Chết và tái sinh - Thảm sát kinh hoàng tại Đại Học Mỹ

 Oan gia nghiệp báo thời hiện đại

 

Thứ tư, 18/4/2007, 14:10 GMT+7

Chi tiết diễn biến và sơ đồ vụ thảm sát ở Mỹ

Vụ bạo lực học đường đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ xảy ra trong suốt vài tiếng sáng ngày 16/4 tại Đại học Công nghệ Virginia, nhưng không được ngăn chặn kịp thời. 33 người đã chết trong thảm kịch này, kể cả thủ phạm.

Toàn cảnh vụ thảm sát tại Đại học Công nghệ Virginia (Click vào ảnh để xem cho rõ). Ảnh: BBC.

07h15' (19h15' giờ HN): Cảnh sát được gọi đến khu ký túc xá

Đơn vị bảo vệ an ninh của Đại học Công nghệ Virginia nhận được cú điện thoại khẩn cấp từ một phòng trong khu ký túc xá West Ambler Johnston Hall. Các nhân viên an ninh sau đó phát hiện một người đàn ông và một phụ nữ bị bắn chết tại một căn phòng trên tầng 4.

Cảnh sát cho phong tỏa khu ký túc xá, nơi sinh sống của khoảng 900 sinh viên, đồng thời yêu cầu tất cả ở yên trong phòng. An ninh thành phố Blacksburg, nơi ngôi trường tọa lạc, được triển khai để lập vành đai an toàn và phong tỏa con phố Washington nằm cạnh đó.

Khu ký túc xá West Ambler Johnston Hall, nơi có hai người bị bắn chết. Ảnh: BBC.

Khoảng 15 phút kể từ khi nhận được tin cấp báo, cảnh sát bắt đầu thẩm vấn các sinh viên và điều tra "một nghi phạm đáng lưu tâm". Một giờ sau, tức 08h25', các quan chức của Đại học Công nghệ Virginia nhóm họp để đánh giá chuyện gì đang xảy ra và bàn cách thông báo cho sinh viên.

Lúc 9h, ban lãnh đạo trường được chỉ huy lực lượng bảo vệ thông báo ngắn gọn tình hình.

09h15' (21h15 giờ HN): Vụ bắn giết bắt đầu tại khu giảng đường

Khoảng hai tiếng sau vụ xả súng đầu tiên ở khu ký túc xá West Ambler Johnston Hall, đến lượt khu giảng đường Norris Hall hứng chịu cảnh tàn sát của tay súng là nam giới.

Đây là tòa nhà kỹ thuật gồm các văn phòng, lớp học và phòng thí nghiệm, nằm cách ký túc xá khoảng 800 mét nhưng vẫn trong khuôn viên trải rộng của Đại học Công nghệ Virginia.

Cảnh sát chăng dây phong tỏa khu giảng đường Norris Hall. Ảnh: BBC.
Cảnh sát chăng dây phong tỏa khu giảng đường Norris Hall. Ảnh: BBC.

Các quan chức Đại học Công nghệ Virginia gửi một email cho tất cả nhân viên và sinh viên, trong đó nói rằng có một vụ nổ súng xảy ra tại ký túc xá West Ambler Johnston Hall và cảnh sát đang tiến hành điều tra.

Bức thư điện tử trên có đoạn: "Nhà trường yêu cầu mọi người hết sức thận trọng và liên lạc với bảo vệ của trường nếu nhìn thấy bất cứ điều gì khả nghi hay có thông tin gì về vụ trên".

Thông tin về vụ bắn giết cũng được công bố trên trang web chính thức của trường và thông báo qua tin nhắn điện thoại. Nhưng vào thời điểm đó, vụ bắn giết thứ hai đẫm máu hơn đã xảy ra tại khu giảng đường Norris Hall.

Một nạn nhân trong vụ xả súng ở khu Norris Hall. Ảnh: AP.
Một nạn nhân trong vụ xả súng ở khu Norris Hall. Ảnh: AP.

Lực lượng bảo vệ Đại học Công nghệ Virginia nhận được một cuộc gọi khẩn cấp thông báo về vụ xả đạn thứ hai tại Norris Hall. Ngay lập tức họ cùng cảnh sát Blacksburg có mặt tại hiện trường và chăng dây phong tỏa cánh cửa trước của khu giảng đường này.

Các nhân viên an ninh bắt đầu xông vào bên trong Norris Hall và nghe thấy tiếng súng nổ trên tầng hai.

Khi cảnh sát lên tới tầng hai của tòa nhà Norris Hall thì những tiếng súng đột nhiên câm bặt. Không hề xảy ra cuộc giao tranh nào giữa các cảnh sát có vũ trang và tay súng gây ra vụ thảm sát. Cảnh sát sau đó thông báo: "Tay súng được phát hiện trong số một vài nạn nhân thiệt mạng trong một phòng học. Hắn đã tự sát".

Số người chết tại Norris Hall được xác nhận là 30 cộng với thủ phạm. Ngoài ra còn có ít nhất 15 người bị thương. Các nạn nhân này được tìm thấy tại 4 phòng học và một cầu thang bộ.

