Chết và tái sinh - Dự án nhân bản người giải tŕnh trước Quốc hội Mỹ

Dự án nhân bản người giải trình trước Quốc hội Mỹ

Hôm nay (29/3) trước Uỷ ban Năng lượng và Thương mại của Quốc hội Mỹ, các nhà khoa học - những người đề xuất việc nhân bản một đứa bé đã chết - sẽ đưa ra những lý lẽ nhằm bảo vệ dự án của mình. Bên kia “chiến tuyến”, những người phản đối cũng đã sẵn sàng vào cuộc.

Năm 1997, khi thế giới lần đầu tiên biết đến chú cừu Dolly, con thú đầu tiên được nhân bản từ một cá thể trưởng thành, ý tưởng nhân bản người đã chuyển từ chuyện viễn tưởng sang hy vọng có thể thành hiện thực. Nay, Quốc hội Mỹ đang nêu ra vấn đề liệu việc nhân bản người có nên được cho phép. Tại buổi giải trình hôm nay, các thành viên của Quốc hội sẽ bàn luận xoay quanh các quy định của liên bang về việc họ có quyền chấm dứt những thí nghiệm như thế hay không.

Những quan điểm trái ngược

Cho đến nay, ít nhất hai nhóm khoa học khẳng định rằng họ đã sẵn sàng cho việc nhân bản người. Một trong số đó là nhóm của Panos Zavos, Giáo sư chuyên về sinh lý học sinh sản tại Đại học Kentucky (Mỹ). Cùng nhóm với ông là bác sĩ phụ khoa người Italia, Severino Antinori. Hai người cho biết họ dự định sẽ nhân bản người trong vòng 12 tháng tới, với mục đích giúp đỡ các cặp vợ chồng vô sinh có con. Trước đó, tháng 8/2000, một nhóm hoạt động tôn giáo có tên gọi Phong trào Raelian tuyên bố công ty của họ, Clonaid, sẽ thực hiện việc nhân bản này.

Zavos nhắc lại tuyên bố của ông ở Rome: “Hãy tin chúng tôi, những nguy cơ cao sẽ được xem xét cẩn thận vì chúng tôi biết rõ chúng tôi đang làm gì”. Còn Giám đốc của công ty Clonaid, bà Brigitte Boisselier, cũng chắc chắn: “Tôi cho rằng chúng tôi đã có mọi thứ cần thiết để theo đuổi dự án này”.

Tuy nhiên, ý tưởng của họ lại vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nhà khoa học đã từng nhân bản các loài thú khác. “Sẽ là vô trách nhiệm nếu nhân bản người vào thời điểm hiện nay”, Rudolf Jaenisch, một nhà sinh vật học ở Viện nghiên cứu Y Sinh học Whitehead, người đã nhân bản chuột, cho biết.

Jonathan Hill, một bác sĩ thú y và là trợ lý giáo sư về sinh sản động vật tại Đại học Cornell thì dự đoán không mấy khả quan: “Ít nhất một nửa, có thể vào khoảng 3/4 những trường hợp mang thai sẽ bị sẩy”. Cùng với Mark Westhusin, Đại học Texas A&M, Hill đã nhân bản thành công gia súc.

Trước Quốc hội Mỹ, Westhusin, Jaenisch cùng với Art Caplan, thuộc Đại học Pennsylvania, sẽ bênh vực quan điểm cho rằng nhân bản người ở thời điểm hiện nay là không an toàn. Còn Zavos và Boisselier sẽ đứng ở phía đối lập.

Nhân bản động vật - Rủi ro cao

 

 

Đến nay, các nhà khoa học đã thành công trong việc nhân bản cừu, bò, dê, lợn và chuột. Nhưng tỷ lệ thành công rất thấp. Trong số tất cả các dự án nhân bản động vật, chưa đầy 3% thành công. Động vật được nhân bản thường mắc những chứng bệnh nghiêm trọng như chậm phát triển, suy yếu hệ thống miễn dịch, bệnh về tim và phổi. Chẳng hạn, có một số con chuột nhân bản đang khỏe mạnh, đột nhiên béo ra rất nhanh, thậm chí phát phì, mặc dù khẩu phần của chúng hệt như chuột thường.

Tiến sĩ Ryuzo Yanagimachi, Đại học Hawaii, người đầu tiên nhân bản chuột, cho biết: “Sản phẩm” của ông chỉ sống bình thường đến một thời điểm tương ứng với độ tuổi 30 ở người. Bò nhân bản thường có tim, phổi to và hoạt động không tốt. Ngay cả con cừu Dolly nổi tiếng, bề ngoài thì có vẻ khoẻ mạnh, nhưng đã béo ra nhiều. Người ta vừa phải cách ly nó khỏi những con cừu khác để cho Dolly ăn kiêng.

Tiến sĩ Mark E. Westhusin, Đại học Texas A&M, cho biết 100 lần nhân bản bò mới cho ra đời duy nhất một con. Vấn đề tương tự cũng xảy ra khi nhân bản chuột, tuy có hiệu quả hơn, nhưng xác suất thành công mới chỉ đạt 2-3 %.

Kinh nghiệm sẽ thắng rủi ro?

Zavos và Boisselier không đồng ý với những lo ngại trên. Họ tin tưởng rằng họ có đủ kiến thức để tạo ra một con người nhân bản ngay bây giờ hoặc trong tương lai rất gần. Zavos dự đoán ông và Antinori có thể thành công sau hai năm, còn Boisselier lại tràn đầy hy vọng “sẽ có một phôi của em bé này vào cuối tháng hoặc có thể vào tháng tới”.

Cả Zavos và Boisselier đều đặt hy vọng vào kinh nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm của họ, nền tảng cho thành công trong việc nhân bản người.

Về mặt pháp lý, có rất ít cản trở trước dự án nhân bản này. Hiện chỉ có 4 bang của Mỹ là California, Michigan, Louisiana và đảo Rhode cấm bất cứ dạng nghiên cứu nhân bản nào. Ngoài ra, một số quốc gia trên thế giới cũng đã có luật cấm nhân bản.

B.H. (Theo CNN, 29/3)

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

bien li giai nguyen nhan tai sao can tho cung nguoi mat Ẩm lí giải nguyên nhân tại sao cần thờ 人生是 旅程 風景 cua tho cung cha me hay ong ba qua vang nhieu noi co muon co suc khoe tot hay lam theo 10 dieu sau day nguoi yeu rot cuoc la ai Ã Æ huy chiem nguong dai tuong phat a di da japan mot nhập BÃÆn ôi trẠ还愿怎么个还法 Ngàn việc thiện テ CÃƒÆ Phạm nhung Chảy đi sông ơi an chay de khong sat sanh va tranh qua bao bước khai thi cua dai su hanh sach ve phap mon niem biet song thi thanh tho à bai tho khong de cho mot chu tieu lang nho nhat chum tho tinh thuc cua phat tu thanh binh 1979 chùm thơ tỉnh thức của phật tử thanh Thế tuc Phật giáo Lễ húy nhật cư sĩ Chánh Trí Mai หลวงป แสง hoai niem ve tuoi tho ly kỳ hiện tượng đầu thai ở giới luật là mạng mạch của phật pháp Chư LuẠn 3 món bổ dưỡng cho tháng Bảy mùa chay phat giao lá ƒ giao phap thoi luan khong bien ho hay tien doan Xuân có đi có đến