Nước tương nào sạch ?Nguyên Lê

Nước tương nào sạch ?

Ngày 17.5, một nhóm các nhà khoa học tại TP.HCM đã công bố nghiên cứu thành công quy trình sản xuất nước tương sạch, không chứa chất 3-MCPD bị xếp vào hàng… độc tố, có thể gây ung thư!

 

Phương pháp sản xuất nước tương phổ biến hiện nay là dùng acid chlohydric để thuỷ phân protein trong thực vật. Với phương pháp này, khi phản ứng thuỷ phân xảy ra, chất chloride hợp với chất béo có trong nguyên liệu (khô đậu) dưới nhiệt độ cao tạo thành nhóm chloropropanols trong đó có chất 3-MCPD. Các  nhà  khoa học nói trên đã thành công trong việc khắc  phục sự hình thành 3-MCPD trong quá trình sản xuất nước tương. Bằng  chứng là xí nghiệp nước chấm Nam Dương đã sản xuất thử một mẻ sản phẩm 200 kg, kết quả kiểm nghiệm từ  Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn- đo lường - chất lượng khu vực 3, Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm cho thấy không có chứa 3-MCPD.

Có chất gây ung thư?

Từ năm 2001, dư luận thế giới về tác hại của chất 3-MCPD trong nước tương dẫn đến việc châu Âu ban hành quy định giới  hạn hàm lượng tối đa của chất này trong các sản  phẩm. Tại Việt Nam, ngày 25.3, Bộ Y tế ra quyết định số 11/QĐ-BYT quy định về hàm lượng 3-MCPD tối đa cho phép trong nước tương, xì dầu, dầu hào là 1mg/kg. Ngày 25.4, Sở Y tế TP.HCM có văn bản 1722/SYT-NVY về việc thực hiện quy định của Bộ Y tế. Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh các loại sản phẩm này phải đảm bảo tiêu chuẩn yêu cầu nói trên và công bố hàm lượng 3-MCPD trong tiêu chuẩn cơ sở.

Trước tình hình này, người tiêu dùng lo lắng: các loại nước tương trên thị trường hiện nay có “sạch”, có gây ung thư? Theo giáo sư  Chu Phạm Ngọc Sơn, việc nước tương của ta có chứa 3-MCPD không phải chỉ mới được phát hiện ở nước ngoài. Năm 2001, nhóm của ông đã phân tích trên 100 mẫu nước tương trên thị trường (kể cả sản phẩm nhập khẩu) và thấy nhiều loại chứa các độc tố thuộc nhóm chloropropanols.  Các chất này có khả năng gây ung thư vì thí nghiệm cho thấy nó đã gây ung thư cho chuột, còn với người thì chưa có thông tin. Trả lời phỏng vấn VietnamNet, ông Nguyễn Thanh Phong, trưởng phòng giáo dục truyền thông, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ y tế lại khẳng định: đến nay, nhiều mẫu nước tương, xì dầu và dầu  hào đã được cơ quan chức năng lấy để xét nghiệm nhưng chưa phát hiện mẫu nào vượt quá ngưỡng cho phép!

Sẽ có cuộc cạnh tranh "nước tương ai sạch"?

Người tiêu dùng đang có tâm lý: trước đây không ai khuyến cáo nên không biết, giờ biết thì phải tìm cách tự bảo vệ mình. Hiện nay nước ta chưa có quy định về việc  ghi hàm lượng 3-MCPD trên nhãn sản phẩm, chỉ quy định về chất phụ gia, làm sao có thể biết nước tương nào an toàn để mua? Quản lý nhà nước trong chuyện này theo chế độ "hậu kiểm", các cơ sở sản xuất phải tuân thủ quy định về hàm lượng 3-MCPD, cơ quan y tế sẽ lấy mẫu theo định kỳ hoặc đột xuất để kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì mới xử lý, xử phạt hành chính nên rất khó biết trước những chai  nước tương đang có trên thị trường chứa những gì trong đó.

Khi vấn đề khoa học và quản lý chưa ngã ngũ thì đáp án cho câu hỏi "nước tương của ai sạch?" sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất.

Nguyên Lê

Về danh mục

loại trừ những thói hư tật xấu thiền ngoại tôi Câu Chuyện Dòng Sông và dịch giả Phùng le trên kinh điển đại thừa có phải là xin chào các vị pháp sư gian nan hành trình vượt thoát Sự Rụng tóc Nguyên nhân và cách khắc phục Cuối thu đi thưởng trà ở Tâm trà quán đêm thắp nến tri ân về cha mẹ nhiều TÃo thích dung hieu dao phat nhu la mot ton giao lẠc Nước có cồn Bơi lội tốt cho sức khỏe và vì sao tôi theo đạo phật 11 diễn viên Lại bàn về danh hiệu Bồ tát Quan Thế tay linh cảm ứng quán thế âm Dau Phỏng căn 佛教 临终关怀 thanh âm mùa giới 7 cách đơn giản để bảo vệ cổ họng LÃm Khoai tây và 7 công dụng tốt cho sức cơn Kheer curd chapati và thức chay xứ Ấn 普提本無 五痛五燒意思 42 Ăn chay và thưởng thức thiền trà tại Thừa Thiên Huế Đại lão Hòa thượng lòng Vai trò của người truyền đạo ngç vào Cẩn giao duc khong con hoan ho chien tranh va hoa binh ý nghĩa của sự cầu nguyện Xa đời TÃƒÆ Ăn chống gãy xương