MỤC LỤC
CHƯƠNG I- THIỀN LÀ TRÍ HUỆ CỦA SINH HOẠT
Thanh Tăng Và Mỹ Nữ 
Làm Thế Nào Vẹt Mây Để Thấy Mặt Trời 
Đừng Cho Rằng Mục Hạ Vô Nhân Là “Tinh Thần Tự Tại” 
Khải Thị Thấy Được Từ Một Tiểu Thiền Sinh Dùng Rổ Tre Để Hứng Nước Mưa 
Không Nên Biến Thành Tù Binh Của Thường Thức 
Thiền Là Thuốc Có Công Hiệu Đặc Biệt Để An Định Tâm Thần
Bảo Trì Tâm Thức Khoáng Đạt 
Tỉnh Giác Quán Chiếu Thế Giới Nội Tâm
Không Nông Nỗi Vì Nhân Tình Thế Thái
Làm Sao Để Có Thể Sinh Hoạt Một Cách Tự Tại
CHƯƠNG II - HƯỚNG CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
Sinh Hoạt Trí Huệ Thẳng Thắn Lỗi Lạc 
Không Phải Gió Động Cũng Không Phải Phướn Động Mà Chính Là Tâm Của Nhơn Giả Đang Động 
Hành Động Ngu Muội Của Việc Mài Gạch Làm Kính
Đói Thì Ăn Cơm Buồn Ngủ Thì Ngủ 
Đối Với Vật Xả Bỏ Mà Cảm Thấy Tiếc Nuối Thì Chính Đó Là Một Loại Phiền Não
Trẻ Nít 3 Tuổi Tuy Biết, Ông Già 80 Không Làm Được
Thế Nào Mới Tránh Cho Mèo Khỏi Bị Giết?
Không Nên Miệng Lưỡi, Đa Ngôn Không Sao Khỏi Lỗi
“Hành Vi” Giống Nhau Nhưng Hoàn Toàn Không Thể Biểu Đạt “Ý Tưởng” Như Nhau
Nhận Rõ Bản Lai Diện Mục Của Mình 
Khăng Giữ Giáo Điều, Biến Thành “Cang Phục Tự Dụng” 
Dưỡng Thành (trưởng Dưỡng, Tác Thành) “Phi Thường Thức” Của Siêu Việt Thường Thức 
Bất Sanh Của Phật Tâm 
Đoạn Trừ Lưới Me Của Nhân Sinh 
Diệu Pháp Thoát Ly Tai Nạn 
CHƯƠNG III - LÀM SAO THỂ NGỘ ĐẠO LÝ “ĐƯƠNG HẠ TỨC THỊ” (ĐANG KHI ĐÓ CHÍNH LÀ)
Vì Sao Thiền Sư Cự Tuyệt Ba Lần
Không Nên Cưỡng Cầu Hoàn Mỹ 
Không Phải Là “Lầm Lỗi” Mà Là Vì “Mê Muội” Nên Bị Quở Trách
Chớ Nên Rong Ruỗi Tìm Cầu 
Do Dự, Bất Quyết Thảy Đều Vô Dụng 
Trân Tiếc “Hiện Tại, Ngay Bây Giờ” 
Hiện Tại Không Thể Nhẫn Nại, Vị Lai Chắc Chắn Thọ Báo
Hậu Ký 
.
BƯỚC VÀO THIỀN CẢNH
Tác Giả-HIROSACHIYA - Dịch Giả-Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
 