Các quan chức Đại học Công nghệ Virginia gửi bức thư điện tử thứ hai, trong đó cảnh báo nhân viên và sinh viên về vụ nổ súng thứ hai tại khu Norris Hall.

Bức thư có đoạn: "Một tay súng chưa được khống chế và đang có mặt trong trường. Hãy ở yên trong các tòa nhà cho đến khi có thông báo mới. Hãy tránh xa mọi cửa sổ".

Thủ phạm. Ảnh: Getty Images.
Thủ phạm Cho Seung-hui. Ảnh: Getty Images.

Một bức email khác của trường thông báo tất cả các buổi học đều bị hủy và khuyên mọi người đang có mặt tại trường hãy ở yên chỗ của mình, khóa cửa lại và tránh xa các cửa sổ.

Sau đó tay súng gây ra vụ thảm sát được xác định danh tính là Cho Seung-hui, một sinh viên người Hàn Quốc 23 tuổi đang theo học trong trường và sống trong khu nhà Harper Hall, một ký túc xá khác của Đại học Công nghệ Virginia.

Có hai khẩu súng ngắn được phát hiện tại khu giảng đường Norris Hall. Cảnh sát cho biết một trong hai khẩu này đã được thủ phạm sử dụng trong cả hai vụ xả đạn.

Lực lượng an ninh cho biết "có lý do để xác nhận" Cho Seung-hui chính là tay súng trong cả hai vụ bắn giết. Tuy nhiên, họ không loại trừ khả năng còn có sự tham gia của người thứ hai trong thảm kịch này.

Sau khi sự kiện xảy ra 24 tiếng, vẫn còn 12 trong số 30 người được đưa tới bệnh viện phải nằm lại điều trị. Nhưng các bác sĩ khẳng định những người này đều đang trong tình trạng ổn định, không còn nguy hiểm đến tính mạng. 

Tuổi thơ của kẻ cuồng sát

Gia đình Cho mua ngôi nhà này năm 1997 vài năm sau khi đến Mỹ. Họ tự hào chụp ảnh nó và gửi ảnh vè cho họ hàng ở Hàn Quốc. Ảnh: LA Times.
Gia đình Cho mua ngôi nhà này năm 1997 vài năm sau khi đến Mỹ. Họ tự hào chụp ảnh nó và gửi ảnh về cho họ hàng ở Hàn Quốc. Ảnh: LA Times.

Cho Seung-hui lu mờ trước người chị học giỏi, trong khi người mẹ đặt bao tình yêu và hy vọng vào con trai. Họ hàng của gia đình họ Cho ở Hàn Quốc cũng không thể ngờ đứa cháu trai hiền lành, rụt rè một ngày kia sẽ trở thành kẻ gây ra vụ bắn súng khủng khiếp nhất trong lịch sử Mỹ.

Ngôi nhà màu be ba tầng ở Centreville (Virginia, Mỹ) là biểu tượng cho thành công của gia đình nhà Cho, một cuộc sống trung lưu mà họ đã tìm kiếm khi rời bỏ sự nghèo nàn ở Hàn Quốc 15 năm về trước. Nhưng ngôi nhà ấy giờ đây bị bỏ hoang. Cả gia đình đang chạy trốn. Họ không trốn luật pháp mà phải trốn khỏi thế giới xung quanh, nơi nhiều người đang tìm kiếm lời giải thích về con trai họ.

Cũng giống như hàng triệu gia đình nhập cư khác, Cho Sung-tae và vợ ông là Hyang-im nói tiếng Anh trầy trật khi mới tới đây. Họ làm việc quần quật, chỉ mong một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái mình.

Họ có hai người con rất khác nhau: cô con gái học giỏi, nhiều lý tưởng, tốt nghiệp Đại học Princeton nổi tiếng và cậu con trai lầm lỳ, không bạn bè, tự rút vào thế giới của riêng mình để rồi thực hiện vụ bắn súng khủng khiếp nhất trong lịch sử hiện đại Mỹ.  

Không ai có thể biết rõ điều gì diễn ra trong tâm trí Cho Seung-hui, khi y chuẩn bị và thực hiện tội ác. Nhưng có những manh mối giúp lý giải cho điều này. Cho, 23 tuổi, lớn lên ở một nơi yên tĩnh, noi các láng giềng thường vẫy tay chào nhau thân thiện, nhưng bản thân họ thậm chí cũng gần như không biết là y có tồn tại vì sự khép kín của y. Cho học tại một trường trung học có đa số học sinh là da trắng. Ngôi trường xếp những chiếc bàn tròn trong phòng ăn để khuyến khích các học sinh giao lưu, nhưng Cho gần như không bao giờ nói câu nào. Y được nuôi dạy trong một gia đình và nền văn hóa Hàn Quốc vốn đề cao con trai đến mức mẹ của Cho từng nói rằng bà ước gì con trai mình theo học trường Princeton thay cho cô chị.

