Chết và tái sinh - Thạc sĩ trẻ nhất thế giới

Thạc sĩ trẻ nhất thế giới

Tên của Tathagat Avatar Tulsi có nghĩa là “sự tái sinh của đức Phật”. Năm 12 tuổi, Tathagat phá vỡ kỷ lục Guinness, trở thành thạc sĩ trẻ nhất thế giới năm 1999.

 

Tathagat Avatar Tulsi

Cậu đang làm luận án tiến sĩ tại Học viện Khoa học Ấn Độ. Tham vọng của Tathagat Avatar Tulsi là trở thành người đoạt giải Nobel trẻ nhất thế giới. 

Nhân vật của hơn 1.000 bài báo

Đến nay đã có hơn 1.000 bài báo khắp thế giới viết về nhân vật kỳ tài này. Sinh ngày 9/9/1987 tại một ngôi làng nhỏ ở Bihar (bắc Ấn Độ), từ lúc 3 tuổi, cậu đã tự đi sửa lỗi sai trong những phép tính kế toán phức tạp của người cha.

Lúc đó, ông chỉ nghĩ đây là chuyện tình cờ. Nhưng đến khi lên 6, chứng kiến Tathagat nhẩm các con tính 5 chữ số dễ như trở bàn tay, cả cha mẹ lẫn thầy cô giáo nhận ra cậu là một nhân vật đặc biệt.

Tuy giỏi toán, nhưng cậu quyết theo đuổi môn Vật lý: “Tôi không quan tâm đến Toán học thông thường mà muốn đi tìm tòi những hiện tượng trong thiên nhiên để phục vụ con người”.

Biến phân bắc thành nhiên liệu

Tathagat tốt nghiệp trung học năm 9 tuổi, có bằng Cử nhân khoa học năm 11 và lấy bằng Thạc sĩ ngành Vật lý khi tròn 12 tuổi 2 tháng và 19 ngày. Khi còn là cố vấn khoa học tại Tổ chức Sulabh International của Ấn Độ, Tathagat từng tiến hành thí nghiệm cho một trong những giả thuyết độc nhất vô nhị của mình: biến phân bắc thành nhiên liệu.

Tathagat từng tuyên bố đã tính ra giá trị chính xác của số pi và phát hiện phần tử nhỏ nhất trong Vật lý mà cậu gọi là “Tulitron”. Công trình nghiên cứu lấy bằng Tiến sĩ của Tathagat hiện nay liên quan đến phương pháp tính lượng tử. 

Học chưa đầy 4 giờ/ngày

“Tôi có một trí nhớ đặc biệt và đầu óc tôi luôn phải làm việc nhiều hơn người khác”, Tathagat giải thích về khả năng của mình. “Đối với một sinh viên giỏi, có 3 nhân tố quan trọng: khả năng phân tích, khả năng tưởng tượng và trí nhớ. Bất kỳ ai cũng có thể phát triển 3 khả năng này nếu tích cực rèn luyện”.

Tuy thu nhập dư dả, ở ngoài đời, Tathagat vẫn là một anh chàng khiêm tốn và hoà đồng. Cậu thường học chưa đầy 4 giờ/ngày. Giữa đám bạn bè cùng lứa, Tathagat chỉ là một chàng trai bình thường, không thích bàn luận đến khoa học.

Cậu mê môn cricket, thích tán phét trên điện thoại di động, lướt Internet, xem phim và chơi cờ vua. Nhưng lúc đã vào việc thì chuyện ngồi lỳ trong phòng thí nghiệm cả 12 giờ/ngày là bình thường.   

Kẻ giả mạo?

Tathagat từng gây ra tranh cãi khi cậu được lựa chọn để đi dự một cuộc họp của những người đoạt giải Nobel tại Đức năm 2001. Một số nhà khoa học và sinh viên tỏ ra bất bình về quyết định này, và có người còn gọi cậu là kẻ giả mạo. “Đó chỉ là do ghen tị mà thôi. Khi vào Học viện Khoa học Ấn Độ năm 2002, tôi đã chứng minh được khả năng của mình”, Tathagat trả lời và gọi đó là chuyện đã xa xưa.

Học viện Khoa học Ấn Độ là nơi quy tụ những tài năng lớn nhất của đất nước, và cậu là người trẻ nhất làm việc ở đây.

Theo Tuổi Trẻ

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

hải vãn udumbara suy nghi ve the ky moi cua nguoi tu phat su that thu nhat tiep theo tru xu that hanh phuc khi duoc la con phat Quả Phật giáo mỗi người đều sẽ bị 2 nhân tố này nguyen hang Đầu về nhung cau noi y nghia giup ban thay doi trong cuoc thượng sẠngoi chua trong tam Bệnh su tịnh thuong thị hiện đản sanh luÃ Æ n tái sinh Giữ gap duoc 5 nguoi nay ban da vo cung may man roi Tạp Nghĩa Ân sư Lòng chua thanh luong chuong 2 Ăn trong ánh sáng mờ ảo dễ bị mập phát thường phan Đừng làm vong nhân chờ xá sóng giã Trà Tạp bút Lề đời phát lÓ xin que dau nam này cÃƒÆ n Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn chay THICH vị çš KINH thân thể thi hóa qua điệp khúc 18 chữ tà la tuy hy Giá i