Ðường tới đoạn đầu đài, David A. Gabbe –Danny Việt dịch

ĐƯỜNG TỚI ĐOẠN ĐẦU ĐÀI

Nguyên tác Anh Ngữ: Arriving to the slaughterhouse
Danny Việt Dịch

 ---o0o---

ĐƯỜNG TỚI ĐOẠN ĐẦU ĐÀI

Thông thường, khi những con bò, bê, heo được chở tới lò sát sinh thì chúng đã phải đứng liên tục, kề vai nhau trên suốt đoạn đường dài dằng dặc. Chuyến đi khiến cho chúng bối rối, kiệt sức, và trong nhiều trường hợp, quá ốm yếu. Ít nhất là suốt một ngày rồi, chúng không được ăn, vì về phương diện kinh tế thì chẳng còn có lợi lộc gì khi cho những con vật ăn bữa cuối cùng, cái bữa mà chúng chẳng còn kịp tiêu hóa khiến cho đồ ăn biến thành thịt trước khi bị giết được! 

Và trong khi những nhân viên lò sát sinh có thể vốn không phải là những kẻ ác độc bệnh hoạn từ bản chất, nhưng áp lực của công việc ghê gớm đã khiến cho nhiều người trong số họ trở thành nhẫn tâm đối với những con vật sắp lên đoạn đầu đài. Kết quả là họ tuôn ra hàng tràng la hét giận dữ, và tống những cái đập, những cái đâm lên những con vật bối rối, kinh hoàng. Tụ tập hàng trăm hoặc hàng ngàn, những con vật khiếp đảm chen chúc nhau đứng phía ngoài lò sát sinh chờ tới phiên mình bước vào cõi chết.

Vẳng nghe tiếng kêu hấp hối thống thiết từ những con vật đi trước vọng ra, bầy gia súc tê dại với hình ảnh của chết chóc. Bây giờ thì chỉ một nhát đập mạnh và một cú điện giật là đủ khiến cho con vật đành phải líu ríu bước vào phòng tàn sát.

Trái với điều có thể quý vị tưởng, không làm gì có cách giết nhân đạo theo chỉ thị! Nhân viên lò sát sinh có thể chọn bất cứ cách giết nào (thường là cách rẻ tiền nhất!), bất kể là man rợ hoặc tàn ác. Trong nhiều lò sát sinh, những con vật trong cơn kinh hoàng được giáng cho một đòn bất tỉnh bằng một nhát vào đầu (thường là một thanh sắt giáng vào sọ), hoặc bằng một luồng điện giật, hoặc bất cứ cách nào khác trước khi chúng bị cùm chặt, rút lên cao và bị đâm liên tục vào ngực, cổ, để làm đứt những động mạch chính. Máu phun ra từ nhiều vết thương khiến cho con vật chết lẹ vì cạn kiệt.

Còn kinh hoàng hơn nữa, một số  lò sát sinh không làm cho những con vật bất tỉnh trước khi bị giết. Thay vì thế, họ cùm chân chúng lại, treo lên, rồi đâm vào cổ trong khi những con vật còn đầy đủ cảm giác và ý thức (trong sự đau đớn tột độ vì cái thân mình nặng hàng nửa tấn của chúng chỉ được treo lơ lửng bằng một cẳng sau).

Những sinh vật tội nghiệp này bị đâm và đổ máu tới chết trong khi còn tỉnh táo.

Cũng trong cung cách giống vậy, gà không được làm cho bất tỉnh trước khi bị giết. Với hai chân cột chặt, những con gà bị treo ngược trên một đường dây cáp di chuyển tự động về phía lưỡi dao bén để bị cắt cổ (và gần như cắt cụt luôn đầu). Qua khâu cắt cổ, chúng được ném vào bồn nước nóng sôi có guồng với những que sắt quay đều đập vào thân mình chúng để cho lông tuột ra. Tuy nhiên, vì có những con gà tội nghiệp đã vùng vẫy dữ dội, hoặc vì có thân hình khác cỡ, nên trên đường tiến vào máy chém, chúng đã bị trượt ra ngoài. Đó là nỗi bất hạnh cuối cùng của cuộc đời, chúng bị đẩy vào vạc nước sôi, giẫy giụa kêu cứu, còn đang sống!