Cho Sung-tae, bố của kẻ sát nhân, xuất thân từ một khu vực nông thôn nghèo ở Hàn Quốc. Ông hơn vợ là Hyang-im, con gái một người tị nạn, nhiều tuổi. Cha của Hyang-im chạy sang Hàn Quốc, khi cuộc chiến Triều Tiên chia cắt hai miền.

 

Kim Yang-soon, bà cô của mẹ Cho Seung-hui, đã ngoài 80 tuổi và đang sống ở Seoul. Ảnh: LA Times.
Kim Yang-soon, bà cô của mẹ Cho Seung-hui, đã ngoài 80 tuổi và đang sống ở Seoul. Ảnh: LA Times.
Hai vợ chồng Cho Sung-tae mua một cửa hàng bán sách cũ và sinh sống ở vùng ngoại ô Seoul. Sau đó, để kiếm thêm tiền cho gia đình, Sung-tae đi xuất khẩu lao động ở Trung Đông, làm việc tại các giếng dầu và công trường xây dựng tại Ảrập Xêút hầu hết thập kỷ 1980. Ở quê nhà, người vợ sinh cô con gái Sun-kyung ngày 22/3/1982 và cậu con trai Seung-hui ngày 18/1/1984.  

Trong những năm đầu đời của Cho Seung-hui, gia đình họ sống trong một căn hộ ở tầng hầm ẩm thấp, tối tăm trên một con phố buôn bán sầm uất ở Shinchang, ngoại thành Seoul. Họ phải trả 150 USD mỗi tháng, đã được coi là rẻ vào thời đó. Cho đi bộ tới trường tiểu học. Cậu bé Seung-hui không gây được ấn tượng gì đối với những người xung quanh. Những ai biết Seung-hui ở Hàn Quốc đều nhắc đến sự rụt rè của cậu bé. “Đó là một thằng bé ngoan ngoãn, ít nói”, Lim Bong-ae, bà chủ nhà trước đây của gia đình, kể.

Kim Hyong-shik, ông ngoại của Seung-hui, giờ đã ngoài 80 và sống ở Seoul, thì nhớ về “đứa cháu trai bẽn lẽn đến mức nó không biết cách lao vào vòng tay của tôi để được ôm”.

Bà Kim Yang-soon thì cho biết: “Nó ngoan và vâng lời. Nhưng mẹ nó bảo rằng thằng bé không nói chuyện, toàn nhìn mẹ mà không đáp. Triệu chứng ấy trở nên tồi tệ hơn khi cả gia đình đến Mỹ. Nỗi đau lớn nhất của mẹ nó là con mình không nói chuyện”.

Gia đình nhà Cho từng sống trong một căn hộ tầng hầm trong khu nhà này ở khi còn ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh
Gia đình nhà Cho từng sống trong một căn hộ tầng hầm trong khu nhà này tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AP.

Tám năm đầu ở Mỹ, gia đình Cho Seung-hun sống rất vất vả. Không đủ tiền vé máy bay, mẹ của Cho không thể trở về Seoul dự lễ tang mẹ mình. Bà chỉ gọi điện cho người thân ở Hàn Quốc vào những ngày lễ và những cuộc gọi thường rất ngắn.
Phần 1: Tuổi thơ của kẻ cuồng sát 

Em trai của người cha đã thuyết phục họ đến ở cùng mình tại Washington DC, nơi có cộng đồng Hàn kiều lớn thứ ba ở Mỹ sau Los Angeles và New York.

Cả gia đình đến Mỹ tháng 9/1992. Tám năm đầu họ sống rất vất vả. Có vẻ như vì không đủ tiền vé máy bay, mẹ của Cho không thể trở về Seoul dự lễ tang mẹ mình. Bà chỉ gọi điện cho người thân ở Hàn Quốc vào những ngày nghỉ, ngày lễ và những cuộc gọi thường rất ngắn.

Nhưng đến năm 1997, họ dã dành dụm đủ tiền để mua ngôi nhà 145.000 USD trên đường Trutt Farm ở Centreville. Họ tự hào về ngôi nhà mới đến mức chụp ảnh gửi về cho người thân ở Hàn Quốc.

Những người láng giềng tại đây tỏ ra thân thiện, nhưng hiếm khi tìm hiểu về nhau. Họ nói rằng mẹ của Cho thì luôn mỉm cười. Người cha kiệm lời, nhưng có một lần khi vợ nhắc, ông đã dọn tuyết giúp khỏi xe của một phụ nữ đang mang bầu. Đa số họ không biết nhà Cho có một người con trai.

Cho tốt nghiệp trường trung học Westfield năm 2003. Nhưng cuốn sổ lưu niệm của trường năm đó không nhắc gì đến y, thậm chí không có lấy cả một bức ảnh. Ngôi trường này, khánh thành năm 2000, có rất nhiều học sinh giỏi. Tạp chí Newsweek từng xếp nó ở trong số 50 trường trung học công tốt nhất ở Mỹ. Đội bóng bầu dục của trường đoạt giải vô địch bang năm Cho tốt nghiệp. Nhưng với 1.600 học sinh ở đó, Cho không bao giờ bắt chuyện. Y tham gia một câu lạc bộ khoa học nhưng chỉ ngồi im ở đó. Y hay xách theo một cây kèn nên có biệt danh là “anh chàng kèn trombone”.

