làm Thế Nào Vẹt Mây Để Thấy Mặt Trời 
Đừng Cho Rằng Mục Hạ Vô Nhân Là “Tinh Thần Tự Tại” 
Khải Thị Thấy Được Từ Một Tiểu Thiền Sinh Dùng Rổ Tre Để Hứng Nước Mưa 
Không Nên Biến Thành Tù Binh Của Thường Thức 
Thiền Là Thuốc Có Công Hiệu Đặc Biệt Để An Định Tâm Thần
Bảo Trì Tâm Thức Khoáng Đạt 
Tỉnh Giác Quán Chiếu Thế Giới Nội Tâm
Không Nông Nỗi Vì Nhân Tình Thế Thái
Làm Sao Để Có Thể Sinh Hoạt Một Cách Tự Tại
CHƯƠNG II - HƯỚNG CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
Sinh Hoạt Trí Huệ Thẳng Thắn Lỗi Lạc 
Không Phải Gió Động Cũng Không Phải Phướn Động Mà Chính Là Tâm Của Nhơn Giả Đang Động 
Hành Động Ngu Muội Của Việc Mài Gạch Làm Kính
Đói Thì Ăn Cơm Buồn Ngủ Thì Ngủ 
Đối Với Vật Xả Bỏ Mà Cảm Thấy Tiếc Nuối Thì Chính Đó Là Một Loại Phiền Não
Trẻ Nít 3 Tuổi Tuy Biết, Ông Già 80 Không Làm Được
Thế Nào Mới Tránh Cho Mèo Khỏi Bị Giết?
Không Nên Miệng Lưỡi, Đa Ngôn Không Sao Khỏi Lỗi
“Hành Vi” Giống Nhau Nhưng Hoàn Toàn Không Thể Biểu Đạt “Ý Tưởng” Như Nhau
Nhận Rõ Bản Lai Diện Mục Của Mình 
Khăng Giữ Giáo Điều, Biến Thành “Cang Phục Tự Dụng” 
Dưỡng Thành (trưởng Dưỡng, Tác Thành) “Phi Thường Thức” Của Siêu Việt Thường Thức 
Bất Sanh Của Phật Tâm 
Đoạn Trừ Lưới Me Của Nhân Sinh 
Diệu Pháp Thoát Ly Tai Nạn 
CHƯƠNG III - LÀM SAO THỂ NGỘ ĐẠO LÝ “ĐƯƠNG HẠ TỨC THỊ” (ĐANG KHI ĐÓ CHÍNH LÀ)
Vì Sao Thiền Sư Cự Tuyệt Ba Lần
Không Nên Cưỡng Cầu Hoàn Mỹ 
Không Phải Là “Lầm Lỗi” Mà Là Vì “Mê Muội” Nên Bị Quở Trách
Chớ Nên Rong Ruỗi Tìm Cầu 
Do Dự, Bất Quyết Thảy Đều Vô Dụng 
Trân Tiếc “Hiện Tại, Ngay Bây Giờ” 
Hiện Tại Không Thể Nhẫn Nại, Vị Lai Chắc Chắn Thọ Báo
Hậu Ký 
.
BƯỚC VÀO THIỀN CẢNH
Tác Giả-HIROSACHIYA - Dịch Giả-Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
 

CHƯƠNG II
HƯỚNG CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM

KHĂNG GIỮ GIÁO ĐIỀU BIẾN THÀNH 
“CANG PHỤC TỰ DỤNG”
     HY HUYỀN ĐẠO NGUYÊN 

    
“Chánh Pháp Nhãn Tạng Tuỳ Văn Ký” là sách thuật những gì từ chính miệng của Đạo Nguyên thin sư Nhật Bản (1200 – 1253), do Hoài Trang (1) đệ tử thân cận nhất của ngài dùng bút lục kết thành. Còn thủ bút của Đạo Nguyên Thiền sư, là quyển “Chánh Pháp Nhãn Tạng” (95 tập). Nhưng sách này rất khó hiểu, nếu không phải là người có một trình độ học Phật tương đương thì đọc nó mà muốn thấu triệt còn khó hơn cả việc lên tận thiên đàng. Một số người vừa chỉ xem qua đã than như bộng. 
     
