MỤC LỤC
CHƯƠNG I- THIỀN LÀ TRÍ HUỆ CỦA SINH HOẠT
Thanh Tăng Và Mỹ Nữ 
Làm Thế Nào Vẹt Mây Để Thấy Mặt Trời 
Đừng Cho Rằng Mục Hạ Vô Nhân Là “Tinh Thần Tự Tại” 
Khải Thị Thấy Được Từ Một Tiểu Thiền Sinh Dùng Rổ Tre Để Hứng Nước Mưa 
Không Nên Biến Thành Tù Binh Của Thường Thức 
Thiền Là Thuốc Có Công Hiệu Đặc Biệt Để An Định Tâm Thần
Bảo Trì Tâm Thức Khoáng Đạt 
Tỉnh Giác Quán Chiếu Thế Giới Nội Tâm
Không Nông Nỗi Vì Nhân Tình Thế Thái
Làm Sao Để Có Thể Sinh Hoạt Một Cách Tự Tại
CHƯƠNG II - HƯỚNG CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
Sinh Hoạt Trí Huệ Thẳng Thắn Lỗi Lạc 
Không Phải Gió Động Cũng Không Phải Phướn Động Mà Chính Là Tâm Của Nhơn Giả Đang Động 
Hành Động Ngu Muội Của Việc Mài Gạch Làm Kính
Đói Thì Ăn Cơm Buồn Ngủ Thì Ngủ 
Đối Với Vật Xả Bỏ Mà Cảm Thấy Tiếc Nuối Thì Chính Đó Là Một Loại Phiền Não
Trẻ Nít 3 Tuổi Tuy Biết, Ông Già 80 Không Làm Được
Thế Nào Mới Tránh Cho Mèo Khỏi Bị Giết?
Không Nên Miệng Lưỡi, Đa Ngôn Không Sao Khỏi Lỗi
“Hành Vi” Giống Nhau Nhưng Hoàn Toàn Không Thể Biểu Đạt “Ý Tưởng” Như Nhau
Nhận Rõ Bản Lai Diện Mục Của Mình 
Khăng Giữ Giáo Điều, Biến Thành “Cang Phục Tự Dụng” 
Dưỡng Thành (trưởng Dưỡng, Tác Thành) “Phi Thường Thức” Của Siêu Việt Thường Thức 
Bất Sanh Của Phật Tâm 
Đoạn Trừ Lưới Me Của Nhân Sinh 
Diệu Pháp Thoát Ly Tai Nạn 
CHƯƠNG III - LÀM SAO THỂ NGỘ ĐẠO LÝ “ĐƯƠNG HẠ TỨC THỊ” (ĐANG KHI ĐÓ CHÍNH LÀ)
Vì Sao Thiền Sư Cự Tuyệt Ba Lần
Không Nên Cưỡng Cầu Hoàn Mỹ 
Không Phải Là “Lầm Lỗi” Mà Là Vì “Mê Muội” Nên Bị Quở Trách
Chớ Nên Rong Ruỗi Tìm Cầu 
Do Dự, Bất Quyết Thảy Đều Vô Dụng 
Trân Tiếc “Hiện Tại, Ngay Bây Giờ” 
Hiện Tại Không Thể Nhẫn Nại, Vị Lai Chắc Chắn Thọ Báo
Hậu Ký 
.
BƯỚC VÀO THIỀN CẢNH
Tác Giả-HIROSACHIYA - Dịch Giả-Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
 

CHƯƠNG I
THIẾN LÀ TRÍ TUỆ CỦA SINH HOẠT

TỈNH GIÁC QUÁN CHIẾU THẾ GIỚI NỘI TÂM


     Sở dĩ tôi đề xướng phương thức “Miễn ngồi thiền”, là nhắm vào những đối tượng hằng ngày đi làm, có tâm muốn tu thiền nhưng không có thời giờ rỗi rảnh đến thiền đường ngồi thiền. Cho dù có lợi dụng dăm ba ngaỳ nghỉ, hoặc xin sở lmà nghỉ dài hạn để đến thiền đường tham thiền, ngồi thiền đi nữa, thì chẳng qua tạm thời cho thân tâm được thư thả, nhưng đối với việc thể ngộ được thiền lý thì hiệu ích không lớn. Vả lại cách xin nghỉ pháp cũng không thể kéo dài được. Đối với thiền sư, thì việc hành tập ngồi tham thiền là phải đến thiền đường hằng ngày, và là việc kiên trì liên tục suốt đời. Nếu chúng ta muốn bỏ tất cả mọi thứ để hoàn toàn đầu nhập vào trong ấy thì dường như không thể được. Nói như thế, chẳng lẽ cả đời chúng ta không có cách để thể nghiệm được thiền hay sao? Thành thực, cá nhân tôi không tán thành cách nói “Thiền chỉ có trong thiền đường”. Nếu thiền mà người làm lụng thường ngày không thực hành được, thế thì thiền còn có thể mang tính chân chính? 