Trường Westfield cố gắng giúp các học sinh giao lưu với nhau. Họ xếp những chiếc bàn tròn trong phòng ăn để không ai cảm thấy bị lạc lõng. Nhưng tất cả những điều này đều có tác dụng với Cho, cậu bé đeo kính, mặt đầy trứng cá, ít lời đến mức một số người tự hỏi không biết có bao giờ Cho lên tiếng hay không.

Trong lớp tiếng Tây Ban Nha, các học sinh phải ghi âm giọng mình để chuẩn bị cho kỳ thi cuối. Khi cô giáo mang các cuốn băng đến, cả lớp nài nhỉ muốn nghe giọng của Cho. “Chúng tôi muốn biết giọng cậu ta nghe như thế nào”, Regan Wilder, học cùng Cho từ hồi trung học cơ sở lên đến đại học, kể.

“Cứ như thể là Cho chỉ muốn chui tọt vào một góc khi nào người ta muốn tìm cách nói chuyện với cậu ta”, Virginia Song, học cùng Cho tại Virginia Tech, cho biết. “Có vẻ như cậu ấy chỉ muốn ở một mình". Luice Woo, một bạn học khác, thì kể: “Tôi còn nghĩ là cậu này là người mới nhập cư nên không biết nói tiếng Anh". Cho vẫn giữ sự lầm lỳ như vậy ở Virginia Tech, nhưng mỗi tối chủ nhật y đều gọi điện về nhà.

Trong khi người em trai tìm cách lẩn mình ở trung học, thì Cho Sun-kyung là một học sinh xuất sắc. Cô được cả Harvard và Princeton cấp học bổng, nhưng chọn trường Princeton vì mức học bổng cao hơn.

Cuộc sống tại đại học của cô càng phong phú bao nhiêu, thì những tháng ngày của em trai cô càng buồn tẻ bấy nhiêu. Sun-kyung đi thực tập về kinh tế toàn cầu, đến tận biên giới Thái Lan – Myanmar để tìm hiểu về điều kiện lao động ở một nước đang phát triển. Là thành ivên của của một nhóm nấu ăn chung ở trường, Sun-kyung vẫn hay đi chợ và nấu ăn cho 25 người. Suốt gần hai năm, Alan Oquendo ăn chung bữa với cô bạn hằng tối. Anh nhớ rằng đó là “một người rất khiêm nhường”, một cô gái rất ngoan đạo, không hút thuốc, uống rượu, rất ít khi trang điểm. Sun-kyung suốt ngày học trên thư viện và đa phần thời gian rảnh cô dự các buổi gặp cầu nguyện và nghiên cứu kinh thánh cùng với Hội Phúc âm Princeton.

Cô tránh tuyên truyền cho tôn giáo của mình mà chỉ thường thảo luận về chủ đề này sau bữa tối với một vài người bạn thân. “Đó là lúc duy nhất cô ấy nói về chủ đề đó”, Oquendo bình luận. “Đó thực sự là một người rất khoan dung đối với những tôn giáo khác”.

Áp lực thành công trong gia đình Cho rất lớn. Cha của Cho Seung-hui là quần 6 ngày/tuần tại một tiệm giặt khô ở Manassas, Virginia. Mẹ của Cho làm việc tại một tiệm giặt khác do người Hàn Quốc làm chủ ở Haymarket gần đó. Bà là những chiếc áo complet từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều mỗi ngày. “Tôi biết cuộc sống của cô ấy vất vả”, Susana Yang, chủ tiệm giặt, cho biết. “Sức khỏe của cô ấy không được tốt, chồng cô ấy lại bị đau lưng”. Hyang-im cuối cùng phải thôi việc vì tay của bà quá đau. “Lần duy nhất mà cô ấy xin nghỉ là để dự lễ tốt nghiệp trường Princeton của con gái và đưa con trai đến trường Virginia Tech”.

Yang miêu tả Cho Hyang-im là cần cù, lễ phép và rất thương con. “Bà ấy rất tự hào về con gái mình”, Yang kể. Nhưng Hyang-im cũng từng tâm sự với bà chủ: “Tôi ước gì là con trai tôi tốt nghiệp trường Princeton thay vì đứa con gái". Điều này có lẽ là vì trong nền văn hóa Hàn Quốc, cha mẹ thường mong con trai thành đạt hơn con gái. Hyang-im không bao giờ kể chuyện con trai với Yang. “Bất kỳ gánh nặng gì cô ấy phải mang trên mình, cô ấy giữ nó cho riêng mình.

Gia đình Cho có cuộc sống biệt lập. Họ không hay đi nhà thờ, vốn là trung tâm giao tiếp xã hội đối với nhiều người nhập cư. “Cuộc sống của chúng tôi chịu ảnh hưởng của tư tưởng "chae-myon" - cách những người khác nghĩ về chúng tôi”, Tong S.Suhr, một luật sư người Mỹ gốc Hàn nhận xét. “Hỏi ý kiến với một ai đó bên ngoài gia đình là thừa nhận bạn không có khả năng tự giải quyết rắc rối. Đó là điều đáng xấu hổ. Bởi thế chúng tôi giữ kín mọi chuyện".

