MỤC LỤC
CHƯƠNG I- THIỀN LÀ TRÍ HUỆ CỦA SINH HOẠT
Thanh Tăng Và Mỹ Nữ 
Làm Thế Nào Vẹt Mây Để Thấy Mặt Trời 
Đừng Cho Rằng Mục Hạ Vô Nhân Là “Tinh Thần Tự Tại” 
Khải Thị Thấy Được Từ Một Tiểu Thiền Sinh Dùng Rổ Tre Để Hứng Nước Mưa 
Không Nên Biến Thành Tù Binh Của Thường Thức 
Thiền Là Thuốc Có Công Hiệu Đặc Biệt Để An Định Tâm Thần
Bảo Trì Tâm Thức Khoáng Đạt 
Tỉnh Giác Quán Chiếu Thế Giới Nội Tâm
Không Nông Nỗi Vì Nhân Tình Thế Thái
Làm Sao Để Có Thể Sinh Hoạt Một Cách Tự Tại
CHƯƠNG II - HƯỚNG CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
Sinh Hoạt Trí Huệ Thẳng Thắn Lỗi Lạc 
Không Phải Gió Động Cũng Không Phải Phướn Động Mà Chính Là Tâm Của Nhơn Giả Đang Động 
Hành Động Ngu Muội Của Việc Mài Gạch Làm Kính
Đói Thì Ăn Cơm Buồn Ngủ Thì Ngủ 
Đối Với Vật Xả Bỏ Mà Cảm Thấy Tiếc Nuối Thì Chính Đó Là Một Loại Phiền Não
Trẻ Nít 3 Tuổi Tuy Biết, Ông Già 80 Không Làm Được
Thế Nào Mới Tránh Cho Mèo Khỏi Bị Giết?
Không Nên Miệng Lưỡi, Đa Ngôn Không Sao Khỏi Lỗi
“Hành Vi” Giống Nhau Nhưng Hoàn Toàn Không Thể Biểu Đạt “Ý Tưởng” Như Nhau
Nhận Rõ Bản Lai Diện Mục Của Mình 
Khăng Giữ Giáo Điều, Biến Thành “Cang Phục Tự Dụng” 
Dưỡng Thành (trưởng Dưỡng, Tác Thành) “Phi Thường Thức” Của Siêu Việt Thường Thức 
Bất Sanh Của Phật Tâm 
Đoạn Trừ Lưới Me Của Nhân Sinh 
Diệu Pháp Thoát Ly Tai Nạn 
CHƯƠNG III - LÀM SAO THỂ NGỘ ĐẠO LÝ “ĐƯƠNG HẠ TỨC THỊ” (ĐANG KHI ĐÓ CHÍNH LÀ)
Vì Sao Thiền Sư Cự Tuyệt Ba Lần
Không Nên Cưỡng Cầu Hoàn Mỹ 
Không Phải Là “Lầm Lỗi” Mà Là Vì “Mê Muội” Nên Bị Quở Trách
Chớ Nên Rong Ruỗi Tìm Cầu 
Do Dự, Bất Quyết Thảy Đều Vô Dụng 
Trân Tiếc “Hiện Tại, Ngay Bây Giờ” 
Hiện Tại Không Thể Nhẫn Nại, Vị Lai Chắc Chắn Thọ Báo
Hậu Ký 
.
BƯỚC VÀO THIỀN CẢNH
Tác Giả-HIROSACHIYA - Dịch Giả-Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
 

CHƯƠNG II
HƯỚNG CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM

TRẺ NÍT 3 TUỔI TUY BIẾT, ÔNG GIÀ 80 KHÔNG LÀM ĐƯỢC
     ĐIỂU SÀO ĐẠO LÂM 

     
Đường triều có vị Đạo Lâm thiền sư (741-824), do khi ngài tu hành tại Tần Vọng sơn Hàn Châu, chim trúc kéo đến làm ổ trên những cành cây tùng trong núi, cho nên được phong hiệu là “Điểu Sào thiền sư”. 
     
Ngoài ra, chung quanh chỗ ở của ngài có rất nhiều chim ô thước làm tổ (đại khái có thể chúng cho rằng thiền sư là người cùng chủng loại), cho nên chúng rất ôn thuần với thiền sư, vì thế người ta cũng gọi ngài là “Thước Sào hoà thượng”. Vị Điểu Sào thiền sư này là vai chính trong câu chuyện. 
     