     Cho nên ở đây tôi đề xướng “Miễn tọa thiền” 

     “Miễn tọa thiền” là phương thức thế nào? 

     Người thông thường giải thích thiền định là “Thống nhất tinh thần”, cũng là phương pháp làm cho tâm tán loạn lên xuống bất ổn có thể an định lại một cách chuyên nhất. Nhưng trong phương pháp “Miễn toạ thiền”, chúng ta đối với thiền lại có sự giải thích khác; Cái gọi là “Thiền”, tức là muốn để cho tâm chúng ta từ trong dính líu ràng buộc và mê vọng khốn đốn nghi nan được giải phóng ra ngoài. Vì thế bước thứ nhất học thiền, là phát hiện thử xem tâm chúng ta đang bị cái gì mắc dính và bó buộc. 

     Trong sinh hoạt hằng ngày, thông thường người ta không chú ý quan sát đến nội tâm của mình, ví như đôi nam nữ đang yêu nhau cứ mãi tha thiết mù quáng, đến độ không thấy trên mặt người yêu của mình có tàn nhang hay đồng tiền (Tình nhân nhãn lý xuất tây thi); người đi làm việc thì dốc sức mưu cầu được thăng chức, thường nhắm vào sự thăng chức làm mục tiêu trong đời; học sinh vì có khảo thí mà ôn bài không mệt mỏi, sở cầu chẳng qua là để có thể chen vào cánh cửa hẹp để lên lớp. Những người đem lòng truy cầu sự vật ngoại tại đương nhiên càng không chú ý đến nội tâm của mình. 

     Cho nên, người học thiền ngay bước khởi đầu cần thực hiện bằng được, đó là quán sát sự hoạt động tâm thức của mình. Nếu có thể nhận diện được nó, thì tâm thức của mình sẽ được tự do. Ví như nói: Luyến ái là mù quáng. Cho đến khi nào thấy được sự mù quáng của lòng mình thì lúc bấy giờ lòng dạ hai bên trai gái sẽ được tự do. Bởi vì nó có thể tự do lựa chọn, cho nên hoặc tiếp tục mê luyến, hoặc sẽ dùng nhãn quan lý trí để xử sự vấn đề tình cảm? 

     Do đó, ta có thể biết người nào có thể cảm giác, qún sát và nắm vững nội tâm của mình thì người đó tự do. Cũng có thể nói, hướng thiền đã bước được bước thứ nhất. 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Ho a tòa ngo troi phiem luan khon cung น ท chuoi ngoc tran bao phap thi 4 yeu to chan chanh dinh huong cho cuoc doi ban sóng Tứ Phà giai thoại về tam vị thiền tăng 05 phan 1 song đệ ấn thiền vipassana một nghệ thuật sống 隨佛祖 hieu Tưởng niệm Đại đức khai sơn chùa cơn đau vô hạn lấy Có thể nhiễm độc thủy ngân từ cá sự dung hợp từ ba vị tổ huệ khả tiếng niệm phật Thở đúng để đẩy độc tố ra ngoài Thuốc chống trầm cảm làm tăng nguy cơ phận 燒指 sam hoi phai sam noi tam mất Tỳ kheo Ni Như Thanh Ngôi sao Bắc Đẩu xuat gia THICH truyện ngắn thằng minh da da nơi hoang vu phận người Mong ước điều lành các bạn xuất gia trẻ giới thiệu mật pháp thời luân nhưng tac thiền sư thích nhất hạnh hướng dẫn Răng yếu do đâu thien phat giao và à tuyết ï¾ï½ chua quan the am hàn quốc bức họa phật giáo được Bài thơ trên núi Mộng du và những nguy cơ