Giáo sư Edward Chang thuộc đại học UC Riverside thì nhận xét: “Người chị là biểu tượng cho thành công của người nhập cư. Người em tra là biểu tượng cho thất bại. Cho Seung-hun là một kẻ lập dị. Những sinh viên trêu chọc y. Cho là một bệnh nhân tâm thần cần được giúp đỡ. Nhưng cha mẹ và bạn bè y đã thất bại trong việc đó. Xã hội cũng đã thất bại”.

M.C. (theo LA Times

Bên trong cái đầu của kẻ sát nhân trường học

Cho Seung-hui. Ảnh: Reuters.
Cho Seung-hui. Ảnh: Reuters.

Cách hành động và suy nghĩ của Cho Seung-hui - kẻ thực hiện vụ thảm sát 33 người tại trường Virignia Tech - có nhiều điểm tương đồng với những nhân vật thực hiện các vụ bắn giết tại trường học trước đó.

Cũng giống như Eric Harris và Dylan Klebold – nổ súng ở trường trung học Columbine năm 1999, giết 12 học sinh và một giáo viên – và Kimveer Gill, bắn hàng loạt người tại một trường trung học Canada hồi năm ngoái, Cho đã có những cơ sở để hành động từ lâu. Và cũng giống như những kẻ sát nhân trên, y để lại những tuyên bố chứa đầy hận thù. Harris, Klebold và Kimveer là qua Internet, Cho thì qua cuốn băng video của mình.

“Chúng tôi phát hiện 5 nhân tố chung”, Robin Kowalski, một nhà tâm lý học ở South Carolina chuyên nghiên cứu các vụ bắn giết tại trường học,

Hiện giờ người chưa rõ Cho có từng phải trải qua giai đoạn như vậy chưa. Nhưng trong cuốn băng, y nói rõ y tin rằng mình không được những người xung quanh chấp nhận. “Bị trêu chọc, bắt nạt hay không được tập thể chấp nhận là những nhân tố phổ biến trong các vụ bắn súng ở trường học”, bà bình luận.

Cho tuyên bố trong cuốn băng của mình: “Các người đã tàn phá trái tim ta, cưỡng hiếp linh hồn ta và hành hạ lương tâm của ta. Các người cho rằng các người chỉ đang dập tắt một cuộc đời khốn khổ khác. Nhờ các người, ta chết như Chúa Jesus để khơi nguồn cảm hứng cho hàng thế hệ những người yếu ớt và không có khả năng tự vệ”. Y còn gọi các bạn học là “những kẻ hỗn xược” và “ngạo mạn”.

Việc say mê súng và chất nổ là một nhân tố khác. Có vẻ như Cho đã tích lũy vũ khí trong một khoảng thời gian dài.

Nhân tố tiếp theo là sự ám ảnh về cái chết. “Họ nói nhiều và nghĩ nhiều về nó. Những vở kịch của Cho cho thấy y say mê chủ đề này”, Kowalsky nhận xét. Trong vở kịch "Richard McBeef" của Cho, nhân vật chính tên là John ở trong phòng một mình ném tiêu vào đích là bức hình người cha dượng - Richard McBeef. John nói: “Tôi ghét ông ta. Phải giết Dick. Phải giết Dick. Dick phải chết. Giết Dick”.

Ngoài ra, những kẻ giết người luôn có những vấn đề tâm lý. Cho từng bị cáo buộc là bám theo hai nữ sinh và từng phải tới một cơ sở điều trị tâm thần năm 2005. Vào thời điểm đó, người ta lo ngại rằng Cho muốn tự sát.

Steve Hinshaw, trưởng khoa tâm lý tại Đại học California Berkeley, cho biết mặc dù không thể đưa ra chẩn đoán chính xác về Cho từ những đoạn băng video ngắn ngủi, có thể thấy y mắc chứng tự huyễn hoặc mình, trầm uất lưỡng cực hay tâm thần phân liệt: “Y nói rằng sẽ không để người khác coi thường và phải chứng mình điều này bằng một ngọn lửa vinh quang để tự hủy diệt nhưng cũng tự khuếch trương mình”.

Trong đa số vụ giết người tại trường học, các thủ phạm hoạch định từ trước. Cho có lẽ bắt đầu làm cuốn băng video ít nhất 6 ngày trước khi ra tay. “Nhân vật này hành động rất có phương pháp và tính toán”, Kowalski. “Y biết rất rõ mình muốn làm gì”.

Năm 2002, Sở Mật vụ Mỹ tiến hành một cuộc nghiên cứu lớn về 37 vụ bắn súng tại trường học để tìm ra những quy luật chung của những kẻ giết người tuổi học trò. Đa số thủ phạm là những kẻ đơn độc mang oán hận trong lòng. Hơn nửa coi trả thù là một động cơ.

