Chết và tái sinh - Phong trào hoả táng tại Âu châu

Phong trào hoả táng tại Âu châu

 

Hoang Phong 

            Tại Âu châu ngày nay việc hỏa táng càng ngày càng phát triển rộng rãi và trở thành một phong trào. Tuy nhiên mức phát triển ấy còn khác biệt khá nhiều giữa các quốc gia, vì lý do những trở ngại phát sinh từ các truyền thống lâu đời trong mỗi xã hội. Các nước mang truyền thống văn hoá la-tinh, chẳng hạn như các nước Ý, Pháp, Tây ban nha …, là các nước kém cởi mở hơn cả. Ngoài ra, mức khác biệt còn tùy thuộc vào yếu tố địa phương, chẳng hạn các vùng nông thôn thì bảo thủ hơn các vùng thành thị.

            Nhưng dù sao tại Âu châu việc hỏa táng dần dần đã trở thành một phong tục tự nhiên, nhất là từ khi Thiên chúa giáo La-mã chính thức công bố cho phép hỏa táng vào năm 1963. Cũng cần nhắc lại rằng các nhà thờ Tin lành cho phép hỏa táng từ năm 1808. Tuy vậy, hiện nay tại các giáo phận thuộc các vùng nông thôn tại Pháp vẫn còn các vị cố đạo bảo thủ, nếu thân nhân chọn cách hỏa táng, thì người chết không được làm phép rửa tội tại các giáo đường do các vị này quản lý, cũng giống như một vài trường hợp người chết vì bịnh sida cũng đã từng bị từ chối.

            Nước Pháp là một thí dụ điển hình về sự phát triển hiện nay của phong trào hỏa táng. Năm 1980, chỉ có 1% trường hợp hỏa táng người chết, đến năm 2006 con số này tăng lên 27%. Luật pháp cũng phải chạy theo sự biến đổi đó của tập quán xã hội. Trong một cuộc hội thảo với chủ đề “Việc hỏa táng và luật pháp”, tổ chức tại thành phố Nancy ngày 30 tháng 10 năm 2007, vị Giáo sư diễn giảng về Tư pháp là ông Bruno Py đã tuyên bố rằng : “việc hỏa táng đã được xã hội công nhận như một đòi hỏi mang tính cách tân tiến”. Cũng nên nhắc lại rằng nước Pháp làm luật hẳn hoi quy định việc tự do hỏa táng vào năm 1887, nhưng những truyền thống bảo thủ đã chận đứng việc áp dụng cho đến những thập niên gần đây.

            Hiện nay nước Pháp có 175 trung tâm hòa táng, trong số này có 41 dự án đang thi công hoặc sắp được thực hiện và hơn 60 hiệp hội hỏa táng hoạt động rãi rác khắp trong nước. Các trung tâm hỏa táng được xây dựng thật trang nghiêm với vườn hoa và khu trồng cây rộng lớn làm nơi rải tro, và nhất là được trang bị những lò hỏa táng tự động thật tối tân, nhiệt độ cực cao, khói, sức nóng và hơi nước hoàn toàn được hóa giải và khử nhiễm. Trung tâm có những gian phòng lớn, trang trí thật trang nghiêm, nhưng hoàn toàn không mang một biểu tượng của bất cứ một tín ngưỡng hay truyền thống nào. Tùy theo tôn giáo của người quá cố, thân nhân có thể bày biện, làm lễ theo phong tục và tín ngưỡng của mình. Sau đó thân nhân ngồi chờ trong những gian phòng khác, khoảng một giờ sau thì có tro. Thông thường lễ rãi tro rất tượng trưng, chỉ là một nhúm nhỏ, trong khu vườn trồng cây và hoa.

            Tại các nước Bắc Âu việc hỏa táng đã trở thành một thói tục phổ biến hơn. Theo thống kê năm 2006 : tại nước cộng hòa Séc (Tcheque) con số hỏa táng là 77%, Thụy sĩ 75%, Đan mạch và nước Anh 73%, Thụy điển 71%..., sau đó con số trở nên thấp hơn : tại Hà-lan 52%, Slô-ven 49%, nước Đức 43%, Luxembourg 39%, nước Bỉ 37%, phần dưới cùng của bảng xếp hạng là : Tây ban nha 18%, nước Ý 10%, nhưng một nữa các lễ hỏa táng tại Ý trong số 10% vừa kể chỉ được thực hiện trong vài thành phố lớn thuộc phía Bắc, dân chúng trong các vùng phía Nam nước Ý gần như không hề biết đến thói tục hỏa táng là gì.

            Mỗi quốc gia tại Âu châu đều mang những gánh nặng khác nhau về văn hoá và tín ngưỡng. Chẳng hạn như Hy lạp vừa mới ban hành luật cho phép hỏa táng vào ngày 1 tháng 3 năm 2006. Trước ngày đó hỏa táng còn hoàn toàn bị cấm đoán trên toàn lãnh thổ.

            Ngày nay dân chúng Âu châu thành lập các hội hỏa táng khắp nơi, các thành phố lớn đều có các hiệp hội như thế. Trên bình diện quốc gia, các hiệp hội lại kết hợp thành tổng hội trong mục đích bảo vệ quyền tự do hỏa táng, bảo vệ sự kính trọng và nhân phẩm của người quá cố và cả thân nhân trước pháp luật, đòi hỏi các quyền lợi dân sự và sự tôn trọng trước các dư luận bảo thủ. Các tổng hội quốc gia lại kết hợp thành Tổng liên đoàn, nối kết toàn thể các nước Âu châu với nhau. Người chủ tịch Tổng liên đoàn Âu châu hiện nay là một người Pháp, ông Maurice Thoré.

