Chết và tái sinh - Nhơn quả, nghiệp và luân hồi

 
 

 

NHƠN QUẢ, NGHIỆP & LUÂN HỒI

 

HT Thích Thiện Hoa

 

 

MỤC LỤC

 

Lời giới thiệu

Đặt vấn đề

01. Chương một: Luật Nhân quả

02. Chương hai: Nghiệp

03. Chương ba: Luân hồi

04. Chương bốn: Những bằng chứng về Luân hồi

05. Chương năm: Giải đáp những thắc mắc, nghi vấn về vấn đề Nhân quả Luân hồi.

 

 

 

LỜI GIỚI THIỆU

Mỗi tôn giáo đều có một giáo lý riêng, để giải thích sự sống. Giáo lý ấy có khi hoàn toàn dựa lên đức tín thuần túy, có khi dựa lên sự tưởng tượng hoang đường, có khi dựa lên lòng ước mơ tha thiết của loài người.

Riêng về đạo Phật, giáo lý về sự sống đặt căn bản lên lý trí và thực nghiệm. Giáo lý ấy mệnh danh là Nhân quả Luân Hồi.

Luật Nhân quả không xa lạ gì đối với những ai có một chút nhân xét và suy luận; luật Nhân quả lại càng rất gần gũi với giới khoa học. Nhờ tin chắc ở luật nhân quả mà nhà khoa học khám phá ra biết bao nhiêu điều huyền bí của vũ trụ và phát minh được những cái kỳ lạ cho cõi đời, nhưng nhà khoa học chỉ áp dụng luật Nhân quả trong phạm vi vật chất. Đức Phật đi xa hơn, chứng minh luật Nhân quả cả trong phạm vi tinh thần.

Nhà khoa học chỉ áp dụng luật Nhân quả trong một khoảng thời gian nhất định. Đức Phật đi xa hơn, chứng minh rằng luật Nhân quả trong suốt thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Luật nhân quả chứng minh qua thời gian vô hạn định cà trong phạm vi tinh thần ấy, đức Phật gọi bằng một cái tên riêng là “luân hồi”. Nói một cách khác, Luân hồi là Nhân quả liên tục trong phạm vi tinh thần.

Đã tin Nhân quả tất nhiên không thể phủ nhận Luân hồi. Vì thế, ngày nay trên thế giới, không phải chỉ có tín đồ Phật giáo mới tin lý Nhân quả Luân hồi, mà các nhà thông thái Âu Mỹ cũng đã lãnh nạp giáo lý ấy. Trong các báo chí và sách vở ở khắp năm châu, vấn đề Nhân quả Luân hồi đã được đem ra nghiên cứu một cách đứng đắn và chân thành.

Ở Việt Nam, vấn đề này không xa lạ gì với đọc giả, nhất là đối với đọc giả Phật tử, thì lại càng quen thuộc. Tuy thế vấn đề Nhân quả Luân hồi, một vấn đề căn bản trong giáo lý nhà Phật, nói bao nhiêu cũng vẫn thấy còn bổ ích.

Vì nhận thấy sự quan trọng của vấn đề này, nên Thượng tọa THIỆN HOA đã soạn lại những bài giảng của Thượng tọa, sắp đặt lại thành hệ thống trong tập sách này và lấy nhan đề chung là: “Nhân quả Luân hồi”.  

Đặc điểm của tập sách này là sự trình bày rất sáng sủa, phổ thông và khoa học.

Với đặc điểm trên, chúng tôi tin chắc rằng tập sác nhỏ này sẽ ổn định được tinh thần những ai đang băn khoăn, thắc mắc về vấn đề sống chết, về ý nghĩa của cuộc đời, và sẽ gây thêm lòng tin tưởng vững chắc cho hàng Phật tử và giúp họ thêm hăng hái trong việc tu hành để chóng thoát khỏi cảnh sanh tử luân hồi.

Với lòng tin tưởng ấy, chúng tôi hân hạnh xin giới thiệu tập sách nhỏ này với toàn thể qúy vị đọc giả thân mến.

Kính,

NHÀ XUẤT BẢN HƯƠNG ĐẠO

Saigon, ngày 21-08-60.