Những tay súng không ra tay bất thình lình. Chúng hoạch định và thường kể cho một người bạn trước khi ra tay. Trong 75% các trường hợp, ít nhất một người lớn tỏ ra lo ngại về hành vi của kẻ tấn công trước khi thảm kịch xảy ra. Những bài viết của Cho từng khiến giáo sư của y lo lắng đến mức bà đã đề nghị bộ phận tư vấn sinh viên trong trường giúp đỡ y.

Scott Poland, nhà tâm lý học tại Đại học Nova Southeastern và cũng là chuyên gia về các vụ giết người trong trường học nhận xét: “Điều cần biết là tại sao Cho lại làm những việc đó. Nhưng ngay cả trong những trường hợp mà những kẻ giết người tại trường học sống sót, chúng ta vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải”.

Theo cơ quan mật vụ, không thể có “chân dung” chính xác về những thanh thiếu niêm tham gia vào các vụ bạo lực trường học. Việc khoanh vùng các học sinh và sinh viên có những nét tính cách chung với các tay bắn súng trong trường học cũng không phải là việc nên làm. Poland biết “Cần phải có những nét cách nhất định cộng với những hoàn cảnh môi trường nhất định mới dẫn tới các sự kiện như vậy. Có nhiều em cũng có những rắc rối và có nhiều em cũng cũng bị ám ảnh bởi cái chết, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả sẽ đi giết người”.

Ông nhận xét: “Chúng ta cần đảm bảo rằng các sinh viên biết được rằng bộ phận tư vấn của trường có những chuyên gia tâm lý có thể giúp được họ”. Theo ông, điều cần làm hiện nay là quan tâm tới những sinh viên và giáo viên sống sót sau vụ thảm sát: “Trường học thường đánh giá thấp hậu quả lâu dài của một vụ khủng hoảng. Trên thực tế, nhiều người bị trầm uất hay tìm cách tự sát trong những tuần và tháng sau thảm kịch”.

M.C. (theo BBC

 

Cảnh sát phê phán việc công bố video kẻ sát nhân

Các thực khách tại một nhà hàng ở Blacksburg, Virginia đang xem đoạn phim của Cho trên đài NBC.
Các thực khách tại một nhà hàng ở Blacksburg, Virginia đang xem đoạn phim của Cho trên đài NBC. Ảnh: AP.

Cảnh sát Mỹ tuyên bố lấy làm tiếc về quyết định của NBC, công bố cuốn băng mà kẻ thực hiện vụ giết 32 người ở trường Virginia Tech gửi đến đài, cho rằng nó không giúp gì cho việc điều tra của họ. 
 

Cho Seung-hui gửi một bưu kiện gồm các cuốn băng, bức ảnh và thư đến NBC vào ngày y thực hiện các vụ bắn giết. Tuy nhiên cảnh sát cho rằng những đoạn phim chiếu cảnh Cho đưa ra những tuyên bố phẫn nộ và chĩa súng vào ống kính không giúp gì nhiều cho cuộc điều tra.

Steve Flaherty, phụ trách lực lượng cảnh sát bang Virginia, cho biết ông đánh giá cao sự hợp tác của NBC nhưng lấy làm tiếc về quyết định cho phát các hình ảnh này. “Nhiều người phải xem những hình ảnh rất ghê sợ”, ông nhận xét. “Đó là loại hình ảnh mà những người trong nghề của tôi phải xem và tôi cảm thấy lo ngại khi những ai không quen kiểu hình ảnh như vậy phải xem chúng”.

Hiện có 8 sinh viên vẫn đang được điều trị tại bệnh viện Montgomery Field gần trường Virginia Tech. Sau khi xảy ra vụ thảm sát, 17 người bị thương, trong đó 4 người phải qua phẫu thuật.

Đài NBC lên tiếng giải thích về quyết định sử dụng những đoạn video của Cho. “Có thể chúng ta sẽ không bao giờ hiểu rõ tại sao chuyện này lại xảy ra. Nhưng những đoạn phim sẽ chúng ta hiểu được phần nào tâm lý của kẻ sát nhân”, Steve Capus, đứng đầu NBC News, bình luận.

Cảnh sát phải bảo vệ nghiêm ngặt các ngôi trường ở Yuba (California), sau khi một người tên là Jefferey Thomas Carney đe dọa thực hiện một vụ thảm sát khiến cho những gì xảy ra tại Virgina Tech trở nên “mờ nhạt”. Họ đang truy lùng nhân vật này.  

M.C. (theo BBC

Thủ phạm vụ thảm sát gửi tài liệu cho báo chí

Tay súng bắn chết 32 người tại Đại học Công nghệ Virginia đã gửi một bưu phẩm cho mạng truyền hình Mỹ NBC vào đúng ngày thực hiện vụ bắn giết, trong đó có các bức ảnh chụp cảnh cầm súng, băng video và bài viết hằn học.

Một trong những bức ảnh thủ phạm gửi cho NBC. Ảnh: NBC News.

Cảnh sát cho biết, gói bưu phẩm được tay súng Cho Seung-hui gửi đi từ khuôn viên trường vào thời điểm giữa hai vụ thảm sát ở ký túc xá West Ambler Johnston Hall và khu giảng đường Norris Hall. Trong đoạn băng video, tên này đã buông những lời lẽ giận dữ.