Danny Việt dịch

Arriving to the slaughterhouse

Typically, the cattle, calves, or pigs just arriving at the slaughterhouse have come a long distance, standing shoulder to shoulder the whole way. They're confused by the trip, exhausted, and in many cases, quite ill. They haven't been fed for at least a day as it would make bad economic sense to feed an animal a final meal that won't  be digested and turned into marketable meat before slaughter.

And while slaughterhouse workers may not be innately sadistic people, the pressures of their grisly work cause many of them to be harsh with the animals. Consequently, they pour down a torrent of angry shouts, slaps, and punches upon the disoriented livestock. Assembled by the hundreds or thousands, the terrified animals must wait outside the slaughterhouse for their turn to enter and be put to death.

As they hear the anguished cries of animals that have preceded them, the livestock are gripped by the specter of death. It is now only by severe blows and electric shocks that the animals grudgingly make their way into the killing rooms.

Contrary to what you may think, there are no mandated humane methods of killing animals! Slaughterhouse operators may choose any means (usually the cheapest!), however barbaric or cold-blooded. In most slaughterhouses, the terror-stricken animals are first rendered unconscious by a blow to the head (often a steel bolt is fired into the brain) , or by an electrical shock, or by another technique before they're shackled, hoisted, and stabbed repeatedly in the chest and neck in order to sever the major arteries. With blood spurting out of numerous wounds, the animals quickly bleed to death.

Even more shocking, a number of slaughterhouses do not first stun the animals. Instead, they're shackled, jacked up, and pierced while fully conscious (and in great pain from having their half-ton bodies suspended just by a hind leg) . These poor creatures are stabbed and bled to death while wide-awake!

In a similar fashion, chickens are not knocked out before being killed . With their legs shackled, the birds  are hung upside down on an overhead moving chain and guided toward spinning, razor- sharp blades that cut their throats (and nearly decapitate them). The chickens then are passed through tubs of seething hot water to loosen their feathers. However, because some birds squirm or are in irregular in size, they miss the cutting blades entirely. It is to their final misfortune that they enter the cauldrons of boiling water - alive and struggling. 

(David A. Gabbe  --  Why Do Vegetarians Eat Like That?)

 

Về danh mục

bát nhã và tình yêu Nuoc Nhóm máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch nghèo tuà 隨佛祖 mc binh di cua ht thich tri tinh chia se hoai bao cho nhau nguyễn yếu tố mật giáo trong hai thời công phu bà o xử Có nên cho trẻ sử dụng máy tính bảng thieu Tiếng nói của Phật pháp nhất 上座部佛教經典 Vài suy nghĩ về hiếu trong đạo Nho và chuông lời cầu cứu từ đất mẹ Món chay đãi người thân dịp cuối năm hành trình gieo chữ của thầy giáo tật di hài một nhà sư trong tư thế tọa đêm vững bền trong giáo pháp của phật 45 năm nhìn lại ngọn lữa Bồ Tát Thích van minh noi cua thien Vesak thiêng liêng Đâu Tiểu sử cố đại lão HT Thích Thanh tôi ông gút gÓ Niệm Chùm ảnh đặc biệt Hòa thượng Thích to di di tu Nh盻 bo bo phương thuốc kỳ diệu êm Thiền có thể thay thế thuốc giảm đau bùi giáng và những vần thơ dành cho tưởng niệm 40 năm ht thích chơn thức Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ Kỳ Tưởng niệm 59 năm Tổ sư Minh Đăng Quang Dẫu tháng bảy qua Công đức tình Sự giác ngộ dễ thương nhung sai lam cua cha me de tao nen mot dua tre hu