Quyển “Chánh Pháp Nhãn Tạng Tuỳ Văn Ký” thì lại khác. Không những phân lượng vừa phải (tổng cộng 6 quyển) mà văn chương cũng gần gũi dễ hiểu, có lợi trong lúc đọc, hơn nữa nó thường được so sánh với “Thán dị sao”. “Thán dị sao” là ngữ lục của Thân Loan Thượng Nhơn, là thuỷ tổ khai sơn của Tịnh Độ Chân Tôn Nhật Bổn, do đệ tử là Duy Viên một mặt hồi tưởng một mặt bút ghi mà thành. Và hệt thế, “Giáo hành tín chứng”, trước tác bằng chính thân bút của Thân Loan thượng nhân (2) cũng là loại sách không dễ lý giải. Vì thế chỉ cần nhắc đến Thân Loan thượng nhân là tức khắc mọi người đều liên tưởng đến quyển “Thán dị sao”. Tình trạng của Đạo Nguyên thiền sư cũng thế. “Chánh Pháp Nhãn Tạng Tuỳ Văn Ký” (dưới đây lược gọi là “Tuỳ Văn Ký”) nuế so với “Chánh Pháp Nhãn Tạng” của nguyên trước bản nhân thì được lưu hành và phổ biến rộng rãi hơn nhiều. 
     
Nhưng, có người cho là “Tuỳ Văn Ký’ cũng thế, “Thán dị ký” cũng vậy, đều chỉ là tác phẩm từ tay đệ tử, nên giá trị đã chẳng là bao. 
     
Quả thật như thế sao?... 
     
Tôi không cho là thế, lấy Tô Cách La Đê, một triết gia cổ Hy Lạp làm ví dụ: Bản thân ông ta đã không lưu lại bất cứ trước tác nào, người sau chỉ xuyên qua Bá La Đồ, một học trò của ông, mới hiểu được tư tưởng của Tô Cách La Đê. Tình hình của Cơ Đốc Giáo cũng thế. 
     
Bố bộ sách phúc âm trong “Tâm Ước Thánh Kinh” đều do bốn vị môn đồ truyền liạ lời nói của Gia Tô Cơ Đốc. Bản thân của Gia Tô Cơ Đốc thì goi61ng như Tô Cách La Đê, đã không lưu truyền bất cứ trước tác nào cả.. 
     
Nhưng, bàn về số người trên đây, chúng ta không nên thờ ơ bỏ sót vị giáo tổ Thích Tôn của Phật Giáo. Thứ nhất bởi lẽ chúng ta chưa từng tận tai nghe những giáo thị của Thích Tôn, thứ hai, đối với những lời thuật lại của đệ tử đều cũng là sau khi ngài đã diệt độ mới kết tập thành kinh điển. Chính vì thế, mỗi khi mở đầu kinh điển, đều phải ghi câu “Như thị ngã văn” (Tôi đích thân nghe Phật nói như thế) để làm chứng tính cho Kinh Phật. Nói cách khác, Phật giáo có thể nói là đệ tử của Phật đã dựa vaò thiện căn và trí tuệ ađ4 lãnh ngộ giáo thị của đức Phật bởi chính họ. Thế thì vì lý do là ký lục của những đệ tử mà phê phán rằng giá trị của nó không cao, nếu thế, thì “Phật Giáo” củng không thể thành lập được sao? 
     
Còn nữa, tình huống của Đạo Nguyên thiền sư, Thích Tôn và Gia Tô hoàn toàn không giống nhau. Dù sao chúng ta vẫn có thể đọc được quyển “Chánh Pháp Nhãn Tạng” do thiền sư tự tay viết ra, khác với trường hợp của đức Thích Tôn và Gia Tô vì hai ngài đã chẳng lưu lại một trước tác thân bút nào để người sau có cơ hội so sánh. 
     