 

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong cõi mung lung, vô cùng vô tận của trời đất, con người thật bé nhỏ, như một hòn sỏi, như một hạt cát; trong cái vĩnh viễn không đầu không cuối của thời gian, con người xuất hiện và mất đi nhanh như ánh sáng chợt đỏ, chợt tắt của con đôm đốm, như ánh sáng của một làn chớp. Nhưng khổ thay, con người bé nhỏ và chóng tan biên ấy lại mang trong đầu óc những câu hỏi quá to lớn: “Ta từ đâu đến đây? Ta đến đây để làm gì? Đến đây rồi ta sẽ chấm dứt cuộc hành trình sau hơi thở cuối cùng ở đây, hay còn tiếp tục đi nữa? Đi đâu? Đi hay về? Đi theo một con đường thẳng hay đường cong? Đi xuống hay đi lên?” Quá khứ đã không hay; tương lai cũng sẽ không biết, còn hiện tại thì quá ngắn ngủi phù du!

Và than ôi! ngay trong cái hiện tại ngắn ngủi ấy, cũng đã chứa đựng không biết bao nhiêu sự bất công, vô lý:

-“Tại sao người ấy đẹp mà ta xấu? người kia giàu mà ta nghèo? người ấy sướng mà ta khổ? Tại sao có người chết yểu, có người sống lâu? có người thông minh có người ngu muội? có người hiển lương, có kẻ ác độc?

-“Tại sao và tại sao!” Bao nhiêu câu hỏi xoay tít trong đầu, như những cái chong chóng, gầm thét kêu gào, đòi hỏi, làm cho người ta điên đầu, lộn não. Để chấm dứt sự hoành hành của những câu hỏi ấy, có người đã tìm cách chấm dứt đời mình với thuộc độc; có người lẫn tránh trong thuốc phiện, trong rượu nồng dê béo, trong sóng mắt làn môi …

Đề cho khỏe não, có người tự bảo mọi sự mọi vật đều do ý Trời sắp đặt; có người bảo là do một mãnh lực tiền định, có người bảo là sự may rủi trớ trêu, không có nguyên do, luật lệ gì cả.

Nhưng những câu giải đáp gượng gạo trên, không làm thỏa mãn được những tâm hồn thiết tha muốn tìm hiếu sự thật:

Bảo rằng do ý một vị Thần sắp đặt thì ý vị thần ấy thật mâu thuẫn, phi lý, độc tài.

Xưa, đức Phật đã nói như sau đây, khi đề cập đến thần Brahma:

“ Người đã chứng kiến bao sự đau khổ ở trước mắt, tại sao không làm cho chúng sanh được an vui? Nếu người ấy có nhiều thần lực, tại sao không dùng thần lực để cứu độ chúng sanh? Tại sao những con sanh của người ấy lại phải chịu lắm điều khố sở? Tại sao người ấy không ban phước lành đến cho con họ? Tại sao những xảo quyệt giả dối mê lầm vẫn tồn tại mãi mãi? Tại sao gian xảo càng ngày càng tăng tiến, còn chân lý và công bằng lại phải lu mờ? Ta xem thần Brahma như một người vô cùng bất công đối với kẻ bị sanh ra trong thế giới đầy dẫy nhơ bẩn, xấu xa này”. (Kinh Bhucidatta Jataka).

Nếu bảo rằng mọi sự vật ở đời đều do một sức mạnh tiền định, chi phối tất cả, thì thử hỏi sức mạnh ấy là sức mạnh gì? Của ai? Có sáng suốt hay mù quáng? Nếu không giải đáp được những câu hỏi phụ thuộc ấy, mà cử quyết đoán như thế, thì thật là quá nông nổi.

Còn nếu bảo rằng sự hiện hữu của cõi đời này, không do một nguyên nhân gì cả, thì thật là vô cùng phi lý! vì chúng ta hãy nhìn chung quanh ta, có một cái gì sanh ra mà không có nguyên nhân không?

Riêng nói về sanh mạng con người, có hai quan niệm thông thường, trái ngược nhau:

- Quan niệm chấp đoạn, cho rằng con người chỉ có một dời trong hiện tại, trong khoảng một trăm năm; đến khi nhắm mắt xuôi tay, thân thể tan ra tro bụi và kiến văn, tri giác cũng không còn gì hết. Chết là hết, là hoàn toàn mất hẳn.