Thủ phạm 23 tuổi nói lớn: "Các người đã có hàng trăm tỷ cơ hội và con đường để tránh ngày hôm nay. Nhưng các người quyết định làm ta phải đổ máu. Các người đã dồn ta vào góc tường và chỉ cho ta một lựa chọn duy nhất. Quyết định đó là của các người. Giờ các người đã vấy máu trên tay và sẽ không bao giờ gột rửa được".

Đoạn băng của tay súng được chiếu trên bản tin Nightly News của kênh NBC còn có đoạn: "Ta đã không định làm chuyện này, ta có thể đã bỏ qua và tháo chạy. Nhưng giờ đây ta sẽ không chạy nữa". 

Hãng NBC nhận được gói bưu phẩm vào sáng qua, trong đó có một bài viết thể hiện thái độ hằn học dài 1.800 từ, những đoạn băng video và 29 bức ảnh gồm 11 bức chụp Cho Seung-hui đang cầm súng chĩa về phía ống kính.

Giám đốc kênh NBC News là Steve Capus cho biết, những thứ gửi trong bưu phẩm rất lộn xộn và không hề chứa bất cứ bức ảnh nào về vụ thảm sát đẫm máu nhất trong lịch sử học đường Mỹ, xảy ra sáng 16/4 tại Đại học Công nghệ Virginia.

Một bức ảnh khác của Cho Seung-hui. Ảnh: NBC News.
Một bức ảnh khác của Cho Seung-hui. Ảnh: NBC News.

Đại tá Steve Flaherty thuộc cơ quan cảnh sát bang Virginia cho rằng, gói bưu phẩm trên "có thể là một thành phần rất mới và mang tính then chốt đối với cuộc điều tra". Ông khẳng định thêm, các chuyên gia đang gấp rút phân tích và đánh giá giá trị của những thứ tay súng đã gửi.

Cảnh sát Mỹ cũng tiết lộ, Cho Seung-hui từng được đưa tới một phòng khám tâm thần vào cuối năm 2005 để kiểm tra, sau khi có hai nữ sinh viên phàn nàn về hành vi bất thường của anh ta.

Trong vụ thảm sát, có hai người bị bắn chết tại ký túc xá West Ambler Johnston Hall vào lúc 07h15' sáng giờ địa phương ngày 16/4. Hai tiếng sau, tay súng Cho Seung-hui bắn chết thêm 30 người nữa ở khu giảng đường Norris Hall rồi tự sát.

Các nhà điều tra cho biết, cả hai vụ thảm sát đều được thực hiện bằng một khẩu súng. Tuy nhiên hiện họ chưa khẳng định hoàn toàn việc Cho Seung-hui đã có mặt tại ký túc xá West Ambler Johnstone Hall vào thời điểm xảy ra vụ bắn giết.

Đình Chính (theo BBC, AP)

 

Gia đình kẻ sát nhân sống trong ác mộng

Một buổi cầu nguyện cho các gia đình nạn nhân vụ thảm sát ở Virginia. Ảnh: AP.
Một buổi cầu nguyện cho các gia đình nạn nhân vụ thảm sát ở Virginia. Ảnh: AP.

Chị của Cho Seung-hui - kẻ thực hiện vụ thảm sát tại Virginia - cho biết gia đình cô cảm thấy “vô vọng, bất lực, không phương hướng” và “không bao giờ có thể tưởng tượng” em trai cô lại hành động như vậy.
 

Chị của Cho, cô Cho Sun-Kyung, đưa ra tuyên bố thay mặt cả gia đình. Luật sư Wade Smith đã giúp cô đọc tuyên bố này và cho biết họ sẽ không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của giới báo chí.

“Gia đình chúng tôi rất lấy làm tiếc về những hành động không thể lý giải của em trai tôi. Đó là một thảm kịch khủng khiếp đối với tất cả chúng tôi”, Cho Sun-Kyung bình luận. Cô tốt nghiệp Đại học Printon và đang làm việc cho một nhà thầu của văn phòng Bộ Ngoại giao chuyên trách về viện trợ của Mỹ cho Iraq. “Chúng tôi cầu nguyện cho các gia đình và những người thân của họ, những người đang phải trải qua nỗi đau lớn này. Chúng tôi cầu nguyện cho những người bị thương và những ai mà cuộc sống thay đổi vĩnh viễn vì những gì họ chứng kiến và trải qua".

"Mỗi nạn nhân đều có biết bao tình yêu, tài năng và khả năng cống hiến, nhưng cuộc đời của họ đã bị chấm dứt bởi hành động khủng khiếp và điên rồ này. Chúng tôi cảm thấy nhục nhã, vô vọng, bất lực, không phương hướng. Đó là người em đã lớn lên cùng tôi và tôi đã yêu thương. Giờ đây tôi cảm thấy tôi không quen biết người này. Chúng tôi luôn là một gia đình đầm ấm, thanh bình và thương yêu nhau. Em trai tôi ít nói và kín đáo, gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cuộc sống xung quanh. Chúng tôi không thể tưởng tượng nổi nó lại có thể có những hành động bạo lực như vậy". Cô hứa gia đình sẽ hợp tác đầy đủ và "làm tất cả những gì có thể để giúp các nhà chức trách tìm hiểu tại sao những hành động điên rồ này xảy ra. Bản thân chúng tôi cũng có nhiều câu hỏi chưa có lời đáp".