Nhưng, nếu chúng ta không đề cập đến một vai chính khác, thì mẫu chuyện này không thể diễn xuất được. Vị đó là thi nhân Bạch Cư Dị đã rất nổi tiếng trong thi đàn Trung Quốc (772-846). Ông vì nhậm chức Thích Sử mà đến Hàng Châu. Thích Sử là quan lớn nhất của một châu, cũng gọi là “Thái Chú”, một quan chức có ngôi vị khá cao. Bạch Cư Dị lần đầu đến Hàn Châu, nghe cách đi đứng đặc dị của Điểu Sào thiền sư, bèn muốn đến bái kiến một phen. 
     
Khi đến nơi, trông thấy chỗ ở của thiền sư, ông không thể tự chủ, lớn tiếng la hoảng: 
     
“Chỗ ở của thiền sư rất nguy hiểm đấy!” 
     
Bạch Cư Dị là người học Phật, ít nhiều cũng biết đôi chút Phật Pháp, vì thế ông thốt ra lời nói vừa có tính cách tỉnh nhưng đồng thời cũng nhắm vào hành vi đi đứng hiển dị khác thường của thiền sư đang mê hoặc dân chúng mà ngầm chứa mùi vị mai mỉa. 
     
Khi đọc công án này lần đầu, tôi cũng đã có cùng cảm giác bực ghét như thế vì cảm thấy kẻ tu hành học Phật không cần thiết phải biểu lộ những hành động kỳ khôi lập dị. 
    
“Nguy hiểm đấy!” lời nói của Bạch Cư Dị thật đúng chỗ. Bởi vì chúng ta có thể vin vào sự trả lời của thiền sư để hiểu rõ công phu tu hành của ngài. Và ngược lại, phản ứng của thiền sư sẽ cho thấy được công lực của Bạch Cư Dị đến đâu. Vì thế cuộc vấn đáp này có thể được coi là một trận biện luận tinh vi. 
     
Điểu Sào thiền sư đã trả lời câu nói “Nguy hiểm lắm đấy!” rằng: 
     
“Thái thú, cảnh ngộ của ông còn nguy hiểm hơn tôi!” 
     
Quả thật, cảnh ngộ của chánh trị gia ngấm ngầm nguy cơ tứ phía. Chẳng hạn như bị giáng chức, đỗ hỏng, cách chức, bị hãm hại, làm ma thế mạng v.v... Không luận là giới chánh trị hay giới công thương đều đầy dẫy những loại nguy cơ như thế. Bạch Cư Dị vì giáng chức nên mới được điều từ kinh thành đến Hàn Châu. Trước những hiểm hoạ vô chừng ấy thà chấp nhận thế giới thiền định trên cây tùng còn an toàn hơn. 
     
“Ông này! Thật lợi hại!” 
     
Có lẽ trong lòng Bạch Cu Dị đã nghĩ như thế. Đến đây, thoại đề lại chuyển đổi. 
     
Để bảo trì tính liên đới của toàn bộ cuộc đối đáp, chúng ta hãy thay đổi phương thức bằng cách tạm không giả thích từng câu, đợi sau khi phân rõ thắng bại, sẽ lần lượt giải thích tỉ mỉ, dưới đây là dịch văn: 

     Thái thú Bạch Cư Dị: “Chỗ ở của thiền sư nguy hiểm qua!” 
     Thiền sư: “Thái thú, cảnh ngộ của ông càng nguy hiểm hơn!” 
     Thái thú: “Thế nào mới là đại ý của Phật pháp?” 
     
Thiền sư: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” (đừng làm những việc ác, hãy thực hiện những việc lành). 

     Thái thú: “Việc đó trẻ nít 3 tuổi cũng biết”. 
     Thiền sư: “Nhưng, ông già 80 cũng khó mà làm được!” 
     Thái thú: “...” 
     Vấn đáp kết thúc, hiển nhiên Bạch Cư Dị đã thua. 
     
Bạch Cư Dị hỏi: “Thế nào mới là đại ý của Phật Pháp?” không phải lấy cương vị học sinh để thỉnh giáo đại ý Phật pháp, mà là muốn Điểu Sào thiền sư trần thuật ra những gì đã liễu ngộ, đó là có ý trắc nghiệm thiền sư. 
     
Còn Điểu Sào thiền sư đối với sự trắc nghiệm đã đưa ra lời giải đáp “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. Thoáng nghe dĩ nhiên xuôi tai, không có chỗ nào sai lầm, nhưng lại cho người có trực giác nhận thấy câu trả lời quá tầm thường, Bạch Cư Dị đã nghĩ như thế. 
     