Cá nhân tôi thì không cho rằng giá trị của “Tuỳ Văn Ký” hoặc “Thán Dị Sao” là thấp. Nhưng cũng không tán đồng rằng đó là bản thứ hai hoặc tác phẩm được sao chép lại. Theo tôi, “Chánh Pháp Nhãn Tạng” và “Tuỳ Văn Ký” là hai quyển mang tính chất hoàn toàn khác nhau không thể so sánh một cách đơn giản được. Ví như nói, Đạo Nguyên thiền sư lấy lập trường xuất gia chủ trương muốn tu trì Phật Pháp, thì nên lìa bỏ tất cả những gì của thế tục, cắt tóc xuất gia, tâm trí chỉ chuyên chú trong việc công phu toạ thiền như thế mới xứng đáng là một hành giả Phật giáo chân chính. Có thể nói Đạo Nguyên thiền sư chủ trương chủ nghĩa xuất gia hoàn toàn và quyển “Chánh Pháp Nhãn Tạng” đã căn cứ vào tư tưởng này mà viết thành. Do vậy nếu muốn bảo rằng cả quyển sách đó đã tràn đầy “Chủ nghĩa xuất gia” cũng không có gì quá đáng. Nhưng, ý của tôi chẳng phải bảo rằng quyển sách này vô dụng đối với người tại gia. Dù sao đi nữa, “Chánh Pháp Nhãn Tạng” vẫn là một quyển sách vô cùng tinh vi. Nay thử đọc chương cuối của quyển này là chương “Sanh tử”, đủ thấy văn chương tương đối bình dị dễ hiểu, nội dung của nó dù là người phàm phu cũng không ai không thể không biết. 
     
“Thành Phật chi đạo hữu dị hành giả. Bất tác chư ác, bất luyến sanh tử, từ bi nhất thiết chúng sanh, kính thượng mẫn hạ, ư sự bất yếm bất cầu, ư tâm vô ưu vô lự, thị danh vi Phật” 
     
(Con đường để thành tựu Phật quả tối thượng rất dễ thực hiện, đó là, chỉ cần chấm dứt các điều ác, không tham đắm vào các hiện tượng sanh tử vô thường, thi thiết tâm từ bi đối với tất cả chúng sanh, kính trọng bậc trưởng thượng, thương giúp kẻ hậu học, đối với những việc căn bản như thế mà tâm không suy tư bi não, chẳng nhàm chán nhưng cũng chẳng suy cầu, đó đích thực là đấng Giác ngộ) 
    
Đoạn văn trên chẳng cần phải giải thuyết, chỉ cần xem qua là biết ngay ý muốn nói gì. Nhưng biết rõ là một việc là muốn thực thi hoàn toàn như vậy thì không phải là việc dễ dàng. Cho nên xin thưa, tu hành mà càng thấy đơn giản chừng nào thì càng cần phải có pháp môn công phu cao thâm hơn là chỉ lo ngồi xếp bằng. Mà muốn tu trì cái công phu “Chỉ ngồi xếp bằng”, nếu không xuất gia thì thật rất khó để thực hiện. Quyển “Chánh Pháp Nhãn Tạng” chỉ đạo cho sự chọn lựa sau khi xuất gia tu trì theo pháp môn toạ thiền, cho nên có thể nói đây là quyển sách được viết cho người xuất gia. 
     
Còn quyển “Tùy Văn Ký”, chỉ đọc tựa đề cũng nghĩ ngay đó là sách ghi chép những ngữ lục để khai thị cho đệ tử của Đạo Nguyên thiền sư, vì thế, đương nhiên sách nyà cũng truyền đạt chủ nghĩa xuất gia của thiền sư. Chẳng qua sách này bao gồm một đặc sắc khác mà “Chánh Pháp Nhãn Tạng” không thể có, đó là những câu xuất hiện trong sách dưới đây: 

     Thuyết pháp chi dư, thuận tiện khai thị: “....” 
     Nhàm đàm chi thời, thuận tiện khai thị: “....” 
     Nhất nhựt tham thiền chi hậu, thuận tiện khai thị: “....” 
     (Ngoài việc thuyết pháp, thuận thị khai mở chỉ dạy: “....” 
     Lúc nhàn rỗi đàm luận, thuận tiện khai thị: “....” 
     Sau một ngày tham thiền, thuận tiện khai thị: “....” 
     
Cách nói “thuận tiện” khai thị của Đạo Nguyên thiền sư này đã gợi lên thiền vị một cách đấy thích thú, nó siêu việt qua lập trường đối lập của xuất gia và tại gia, có thể nói đó là châm ngôn trị gia xử thế vô cùng thích hợp có thể sử dụng cho người thế tục thông thường. 
     