Giới chức Mỹ tin rằng gia đình Cho vẫn đang ở khu vực Washington cùng với bạn bè và họ hàng. FBI đã hứa sẽ điều tra bất kỳ hành động kỳ thị nào chống lại họ, nếu họ trở về nhà mình ở Centreville.

Tuyên bố của gia đình Cho được đưa ra vào ngày toàn bang Virginia để tang các nạn nhân. Sự im lặng bao trùm trường Virginia Tech. Chuông rung lên trong các nhà thờ trong trên toàn quốc để tưởng nhớ những người đã mất.

Wendy Adams, có cháu là Leslie Sherman bị giết trong vụ thảm sát, bình luận: "Tôi không hào hiệp đến mức có thể tha thứ cho kẻ sát nhân về những gì y làm. Nhưng tôi thông cảm với gia đình y. Tôi thật sự lấy làm tiếc cho họ. Tôi tin rằng quả thật họ đang phải sống trong ác mộng".

M.C. (theo AP)

Cho Seung-hui từng khổ sở ở Hàn Quốc

Hành khách Hàn Quốc đọc báo đưa tin vụ thảm sát trên máy bay.
Hành khách Hàn Quốc đọc báo đưa tin vụ thảm sát trên máy bay. Ảnh: AP.

Gia đình của tay súng giết chết 32 người ở đại học Công nghệ Virginia sống rất vất vả khi ở Hàn Quốc. Họ tìm cách nhập cư vào Mỹ để đổi đời.

Bố mẹ Cho Seung-hui thuê một căn hộ dưới tầng thấp nhất tòa nhà chung cư của ông ở ngoại ô Seoul. Căn này thuộc loại có giá rẻ mạt nhất.

"Tôi không biết ông ta (bố của Cho Seung-hui) làm gì nhưng họ rất nghèo", Lim Bong-ae, chủ tòa nhà đó cho biết. "Khi chuẩn bị di cư, họ cho biết sẽ tới Mỹ vì sống ở đây khó khăn quá. Ông ta bảo muốn tới một nơi không người nào biết ông là ai".

Cảnh sát cho biết cha của kẻ giết người tên là Cho Seong-tae, 61 tuổi. Cho Seung-hui, 23 tuổi, học chuyên ngành tiếng Anh tại đại học Công nghệ Virginia, tới Mỹ khi còn bé vào năm 1992. Y lớn lên ở ngoại ô Washington D.C.. Tại đây, cha mẹ y làm nghề giặt là.

Hôm qua, thông tin về vụ thảm sát được đăng dày đặc trên trang nhất của gần như tất cả các tờ báo ở Hàn Quốc. Giới truyền thông nước này lo lắng vụ việc sẽ khiến người Hàn và gốc Á bị kỳ thị.

Cộng đồng người Hàn cũng tỏ ra vô cùng thất vọng. "Tôi xấu hổ vì mình là người Hàn", một nick trên cổng thông tin nổi tiếng của nước này - Naver - viết. "Tôi cảm thấy có lỗi với những nạn nhân ở trường Công nghệ Virginia".

Tuy nhiên, nhiều sinh viên cho rằng gốc gác Hàn Quốc của kẻ sát nhân không là vấn đề quan trọng. "Đây là chuyện một cá nhân mắc sai lầm. Quốc tịch của y chẳng có nghĩa lý gì hết", Park Joon-beom - sinh viên năm nhất tại đại học Yonsei ở Seoul - cho hay. "Tôi không nghĩ người Hàn Quốc đáng bị đổ lỗi".

Tuy vậy, Kim Min-kyung, một sinh viên trường Công nghệ Virginia, cho biết sinh viên gốc Hàn ở đây rất sợ bị trả thù và phải đi thành từng nhóm. Có khoảng 500 người Hàn Quốc hoặc Mỹ gốc Hàn ở trường này.

Hải Ninh (theo AP, Chosun Ilb)

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Bậc Mưa tương cầu hÓn ç¾ tát quán thế âm An xét nói là một loại năng lực duc Chảy đi sông ơi ÐÑÑ Vấn đề trợ tử tat ca chung ta xin truyen di nhung thong diep yeu Xa đừng lòng từ người từ trăm năm tieu nghiep vang sinh va doi nghiep vang sinh ç Š tuoi tre oi xin hay song mot doi y nghia Truyền yêu bên vãµ phan Việt cac ban xuat gia tre giua vuon xuan thap hoa dao ly Tin Tri lang mang trươ c mô t nô i đau chung 17 phan 2 chet Tiếp Vì sao thai phụ nên hấp thu đủ axit Pháp vi bừng sáng con đường giác Hoài luÃƒÆ hãy nao Su van hanh hanh nguyen duc bo tat quan the am çš bテケi Chùa dấu giå NhÃƒÆ chung thÃÆ