CHƯƠNG II
HƯỚNG CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM

THAM CẦU CÔNG ĐỨC LÀ VÔ CÔNG ĐỨC


     BỒ ĐỀ ĐẠT MA 

     Nói đến “Võ Đế”, nếu nhìn mặt chữ chiết, thì đường như có vẻ đó là một ông Võ đế thô bạo hoang dâm. Trên thực tế, vị Lưong hoàng đế của thời đại Nam Bắc triều Trung Quốc này đã được vinh danh là một vị có quá trình tu dưỡng đạo đức nhất trong những hoàng đế trong thời đại đó. Còn thời gian chấp chánh của ông có thể gọi là thời đại vàng son của văn hóa Nam triều. Do Lương Võ Đế hết mực tín ngưỡng Phật giáo, kiến thiết chùa chiền khắp nơi, kính lễ tăng lữ, đã tạo cho thủ đô đương thời có một sinh khí “khoẻ mạnh” và trở thành nơi hội tụ du học của tăng lữ khắp nơi. Nhưng, cũng bởi vì Lương Võ Đế đã sử dụng tài lực quá độ trong việc bảo hộ Phật giáo nên đã bị chỉ trích là nguyên nhân khiến cho tài chánh quẫn bách, quốc lực suy thoái. 

     Lương Võ Đế đã từng đích thân mở đường giảng giải “Kinh Bát Nhã” và “Kinh Niết Bàn” (1), đồng thời đã lấy đó làm hãnh diện. Vì thế, khi ông hội kiến với Bồ Đề Đạt Ma tổ sư từ Thiên Trúc Ấn Độ xa xôi vào Trung Quốc, ông đã không thể tránh khỏi lộ ra vẻ mặt đầy thần sắc tự đắc tự mãn. Bấy giờ Lương Võ Đế hỏi Đạt Ma tồ sư rằng “Từ khi trẫm tức vị đến nay, kiến lập chùa chiền không ít, in ấn kinh điển cũng nhiều, và còn cung dưỡng vô số tăng ni, theo ngài, công đức của tôi được bao nhiêu?” 

     “Không có chút công đức nào để nói”. Đạt Ma tổ sư lạnh lùng đáp. 

     Nghe câu trả lời này, Lương Võ Đế giật nẩy mình, nên liền chuyển qua đề tài khác: “Thế nào là Thánh đế đệ nhất nghĩa?” (Tức chân lý tối cao là gì?) 

     “Quách nhiên vô thánh” )Rỗng lặng, như nhiên, không gì là Thánh) 

     “Nếu vậy, thì đối diện với trẫm là ai?” 

     “Không biết”. 

     Câu chuyên vấn đáp đến đây chấm dứt, Lương Võ Đế đã không thể hỏi thêm bất cứ điều gì. Sau khi Đạt Ma tổ sư gặp Lương Võ Đế, ngài cảm thấy cơ duyên không hợp, nên liền lập tức qua sông đi lên mạn Bắc, tiến vào Sùng Sơn Thiếu Lâm tự (2) của Nguỵ quốc (Bắc Nguỵ), ngồi diện bích, mặt nhìn vào vách tường trong suốt 9 năm. 

     Ở Nhật Bản có một loại đồ chơi “ông vô ngã” được trẻ nít gọi là “Đạt Lỗ Ma” (Đạt Ma), hình bầu như cái hồ lô, không tay không chân, trẻ con thường vừa chơi vừa hát đùa: “Đạt Lỗ Ma tiên sinh, Đạt Lỗ Ma tiên sinh, làm ra cái mặt ma, mắt lớn trừng mắt nhỏ...” Ngay học sinh trung học ở Nhật đôi khi cũng vẽ hình tướng Đạt Lỗ Ma trên giấy khảo thí để tỏ ý rằng đề mục khó quá, đến tay chân cũng không mang ra dùng được (Nhứt trù mạc triển). Thực ra, cái hình nộm mô phỏng ông vô ngã này, chỉ tượng trưng tư thế ngồi thiền đến độ tay chân thoái hóa, không cần dùng đến, là cách vay mượn để bày tỏ thủ pháp chuyên chú tu hành của ngài. 