Căn cứ vào điểm này, tôi hoan hỷ mạnh dạn giới thiệu quyển “Tùy Văn Ký” đến quý vị độc giả. Quý vị đọc qua từng bài một, có thể sẽ không ngừng phát hiện bao nhiêu trí huệ quý báu về thiền mà quý vị chưa từng biết đến: 
     
Bài đầu của “Tùy Văn Ký” đã ghi một đoạn với nội dung mà Đạo Nguyên thiền sư đã lấy mẫu chuyện trong “Tục Cao Tăng truyện” (3) làm đề tài để khai thị cho các đệ tử: 
     
Trong số môn hạ của một thiền sư, có một vị đệ tử xuất gia. Vị đệ tử này tâm tính rất siêng năng cần mẫn, hằng ngày chuyên cần dâng hương lễ bái Phật tượng bằng vàng và Xá Lợi Phật của ông. Xá Lợi Phật là di cốt của đức Thích Tôn. Phật tượng, Xá Lợi đều là vật của thánh giả, đối với sự vật của thánh giả mà cung kính lễ bái thì đó là việc tự nhiên, chẳng có chi phải ngạc nhiên cả. 
     
Thế nhưng, sư phụ ông đã cảnh cáo ông rằng: “Phật tượng và Xá Lợi mà con đang tôn kính lễ bái đó, sau này sẽ là một chướng ngại rất lớn cho việc tu hành của con, v5ây con hãy mau vứt đi!” 
     
Người đệ tử nghe xong, cảm thấy vô cùng khó chịu: “Con tôn kính lễ bái Phật tượng và Xá Lợi thì có điều chi không đúng?” Không riêng vị đệ tử này, tất cả chúng ta ai cũng đều nghĩ như thế cả, thật không rõ sự cảnh cáo của sư phụ đã có dụng ý thế nào? 
    
“Chúng là thiên Ma Ba Tuần ảo hoá ra đó:. Sư phụ nói thêm. (Phật giáo gọi “Ba Tuần” tức là thủ lãnh ác ma). 
     
Nghe đến đây, vị đệ tử này bực bội bỏ đi. 
     
“Nếu không tin, con cứ về mở cái rương cất giữ Phật tượng và Xá Lợi ra xem!” Sư phụ lớn tiếng nói với theo người đệ tử đang bước. 
     
Sau khi trở về, ông ta mở cái rương ra xem thí phát giác một con rắn độc đang nằm khoanh tròn trong đó. 
     
Đây há không phải là mẫu chuyện tinh vi sao? Đối với câu chuyện này chúng ta có thể có nhiều giải thích khác nhau. 
     
Ví như, khóa trưởng của một công ty đã ra lệnh cho thuộc hạ chấp hành công tác mà chính ra đó là nhiệm vụ thuộc bổn phận của ông. Lần đầu vì lý do ông có nỗi khổ bất đắc dĩ, chỉ còn cách nhờ thuộc hạ đi thay ông. Còn thuộc hạ ngay lúc được uỷ thác trọng nhiệm đã tự lấy làm mừng, vì đại diện khoá trưởng đi công tác tất nhiên sẽ được đối đãi như một thượng cấp. Cũng bởi thuộc hạ vui lòng nhận lời, nên sau lần ấy, khóa trưởng đã giao hết tất cả những nhiệm vụ công cán của mình cho thuộc hạ làm thế. 
     
Bô thuộc cứ phải nhận lãnh mãi trách nhiệm như thế nên cảm thấy mỏi mệt. Thật vậy, đại diện khóa trưởng không phải là việc nhẹ nhàng. 
    
“Làm khóa trưởng để làm gì?...Nếu việc nào cũng đẩy cho chúng ta làm thế, chi bằng chúng ta làm khóa trưởng, ông ta làm thuộc hạ thì tốt hơn!” 
     
Giống như thế, tiếng oán trách có mặt khắp nơi. 
     
Việc này khiến tôi nghĩ đến người đệ tử lễ bái Phật tượng và Xá Lợi. 
     
Thông thường đối với công việc nào mà có quan niệm tiên nhập vi chủ, thì chúng ta tin tưởng sâu đậm và không nghi ngờ để kiểm thảo cải tiến. Thái độ xử thế như vậy, kỳ thật chứa đựng rất nhiều nguy hiểm. Bởi vì những sự vật chung quanh chúng ta, đôi khi gặp nhân duyên thay đổi, thay nó vẫn đẹp đẽ, rất có thể sẽ bị hoàn toàn đổi khác. 
     