            Các tài liệu trên đây cho thấy cách tổ chức chặt chẽ của các quốc gia tiến bộ Âu châu, đồng thời cũng cho thấy những khía cạnh bảo thủ, nếu không muốn nói là chậm tiến, của các quốc gia ấy trên một vài khía cạnh văn hoá và xã hội. Trong khi vấn đề hỏa táng còn vấp phải một vài trở ngại tại một số nước Âu châu thì gần như không tạo ra những khó khăn quan trọng nào cho phần lớn các quốc gia Á châu nhất là đối với các quốc gia Phật giáo. Bài viết có lẽ cũng đem đến một chút ngạc nhiên cho một số người đọc khi nhận thấy một vài thói tục xã hội có vẻ rất tự nhiện trong một nền văn hóa nào đó, nhưng lại tạo thành một vấn đề xa lạ, hoặc có thể khá gay gắt và khó giải quyết vì truyền thống tín ngưỡng, trong các nền văn hóa khác.

 

                                                                                                Hoang Phong, 11.04.08 

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

            Để đưa ra một thí dụ điển hình, xin trích dịch thật ngắn gọn một vài lời tuyên bố của  ông phó chủ tịch Marc Mayer của Hiệp hội Hoả táng Bỉ trong bài phỏng vấn ông đăng trên tờ báo “Transition” (Chuyển tiếp) do Tổng hội Hỏa táng Pháp phát hành, số 53, tháng giêng 2008.  

 

Hỏi : Trong vòng ba mươi năm, con số hỏa táng ở Bỉ tăng lên mười lần. Lý do nào đã đưa đến sự gia tăng nhanh chóng đó? 

Đáp : Nước Bỉ là một quốc gia nhỏ, các khuynh hướng triết học thường được nêu lên trong các cuộc tranh cải về chính trị […] Người Bỉ thường chọn cho mình một thế đứng trên một vị thế triết học, tất nhiên liên hệ đến một vị thế chính trị […]

Trên phương diện đạo đức, chúng tôi không bắt buộc phải chấp nhận một sự nhất quán đơn thuần. Khó có thể tưởng tượng một sự nhất quán khi mà những quan điểm triết học không chấp nhận một sự đồng nhất, thiếu tính cách khoan dung […]

Bắt đầu từ năm 1963, Cộng đồng Vatican 2 cho phép tín đồ được tự do chọn lựa cách tổ chức tang lễ, miễn là cách thức ấy không phải là một cách chống lại Nhà thờ Thiên chúa giáo. Điều này đã tạo ra một tầm ảnh hưởng không chối cải được […] Từ lúc đó, vấn đề tranh cải đòi quyền tự do ấn định việc xử dụng di hài của chính mình khi chết không còn là một sự xung đột giữa những người có khuynh hướng tự do và Nhà thờ nữa […] 

Hỏi : Nếu nhìn chung thì con số hỏa táng là 30% tại Bỉ, nhưng tại thủ đô Bruxelles con số này là 50%. Ông giải thích như thế nào về sự cách biệt đó ? 

Đáp : Các khẩu hiệu liên quan đến việc hỏa táng là sự vệ sinh và cách dành đất cho người sống trong các thành phố, khẩu hiệu đó ngày nay vẫn chưa lỗi thời. Cũng không phải là lỗi thời ý nghĩ cho rằng sự tưởng nhớ người chết nằm ở trong lòng người sống […] 

Hỏi : Hỏa táng ở Bỉ có phải chỉ được những người không lệ thuộc vào tín ngưỡng chọn lựa ? 

Đáp : Hỏa táng không còn là sự đấu tranh chống lại những áp đặt của Nhà thờ Thiên chúa giáo nữa. Sự chiến đấu ngày nay là phải đương đầu với bọn con buôn lợi dụng lãnh vực làm ăn này […] Ông cũng biết rằng hỏa táng bắt buộc phải triệt tiêu khói, quan tài phải bằng gỗ […]

Cuộc chiến đấu thật sự ngày nay là việc bảo vệ vị trí con người đứng giữa mọi tín ngưỡng. Và vị trí trung tâm đó vẫn có chỗ cho những người có khuynh hướng ưa chuộng quan điểm tự do, bất kể họ thuộc một một tín ngưỡng nào.

………

(Phỏng vấn do ký giả Gilles BRIDIER ghi chép) 

 

---o0o---

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

net tặng ngam loi duc phat day la ha u la ve long chinh nhị tuoi niêm bà nh bÓ tát chìa Buffet chay mùa Tết ở Sài Gòn thang lá ÿ nhưng Ä Ăn nhiều chất xơ để phòng tránh ung Cao mc Làm トO ngôn Buffet çš Lại bàn về danh hiệu Bồ tát Quan Đóa hoa Phật pháp Những nỗi sợ hãi cần vượt qua chùa trung khánh Giáo phật giáo làm gì khi chồng ngoại tình công khai và phân tích phẩm phương tiện b Lúc Daklak chùm là Šlễ húy kỵ tổ khai sơn tổ đình nghĩa khu chùa đại tuệ thé 浄土宗 仏壇 Nguyên e obermiller TP Hồ Chí Minh Tưởng niệm lần thứ 47 chùa diệu ấn hải vãn udumbara suy nghi ve the ky moi cua nguoi tu phat su that thu nhat tiep theo tru xu that hanh phuc khi duoc la con phat Quả