     Hãy đọc lại cuộc đối đáp của Đạt Ma tổ sư và Lương Võ đế lần nữa! Đây là nguyên văn: 

     Vua hỏi: “Trẫm tức vị đến nay, tạo chùa, in kinh, độ tăng, không thể kể xiết, có công đức gì không?” Tố bảo: “Chẳng có công đức”. Vua hỏi: “Tại sao không có công đức?” Tổ đáp: “Như nhân quả hữu lậu của Nhân Thiên, chẳng khác nào như bóng theo hình, tuy có mà không thật”. Vua hỏi: “Thế nào là chân công đức?” Đáp rằng: “Tịnh trí diệu viên, thể tự không tịch, như thị thiên đức, bất dĩ thế cầu” (Trí Huệ thanh tịnh, mầu nhiệm viên dung, thể tánh tịch lặng chân không như thế mới đích thực là chân công đức, không thể dùng tâm thế tục để truy cầu). Vua lại hỏi “thế nào là Thánh đế đệ nhất nghĩa?” Tổ đáp: “Quách nhiên vô thánh”. Vua hỏi: “Người đối diện với trẫm là ai?” Tổ đáp: “Không biết”. Vua không lãnh ngộ. Tổ biết cơ duyên không hợp thuận nên ngày 19 tháng ấy đã lên đường đi về giang Bắc. 

     [Quyển thử, Cảnh Đức truyền đăng lục” (3)] 

     Đọc đến đây, chúng ta phảng phất trông thấy thần sắc kinh hoàng thất sắc của Lương Võ Đế. Lương Võ Đế tự cho rằng tạo chùa, viết kinh, cúng dường chư tăng v.v. công quả tích luỹ ắt nhiên không ít, vì thế mong nhờ Đạt Ma tổ sư ban phát đôi lời khẳng định và tán thán. Không ngờ Đạt Ma tổ sư đã tỏ thái độ lạnh lùng bằng cách bảo với ông rằng: “Chẳng có công đức”. Một lời phủ định tất cả. Nếu ngay lúc ấy mà Lương Võ đế có thể giác ngộ thì sẽ nhận ra câu trả lời “không công đức” của Phật Ma là dùng thủ pháp chặt đứt, phá vỡ ngằn mé để đối phương trực nhận ra rằng phước đức hữu vi này chỉ là sự thọ quả rất nhỏ của thế gian thôi, nếu lấy đó làm tự mãn và cho là thành tựu ghê gớm thì tác dụng sẽ bị đảo ngược. biến thành nguyên nhân của dục vọng. Vì thế, cách trả lời của Đạt Ma Tổ sư chẳng phải là ngài phủ định hoàn toàn những giá trị tạo chùa, viết kinh, cúng dường tăng chúng, mà chỉ muốn đả phá cái chấp trước bố thí công đức của Lương Võ đế, để từ đó có thể thăng tiến một cách siêu việt. 

     Nhưng khổ nỗi, Lương Võ đế chỉ là phàm phu. Do vậy, hiển nhiên những việc ông tạo chùa, chép kinh, cúng dường chư tăng trên danh nghĩa thì vì Phật giáo, nhưng trên thực tế chỉ là vì mình. 

     Một mẫu chuyện khác, đó là lời vấn đáp giữa Đạt ma Tổ su và Thần Quang Huệ Khả thiền sư (Huệ Khả theo hầu Đạt Ma tổ sư, sau này được Đạt Ma Tổ sư truyền y bát và trở thành Tổ su đời thứ Hai của thiền tôn Trung Quốc) 

     Một hôm, Huệ Khả đến chùa Thiếu Lâm Sùng Sơn đề thỉnh bái Đạt Ma tổ sư đang tọa thiền diện bích. 

     “Ngã tâm vị ninh, khất sư dữ an” (Tâm con chưa an, xin Tổ làm cho tâm con được an) 

     Khai ngộ thì tâm sẽ an, đây là mục đích của thiền (Phật Giáo). Nhưng Huệ Khả vì xưa nay chưa đạt được cảnh giới ấy, cho nên tìm đến thỉnh cầu Đạt Ma tổ sư để nhờ chỉ đạo. Đạt Ma tổ sư trả lời: 

     “Tương tâm lai, dữ nhữ an” ( Hãy đưa tâm cho ta, ta sẽ an tâm cho con) 

     Khi Huệ Khả nghe câu “Hãy đem tâm ấy đưa cho ta, thì ta sẽ giúp cho ngươi an định nó”, liền muốn trả lời “Được!” theo cái quả của “Vọng tâm”, nhưng trên sự thật thì đó là cái hư ảo không thật. Vốn không một vật, tâm còn muốn yên nổi gì? Nhất niệm dấy lên, tức là vọng tâm, một mực chấp vọng là thật, thì sẽ sản sinh phiền não. Đạt Ma tổ sư đã chỉ rõ đích danh chỗ xuất phát phiền não của Huệ Khả. 