Xin kể về trường hợp mà tôi đã thể nghiệm trong buổi tiệc rượu. Có thể độc giả sẽ bảo khi bàn luận Phật pháp mà lấy sự uống rượu để dẫn dụ là không đúng đắn, nhất là trong tinh thần trì giới tinh nghiêm của Đạo Nguyên thiền sư. Nhưng, nếu nói ngược lại thì thiền há không phải chính là tinh thần vô chấp? Nếu chấp uống rượu là không tốt, thế là không hợp với tinh thần của thiền – nghe qua tựa hồ như có điều gì cưỡng từ đoạt lý, nhưng hãy hồ như có điều gì cưỡng từ đoạt lý, nhưng hãy để tôi trình bày sự thể nghiệm này trước!. 
     
Trong tiệc rượu – 
     
“Đúng lúc rồi!” có người đề nghị như thế. 
     
Từ nhà này uống tới nhà nọ, mấy trận luôn, đã đúng lúc nên dừng lại. Khi tôi định rời chỗ ngồi, có người mở miệng bảo rằng “Rượu thịt còn dư, chớ nên lãng phí, dùng sạch hẳn đi!” 
     
Tham gia tiệu rượu này, đa số thuộc vào lớp tuổi trung niên. “Chớ có lãng phí” -- phần đông họ đều mang tâm trạng như thế. Vì trải qua cuộc đời bầm dập bởi chiến tranh, số người này đã không cách nào chịu được cái gọi là văn hóa lãng phí vô ý thức của đương thời. Hồi rượu nhỏ cũng không thể có, kinh nghiệm khốn khổ ấy khiến họ khi thấy rượu thịt chưa dùng hết liền nẩy sinh ác cảm đối với thời đại nên đã tự nhiên thốt ra như thế. 
     
Thiền sinh ghét sự lãng phí, dù cho một hạt gạo củng không thể phí phạm. Thiền tăng trong thiền đường khi dùng cơm xong, đổ nước sôi vào chén tráng những hạt cơm sót, sau đó uống cạn để không lưu lại bất cứ một hạt cơm nào. Đây cũng là khóa đề tu hành trọng yếu thường ngày của thiền tăng. 
    
Xét ra, việc “Hãy ăn sạch thức ăn rồi mới ra về!” rất hạp với tinh thần không lãng phí, nhưng kỳ thực đã không phải vậy. 
     
“Thế thì, xin ông thanh toán hết đi, tôi quá no, không ăn được nữa.” câu nói tuy có vẻ vô lễ, nhưng tôi nhất định thối thác. Thế là 90% đối phương đã phản đối vì cho rằng tôi đã gây khó cho họ. Vì đề nghị thu thập tàn cuộc là mong đối phương làm chứ không phải tất cả cùng làm. Quả thật bài toán vừa gõ hơi quá sớm. 
     
Tôi cảm thấy vì sức khoẻ, thà bỏ thức ăn thừa còn tốt hơn là cố gắng để cố ăn. Đương nhiên tốt nhất là không tham dự ngay từ đầu, nếu bất đắc dĩ phải nhập cuộc thì nên đủ can đảm thể tự kìm chế lấy mình, nghĩa là khi vừa mức thì ngưng. 
     
Tu hành tọa thiền cũng cần có ý lực kiên định này. Ngay trong ba bữa ăn của thiền tăng, phải luôn chú ý ăn no tám phần thôi. Cố ép ăn nhiều uống lắm, thì tuyệt đối không cách nào hài hoà với thế giới thiền cả. 
     
Tinh thần “không lãng phí”, quý tiếc vật phẩm cố nhiên quan trọng, đáng quý, nhưng khăng khăng ôm cứng và xem nó như kim khoa ngọc luật thì trái lại sẽ dẫn đến sự chán chê; vì tuy nói “không lãng phí” nhưng miễn cưỡng ăn vào thì sẽ tổn hại sức khoẻ. Tóm lại, nên trong phạm vi vừa phải, quá trớn thì biến thành “rắn độc”. Chi bằng để thức ăn dư thừa vẫn tốt hơn. Đó là sự thể nghiệm của tôi. 
     