- Quan niệm chấp thường, cho rằng linh hồn bất tử? sau khi chết, thân thể tan rã, nhưng linh hồn thường còn mãi mãi, sẽ lên cõi Thiên đường đề thọ hưởng vĩnh viễn những sự an vui khoái lạc (nếu trong đời hiện tại ăn ở hiên lương) hay sẽ bị đoạ xuống địa ngục chịu khổ mãi mãi (nếu trong đời hiện tại làm nhiều điều tội lỗi).

Hai quan niệm trên này đểu không đúng!

Chềt là một hẳn! Sao lại mất hẳn được? Hãy nhìn chung quanh ta có cái gì mất hẳn đâu? Một hạt cát, một máy lông còn không thề mất hẳn được, huống chi con người là một sinh vật có khả năng tri giác nhất trong chúng sanh?

Nhưng bảo rằng linh hồn là thường còn, ở mãi trên thiên đường hay dưới địa ngục cũng không đúng. Sự nhận xét thông thường cho chúng ta thấy rằng, trong vũ trụ, không có một cái gì có thề vĩnh viễn và ở yên một chỗ, mọi sự vật đểu biến đời và xê dịch. Vả lại có gì bất công hơn là chỉ vì những cái nhân đã gieo trong một đời hiện tại ngắn ngủi, mà phải chịu cái quả vĩnh viễn tốt hay xấu trong tương lai.

Cho nên những loại giải đáp nói trên, đều không thể đứng vững được trước ánh sáng lý luận.

Những vần đề trên này, giáo lý nhà Phật đã giải đáp một cách rõ ràng, khúc chiết, mạch lạc. Những lời giải đáp này không dựa vào oai lực của thần quyền, không dựa vào những tín điểu độc đoán, cũng không dựa vào trí tưởng tượng mơ hồ, mà bằng cứ vào những nhận xét xác đáng trong hiện cảnh những cái tai nghe mắt thấy, những điều cỏ thể chứng nghiệm được. Đức Phật bao giờ cũng dựa trên thực tế để lập luận, vì thế, mặc dù những lời dạy của Ngài đã nói ra trên hai ngàn năm trăm năm rồi, mà bây giờ vẫn còn đúng đắn và vô cùng giá trị; có đủ năng lực làm thỏa mãn sự khát khao hiểu biết của những ai băn khoăn đi tìm chân lý và ý nghĩa của cuộc đời.

Trong tập sách nhỏ này, chúng tôi không có tham vọng giải đáp tất cả những vấn đề trọng đại, hàm chứa trong những chữ “siêu hình”, “vũ trụ quan”, “nhân sinh quan” v.v... chúng tôi chỉ xin trình bày cái kiếp sống của con người, qua thời gian và không gian, những nguyên nhân và kết quả đã tạo cho mỗi người một hoàn cảnh giống nhau hay khác nhau; đồng thời chúng tôi sẽ giải đáp một số những thắc mắc có liên quan mật thiết đến kiếp người.

Trong khi trình bày, chúng tôi sẽ giữ một thải độ hoàn toàn khách quan và nêu lên những bằng chứng cụ thể, có thể nhận xét được rõ ràng, chứ không dựa vào những tín điều độc đoán hay mượn uy lực của thần quyền đề bắt độc giả phải cúi đầu tin theo. 

 

---o0o---

 

Mục Lục >> 01 >> 02 >> 03 >> 04 >> 05

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Từ Cồn chua buu phuoc tich giáo ç¹ i chướng chia sẻ hoài bão cho trống huy Điều cần biết khi ăn cà chua sống visakha anh huong cua duc dalai lama doi voi nhung nhan Ý nghĩa phước và chuyển phước thanh thu tien mot nguoi di tuổi trẻ và lý tưởng phụng sự xã Không Hoa bằng lăng tháng Năm song luân gặp được 5 người này bạn đã vô phat giao bản chất của mộng và thực tu Dễ dàng làm món khổ qua trộn vinh nghiem học m០Nắng Nhiều đoàn viếng tang Trưởng lão Tạp hấp món LÃ sen テ sát ngon ngu cua thien va thi ca phan 2 thien tìm đại luận sư vô trước Thư việt 6 loại thực phẩm có thể gây quả chua chuong pho hien giao ç Lễ