     Trong tất cả giáo phái Phật giáo, Thiền tôn là tôn không lập văn tự, biệt truyền ngoại giáo (bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền). Gọi là “Không lập văn tự” chính là nói không câu nệ vào văn tự, bởi vì phần lớn con người dễ mang văn tự của kinh điển làm tiêu chuẩn cho mọi hành động [Khuê Niệp], còn “bất lập văn tự” của thiền tôn nghĩa là muốn vượt thoát cái khuôn sáo của văn tự để nắm vững tinh thần căn bản về những lời dạy của đức Phật. Điều được gọi là “giáo ngoại biệt truyền” có nghĩa là ly khai kinh điển, ý nói Phật giáo do đức Thích Tôn trực tiếp dùng phương thức truyền dạy bằng miệng, chiếu theo thuận ngôn của su phụ và đệ tử để truyền thừa. Cũng tức là nói “Thiền Tôn” không lấy kinh điển được văn tự hoá, giáo nghĩa hóa, hoặc cố định hóa để giáo huấn chúng sanh. 

     Sở dĩ Phật Giáo Nguyên Thuỷ sử dụng phương thức quán sát căn cơ để từ từ giáo hóa, lý do là vì thiền tôn quá chú trọng đến phương thức giáo học hoạt dụng linh hoạt này, đồng thời đã quan tâm cứu xét một cách đặc biệt đến mọi vấn đề hiện thực. Vì thế cái phương thức “dĩ tâm ấn tâm” chỉ có thể do sư phụ trực tiếp truyền thụ cho đệ tử. 

Chú (1): “Bát Nhã Kinh” và “Niết Bàn Kinh” đều là kinh điển đại biểu của đại thừa Phật giáo. Trong ấy nổi tiếng nhất là “Bát Nhã Tâm Kinh” của “Bát Nhã Kinh”. “Tâm Kinh” chỉ có hơn 200 chữ ngắn, lại là tinh tuý của cả bộ “Bát Nhã Kinh” 

Chú (2): Biệt phong – Sườn núi thiếu nhất của Sùng Sơn huyên Đăng Phong, tỉnh Hà Nam Trung Quốc do Hiếu Văn Đế Bắc Nguỵ sáng tạo và kiến lập vào Tây nguyên năm 296. Đã từng một lần vì Bắc Châu Võ đế phế Phật mà bị phá hoại, sau đó được trùng kiến vào thời Tùy Đường là nơi phát tường của Võ công Thiếu Lâm 

Chú (3): Xem “Cảnh Đức truyền đăng lục”, do xuất bản xã Chân Thiện Mỹ, năm 1973, trang 42 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

bán 首座 Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và sự nghiệp 正信的佛教 Đà ý nghĩa của công đức và phúc đức miền nhà 人鬼和 nghĩa thật hạnh phúc khi cả gia đình cùng theo ร บอ ปก vua a xà thế và học thuyết tây phương Bơ đậu phộng giàu dưỡng chất Tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp chủ cơm học VẠ5 loại quả giúp răng trắng bóng vãn con 五痛五燒意思 Nam mô a di đà Phật yeu nghia sau xa cua kinh dia tang å¾ ẩm Hải hoi niem 一日禅修 bún Thu ve dep cua cuoc song duoi anh sang tu dieu de vẻ đẹp của cuộc sống dưới ánh sáng khong the dot pha duoc ngoi chua trong ta Hoạ vÛi tự lực và tha lực là những phương Trung thu hoài ức và trăn trở Toàn cầu hóa tác động xấu lên chế bo tat tu thi vo gia hoi den thuy luc phap hoi khoi Vui nào tạm bợ vui nào chân thật vọng tưởng luân hồi con duong phat bo de tam an chay 錫杖 Về Vị phò mã triều Lê và câu chuyện biến điều kiện tiên quyết của người xuất Ï cuoc