Nào ngờ, câu nói này rất nổi tiếng trong Phật giáo [Thất Phật thông giới kệ]. Đó là kệ ngữ chung để chỉ dạy chúng sanh của bảy đức Phật đã từng thị hiện ở thế giới sa bà, trong đó có đức Thích Tôn. Toàn văn kệ ngữ này như sau: 

     Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành 
     Tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo 
     (Đừng làm những việc ác, hãy thực hiện những việc lành, tự thanh tịnh tâm ý, đó là lới Phật dạy) 
     
Bạch Cư Dị cảm thấy câu trả lời này thật tầm thường không có gì ly kỳ, nên thốt “Việc này đến con nít lên 3 cũng biết”, ý ngầm bảo nếu sớm biết như thế thì không cần thiết phải lặn lội đến thâm sơn bái kiến. 
     
Nhưng không hổ danh Điểu Sào thiền sư, sau khi Bạch Cư Dị trả lời “Đến như trẻ nít 3 tuổi cũng biết”, thì ngài không chút do dự tức khắc đáp: “Hẳn thế, nhưng lão ông 80 tuổi chưa chắc làm được!”, bị thiền sư phang câu này, Bạch Cư Dị chỉ biết trợn mắt thè lưỡi, không sao có thể biện đáp thêm được. 
     
Thiền hay Phật giáo cũng vậy, bất cứ là đạo lý gì, đều dạy con người bỏ theo thiện. Chỉ đơn sơ như thế, đơn thuần như vậy, mà chính là thiền, là Phật giáo. 
     
Một thí dụ khác, khi qua đường lớn, tuy gặp đang lúc đèn đỏ, nhưng thấy không có xe cộ nên định băng qua, con tôi đứng bên cạnh vội cản tôi lại. Tôi bảo “Không được phép băng đèn đỏ thì đúng rồi, nhưng...có quan hệ gì đâu!” 
     
Con tôi bấy giò chỉ đang học Ấu Trĩ Viên. Kết quả, cái quy tắc giao thông “Không thể vượt đèn đỏ” cả con nít 5 tuổi cũng biết, nhưng người lớn lại rất dễ vi phạm. 
    
“Không quan hệ gì!” Vừa nói xong, trong đầu tôi tức khắc hiện lên lời nói của Điểu Sào thiền sư. A! cho dù người lớn, đã 40 như tôi, cả cái quy tắc giao thông thông thường cũng không cách nào tuân hành nghiêm túc. Như thế, đàn ông trung niên trên tuổi 40 chỉ biết cãi lời đoạt lý thôi sao? 
     
Thiền không lý luận nhưng hiểu rõ đạo lý, “Thiền không phải là lý luận” chưa hẳn là đại biểu cho sự thấu hiểu về thiền. Nghe qua dường như có vẻ đáng buồn, nhưng xin hãy bình tĩnh, chớ nóng nảy, nóng giận là kẻ địch lớn của thiền. Hãy thong dong chậm rãi mà thể hội! Cuối cùng từ trong ấy bạn sẽ hiểu rõ đạo lý của thiền. 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Ly Thực phẩm nào giúp giảm cân hiệu quả ThẠvì sao có người thì hạnh phúc 人鬼和 Thơ tra loi nhung cau hoi cua cu si hu luc thay loi 大法寺 愛西市 xử lý vấn đề tình cảm theo quan niệm Sự 10 điều tuổi trẻ thường lãng phí trang hat Lược làm ve voi yen tu nhan 709 nam phat hoang tran nhan Thương và 普提本無 Tu tập để ra khỏi luân hồi sanh tử chia sẻ hoài bão cho nhau Một nữ tu đất cố đô vÃƒÆ tính cách tức thời lay nguyen Bàn tướng tru tri theo di lac 8 Mẹ 回向文 Bóng đá Yan Can Cook trình diễn món chay tại Pháp quê åº vi phap chu dau tien cua giao hoi phat giao viet từ thể loại văn bản kinh phật ở ấn Xuân trong tôi Ngày ấy và bây giờ dung hieu lam kho de dấu nhìn sâu nghĩ kỹ để cảm thông với học hạnh bồ tát phát nguyện đốt Trẻ kén ăn có nguy cơ bất ổn tinh thần 普集餓鬼陀羅尼梵羽 l BÃn Ai không nên thức khuya xem bóng đá hap dan moi chung ta 正信的佛教