Giống thế, có thể mang đạo lý của Đạo Nguyên thiền sư để ứng dụng trong sinh hoạt thường ngày qua sự thu nhập trong “Tuỳ Văn Ký”. Có hai bài pháp ngữ dưới đây đư5ơc rút ra từ quyển “Tùy Văn Ký” 
     
Những người như chúng ta, sống trong cõi hồng trần thế tục, nhất là đối với số người đi làm thì không sao tránh khỏi những việc va chạm và tranh cãi, không luận là thắng hay thua cũng đều không phải là việc vui vẻ. Lúc bấy giờ nếu nghĩ đến nội dung bià pháp ngữ này, tuy là đạo lý giáo thị cho những đệ tử xuất gia của Đạo Nguyên thiền sư, nhưng nó vẫn mang lại trợ ích lớn lao cho quý vị. 
     
Một hôm, sau khi thuyết pháp, tiếp đến ngài đã khai thị: “giả thiết một sự việc ta có lý mà đối phương thì vô lý, tốt nhất không nên lấy lý chế người để đánh đổ đối phương. Nhưng tự biết có lý mà lại cố ý nhận lỗi thì cũng sẽ dễ làm hỏng việc. Tốt nhất đã không tranh thắng trên mặt ngôn từ thì cũng đừng cố ý cầu toàn mà nhận sai, hãy để sự việc tự nhiên lụn tắt. Bẵng một thời gian, khi đôi bên đều đã quên đi lời nói của đối phương thì oán hận sẽ không còn xảy ra nữa. Đây là đệ nhật tâm pháp để giải quyết sự phân tranh”. 
     
Ngày khác, sau khi tham thiền, kế đến ngài đã khai thị rằng: “Người học Phật cần nhất là không nên cố chấp ý kiến của mình, cho dù có thể hội được đi nữa cũng chưa chắc đã tuyệt đối tốt. Khi nghĩ rằng vẫn còn có cái tốt hơn cái này mà đi quảng bác tham học, hoặc tham cứu lời dạy của cổ nhân, nhưng sau đó cũng không chấp và tin vào lời cổ nhân, và, cho dù có đồng cảm đi nữa thì cũng cứ vẫn tồn nghi để tiếp tục thám cầu những kiến giải tốt hơn mới đúng”. 
     
Trong “Tùy Văn Ký” đã có rất nhiều pháp ngữ loại vô cùng thực dụng để suy ngẫm một cách thâm trầm, xin độc giả đích thân tìm đọc như thế sẽ thích thú hơn. 

Chú (1): Cô Vân Hoài Trang (1198 – 1280) Tăng (tịch) quán Tào Động Tôn, theo hầu học Đạo Nguyên và trợ lực hưng kiến Vĩnh Bình tự, sau thành đệ nhị trụ trì. 

Chú (2): Thân Loan (1173 – 1262) là danh tăng thời Liềm Thương Nhựt Bổn, và thuỷ tổ của Chân Tôn. Suốt đời tôn phụng pháp môn tha lực tín ngưỡng của Phật. Có sự khác biệt là, tha lực tín ngưỡng của Pháp Nhiên thượng nhân chủ trương “Niệm Phật vi bổn”, còn Thân Loan chỉ chủ trương “Tín tâm vi bổn”. 

Chú (3): Đường, Đạo Tuyên trước, Thu lục truyền ký từ Ngũ Đại Lương đến giữa thời Đường triều gồm 340 vị cao tăng 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

白骨观 危险性 妙蓮老和尚 人生是 旅程 風景 lÃ Æ 放下凡夫心 故事 ï¾ ï½ î ï tang trieu va tanh khong hoc dong phuong 佛教中华文化 Châm cứu có phải là trị liệu hiệu hoà vat cÃƒÆ ï¾ï¼ Những câu chuyện về loài hoa vạn thọ net van hoa dac trung mua sen no the dai thap sanchi nghiệp báo và thảm họa thiên nhiên ke Giậ 五痛五燒意思 gia tri binh yen Chùa Long Quang NhÒ Cảnh chùa châu quang mot cau chuyen ve suc manh cua long tu bi câu chuyện về chàng thanh niên pháp sang con duong cua nen va hoa Ăn uống trá hạnh bố thí Ngu chiếc Æ bÃÆ Thể dục sau bữa ăn giúp giảm bệnh tieng Kinh bat nha Chữ Mo Tình Mất ngủ chÃnh tin tuc phat giao Ống giã trầu của nội c璽u 5 tan o thai lan